Bài Ca Ngất Ngưỡng của Nguyễn Công Trứ

Nguyễn Công Trứ là một cái tên không còn xa lạ với bạn đọc, bởi cá tính sống mạnh mẽ, độc lập rất phóng khoáng nhiều khi đến nỗi ” cô lập”, đó là một cách sống của ” tài tử” nhà nho tài ba, có chí lớn, nhưng không thời. Bài thơ đã góp phần nào nói lên cách sống ấy ” Ngất Ngưỡng”.

Phân tích bài thơ Ngất Ngưỡng:

Bài Ca Ngất Ngưỡng của Nguyễn Công Trứ-1

 

Nguyễn Công Trứ  là người làng Uỷ Viễn, huyện Nghi Xuân,Hà Tĩnh. Bài ca Ngất Ngưỡng thuộc thể loại hát nói được sáng tác vào năm 1848, sau khi ông cáo quan về sống một cuộc sống an nhàn nơi đất quê hương mình. Bài thơ là sự đúc kết chân lí sống thành một tầm cao mới hơn. Sau bao thời gian luân trải cuộc đời, về những năm tháng về sau, ông sống bằng một cách sống coi thường danh lợi, sống một cuộc sống an nhàn, thì ” Ngất Ngưỡng” như một cơn gió thổi mạnh vào vòng xoay danh lợi mà nhiều người vướng phải. Bằng lối viết khoa trương và có ý vị trào phúng tác giả đã làm nổi bật một cách sống ” dị nhưng không dị” giữa chốn trần gian phàm tục.

Mở đầu bài thơ là sự khẳng định của tác giả về quan niệm sống của đấng nam nhi.

“Vũ trụ nội mạc phi phận sự”. Đây là một câu nói thể hiện được nhà thơ luôn ý thức được vài trò và tài năng của mình, dường như quan niệm ấy được thể hiện xuyên suốt các bài thơ của ông  ” Vũ trụ giai ngô phận sự” ,”Vũ trụ chức phận nộ”. Tác giả luôn cho ta thấy một cách sống luôn biết vị trí của bản thân trong lòng trời đất, không ngại thể hiện tài năng bản lĩnh

Xem Thêm  Mua quà sinh nhật cho bé trai từ 10 đến 14 tuổi

“Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng

          Khi thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông

         Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng”

Nhà thơ tự xưng danh với nhiều vị trí khác nhau: thủ khoa, tham tán, tổng đốc đông.Nhờ vào tài năng mà ông đạt được những vị trí ấy, mà ông còn nên danh ở tài kinh bang tế thế

      “Lúc bình Tây, cờ đại tướng,

        Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên”

Nguyễn Công Trứ làm nên rạng danh như thế, nhưng có mấy ai ngờ được khi về sống một phần đợi còn lại ngạo nghễ chế giễu cuộc đời :

        “Đô môn giải tổ chi niên

            Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.

            Kìa núi nọ phau phau mây trắng

        Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi

        Gót tiên theo đủng đinh một đôi dì

        Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng”

Bởi sinh ra ông là một người theo lẽ sống, hết mình với cách sống, những câu thơ trên đã phần nào cho ta thấy ông không chấp nhận cách sống gò bó, mà gắn với ông là kiểu sống phóng túng . Câu thơ với sự giễu cợt bằng nụ cười của nhà thơ, phải chăng là cười cho sự chế nhạo của người đời vì cách sống kì dị của ông.

Xem Thêm  Song Hye Kyo là ai? Thông tin, tiểu sử Song Hye Kyo

“Được mất dương dương người thái thượng

Khen chê phơi phới ngọn đông phong”

Đối với Nguyễn Công Trứ một khi đã xa rời cuộc sống danh hoa phú quí, thì ông sẽ trở về với đúng lối sống ngạo nghễ của ông, ông xin bỏ ngoài tai những lời khen chê danh lợi thiệt hơn, nhờ vậy mà ông có một cuộc sống thanh cao vui vẻ. Lối sống lúc này đây chính là cái Ngất Ngưỡng mà người đời vừa cười nhạo vừa lại thầm mong ao ước .

“Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng

           Không Phật, không Tiên, không vướng tục.”

Câu thơ kết hợp từ cách ngắt nhịp hai kết hợp với lối diễn đạt trùng điệp tạo cho câu thơ mang âm hưởng chaamj rãi, qua đó cho đọc giả thấy được nhờ sự tự tin vào chính bản thân mình mà tạo nên cách sống như thế của ông.

“Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú

   Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo xơ chung

   Trong triều ai ngất ngưởng như ông!”

Toàn bài thơ tác giả tự khẳng định bản thân của mình, làm trọn đạo vua tôi. Điều này góp phần làm trọn vẹn quan niệm về đấng làm trai mà tác giả đã nêu ở đầu bài. Cách sống “Ngất Ngưỡng” của ông không phải là một sự tiêu cực mà là sự khẳng định bản thân, ung dung sống ở đời, một cách sống tài hoa tài tử nên có.

Xem Thêm  Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mới nhất

Con người Nguyễn Công Trứ thể hiện trong hình ảnh “ngất ngưỡng”: từng làm nên sự nghiệp lớn, tâm hồn tự do phóng khoáng, bản lĩnh sống mạnh, ít nhiều có sự phá cách về quan niệm sống, vượt qua khuôn sáo khắt khe của lễ giáo phong kiến.

Bài Liên Quan: