Hành lá là một loại rau gia vị được thường xuyên sử dụng trong các bữa ăn gia đình Việt. Cách trồng hành lá thì vô cùng dễ, không tốn nhiều chi phí nhưng hiệu quả và nắng suất mang lại khi thu hoạch là rất cao. Và giờ bạn hãy cùng với Wiki Cách Làm tìm hiểu cách trồng hành lá tại nhà dưới đây để có hành lá ăn quanh năm nhé.
Contents
- 1 Hướng dẫn cách trồng hành lá tại nhà
- 1.1 Cách 1: Trồng hành lá trong thùng xốp, xô, chậu
- 1.2 Cách 2: Trồng hành lá trong chai nhựa
- 1.3 Cách 3: Trồng hành lá bằng thủy canh
- 1.4
- 1.5 Cách 4: cách trồng hành lá ngoài đất
- 1.6 Thời vụ
- 1.7 Chọn giống
- 1.8 Làm đất trồng
- 1.9 Gieo hạt và cách trồng cây hành lá
- 1.10 Phân bón
- 1.11 Chăm sóc
- 1.12 Thu hoạch
- 1.13 Phòng trừ sâu hại
- 1.14 Tác dụng của hành lá
Hướng dẫn cách trồng hành lá tại nhà
Hành lá là loại cây gần như không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người Việt. Hành có độ ngọt, mùi thơm sẽ làm tăng thêm phần hấp dẫn cho các món ăn. Vì thế việc trồng hành ngay tại nhà được rất nhiều người áp dụng, tiện lợi, ít tốn thời gian và đặc biệt được những cây hành lá ngon, sạch.
Cách 1: Trồng hành lá trong thùng xốp, xô, chậu
Chuẩn bị:
- Đất có nhiều mùn, thoát nước tốt
- Phần rễ hành lá
- Chậu, thùng xốp có lỗ thoát nước ở phần đáy
Các bước tiến hành:
Bước 1: Bạn có thể tận dụng thùng xốp, xô chậu không dùng đến trong nhà, đổ đất rồi vùi nhũng củ hành vào đất xuống độ sâu khoảng 2cm hoặc cho phần đầu nhú lên khoảng 2-3cm.
Bước 2: Tưới nước mỗi ngày để tạo độ ẩm cho cây phát triển và nhổ sạch cỏ để cây có thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.
Bước 3: Trong khoảng 20-25 ngày là bạn đã có hành lá sử dụng rồi đó.
Bước 4: Tiếp tục bón phần và tưới nước cho cây để bạn có thể thu hoạch cho lứa tiếp theo.
Cách 2: Trồng hành lá trong chai nhựa
Chuẩn bị:
- Chai nhựa lớn
- Đất có nhiều mùn, thoát nước tốt
- Củ hành
- Dao
Các bước thực hiện:
Bước 1: Bạn tận dụng những chai nhựa 5 lít để đục lỗ. Tùy từng loại hành mà bạn đục lỗ sao cho hành khi trồng không bị rơi ra ngoài. Dùng dao nhọn đầu để đục các lỗ.
Bước 2: Đổ đất vào trong chai, lần lượt xếp hành vào sao cho phần rễ hướng vào trong và ngọn hướng ra ngoài. Cứ lần lượt bạn xếp củ – đất như vậy cho đến khi đầy chai.
Bước 3: Sau khi trồng bạn tiến hành tưới nước cho hành, đặt chúng ở nơi có ánh sáng nhẹ. Sau khoảng 20 ngày bạn đã có lứa hành lá xanh tốt, xum xuê, ăn không hết rồi đó.
Cách 3: Trồng hành lá bằng thủy canh
Chuẩn bị:
- Cốc thủy tinh
- Hành lá
- Nước
- Dao
Các bước thực hiện:
Khoảng tầm 1 tuần cây hành sẽ bắt đầu ra chồi, mọc thành nhiều ngọn xanh. Sau 2 tuần bạn sẽ có thể hoạch được những cây hành xanh tươi.
Bước 1: Bạn chọn những cây hành lá thân xanh, khỏe mạnh và gốc trắng dài từ 2-7cm.
Bước 2: Cắt phần lá xanh đem rửa sạch và nấu ăn như bình thường. Rừa sạch cốc thủy tình và cho phần gốc vào cốc. Phần thân trắng sẽ cho vào trong nước. Chú ý là cho ngập toàn bộ phần rẽ hành. Đặt chúng nơi có ánh sáng vừa đủ.
Bước 3: Cứ 2 ngày bạn tiến hành thay nước 1 lần, sau 7 ngày thì hành lá bắt đầu mọc những ngọn xanh.
Sau 14 ngày là cây đã bắt đầu cho thu hoạch, lúc này bạn tiến hành cắt lấy phần lá xanh, tiếp tục nuôi rễ phía dưới để có hành ngon. Sau 3 lần cắt lá, bạn nên bổ sung một ít phân hữu cơ hòa tan để hành có thêm dưỡng chất phát triển.
Cách 4: cách trồng hành lá ngoài đất
Hành lá là cây có thân cỏ, lá hành có màu xanh, hình ống rỗng ruột, có mùi vị đặc biệt chính vì điều đó mà hành lá luôn được dùng trong các bữa cơm để tăng thêm phần hấp dẫn. Mỗi cây thường có 6 – 7 lá, mỗi lá dài khoảng 40 – 50 cm. Hoa hành mọc chính giữa thân, cuống hoa cao khoảng 40cm hình trụ cứng. Hoa hành hình tròn.
Thời vụ
Hành lá có thể trồng quanh năm, nhưng để đạt được năng suất cao thì trồng vào mùa nắng sẽ được cao hơn mùa mưa. Thời gian để hành lá sinh trưởng là tầm khoảng 40-50 ngày.
Chọn giống
Trên thị trường hiện nay thì có 2 giống hành lá chính là giống hành gốc tím và giống hành gốc trắng. Hành gốc tím đang là loại giống được người nông dân trồng nhiều vì nó cho năng suất cao, ít sâu bệnh,…
Làm đất trồng
Hành lá là cây rất ưa đất nhiều mùn, tơi xốp, dễ thoát nước, ít chua (pH thích hợp 6-6,5), nếu thấp hơn 5,0 cần bón thêm vôi và tro bếp. Đất được cày, phơi ải, bừa kỹ cho tơi, nhổ sạch cỏ dại, lên luống cao 20-30cm hình mui luyện cho dễ thoát nước, chân luống rộng 1m, rãnh luống rộng 30cm (tùy theo mùa vụ: mùa mưa luống cao, mùa nắng luống thấp).
Gieo hạt và cách trồng cây hành lá
Cho hạt vào nước ấm với tỉ lệ 3 sôi : 2 lạnh ngâm trong khoảng 8 giờ đồng hồ sau đó vớt lên rửa sạch và để ráo. Sau đó ủ trong khăn ẩm hoặc thùng kín trong 1-2 ngày khi thấy hạt nứt thì đem đi gieo.
Gieo hạt xuống đất đã được chuẩn bị, tưới nước giữ độ ẩm cho hạt, phủ một lớp trấu lên bên trên sau đó tiếp tục tưới ẩm rồi phủ một lớp rơm rạ lên. Khoảng 4 ngày sau cây đã bắt đầu nhú lên thì bỏ lớp rơm rạ ra và tưới nước giữ ẩm hằng ngày.
Trồng cây với khoảng cách hàng là 15cm, các cây cách nhau 15cm và trên cùng một luống nên chọn những cây đều nhau để việc chăm sóc sẽ thuận lợi hơn. Tùy vào mùa vụ và thời tiết mà các bạn nên chia khoảng cách cây một cách hợp lý, lưu ý mùa nắng nên trồng dày hơn mùa mưa.
Phân bón
Khi bón phân cần phải phụ thuộc vào nhu cầu của giống cây đó, độ phì nhiêu của đất để có thể bón hợp lý để cây phát triển tốt. Bón phân đầu tiên khi trồng hành sau 7 ngày, tiếp theo cứ 7 ngày kế là bón tiếp trong khoảng 4-5 vụ.
+ Lần 1 (7 NST): 4,5 kg urea
+ Lần 2 (14 NST): 14 kg DAP + 1,5 kg KCl
+ Lần 3 (21 NST): 19 kg NPK 16-16-8 + 1,5 kg KCl
+ Lần 4 (28 NST): 17 kg DAP + 2,5 kg KCl
+ Lần 5 (nếu có, 35 NST): 4,5 kg urea
Ngừng bón phân trước khi thu hoạch 10 ngày vì như thế mới đảm bảo được chất lượng của cây.
Chăm sóc
Thường xuyên kiểm ra nhổ sạch cỏ dại, không để hút chất dinh dưỡng của cây.
Tưới và giữ ẩm cho cây để phát triển tốt, năng suất cao.
Loại bỏ các lá bị già, sâu bệnh gây hại để tránh tình trạng lây nhiễm.
Có thể trồng xen kẽ các loại rau nhu ngò rí, cải xanh, xà lách để tăng thêm thu nhập.
Thu hoạch
Tiến hành thu hoạch khi cây đã trưởng thành sau 45-50 ngày. Nhổ toàn bộ cây cả rễ, lọc và chọn các cây to, lớn còn cây nhỏ chừa lại để tiếp tục trồng cho mùa vụ sau. Cần đảm bảo an toàn cho người dùng khi đem ra thị trường tiêu thụ.
Phòng trừ sâu hại
Những bệnh thường gặp ở cây hành lá: Bệnh cháy đầu lá hành, bệnh đốm tím, bệnh thán thư, rã bẹ,…Khi đó bạn sử dụng các loại thuốc trừ sâu gây hại như Autracol, Dithan, Anvinl, Riclomil, Ralidacin.
Cần sử dụng thuốc đúng chuẩn, đúng thời điểm và đúng bệnh, ưu tiên sử dụng các thuốc vi sinh, điều hòa sinh trưởng. Khi thấy sâu hại thì bạn bắt đầu phun thuốc, thời gian phun thuốc cách tầm 7-8 ngày.
Những đối tượng gây hại chính trên cây:
- Sâu xanh: Thường xuất hiện rất sớm và gây hại đến cuối mùa.
- Dòi đục lá: Thường xuất hiện khoảng 15 ngày sau khi trồng.
- Sâu ăn tạp: Loại sâu này phá hoại bằng cách cắn ngang bẹ lá, phá nõn, làm cho cây hạn chế sinh trưởng còi cọc.
Thường xuyên kiểm tra vườn để bắt sâu non, loại bỏ ổ trứng, kết hợp làm cỏ bón phân, phun thuốc khi trời mát ( tránh trời mưa ).
Tác dụng của hành lá
Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Hành lá là cây có rất nhiều chất xơ giúp bạn tiêu hóa tốt hơn. Có thể bỏ cào canh, đồ kho để tăng thêm phần đậm đà cho món mà hành lá đem lại.
Tăng cường hệ miễn dịch: Trong hành lá có chứa rất nhiều vitamin A và vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi các chứng bệnh.
Giúp xương chắc khỏe: Vì trong hành lá có giàu vitamin C, K và các chất dinh dưỡng khác để giúp xương chắc khỏe thêm. Bạn nên ăn hành lá thường xuyên vì hành lá rất tốt cho cơ thể.
Kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa bện tiểu đường: Chất lưu huỳnh có trong hành lá giúp giảm lượng đường có trong máu, do đó ngăn chặn được các bệnh về tiểu đường.
Bổ mắt: Vitamin A và carotenoid giữ cho đôi mắt bạn luôn khỏe mạnh, sáng ngời, tránh các bệnh nguy hiểm.
Tim mạch: Trong hành lá vitamin C, và các chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Ngăn ngừa ung thư: Do chất flavonoid ( Vitamin P ) có trong hành lá còn giúp ngăn ngừa một số loại ung thư.
Giảm ung thu buồng trứng ở phụ nữ: Chất kaempferol có trong hành lá giúp giảm rủi ro liên quan tới ung thư buồng trứng ở phụ nữ ít nhất là 40%.
Giảm cân: Hành lá là thực phẩm giàu dinh dưỡng với nhiều vitamin và các dưỡng chất nhưng lại chứa rất ít hàm lượng calo vì thế việc có tác dụng giảm cân là rất tuyệt.
Chống viêm: Hành lá được chứng mình là có khả năng kháng khuẩn và kháng virus rất hiệu quả nên ăn niều sẽ rất có lợi cho việc chống viêm.
Hi vọng với 4 cách trồng hành lá tại nhà trên bạn đã có thêm cho mình kinh nghiệm hay để luôn có thực phẩm sạch để dùng nhé. Hãy nhanh tay trồng cho mình vườn cây hành lá thật bổ dưỡng và lại đảm bảo an toàn vệ sinh. Không những giúp bữa cơm thêm phần ngon miệng mà còn có rất nhiều tác dụng chữa bệnh, đem đến cho bạn một cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy sức sống. Ngoài ra Wiki Cách Làm còn rất nhiều cách trồng các loại cây khác, hãy cùng tìm hiểu để biết thêm nhé! Chúc bạn thành công!