Cách chăm sóc khi bé bị khô da nẻ má vào muà đông

Thời tiết hanh khô khiến làn da của bé càng rở nên mỏng manh và nhạy cảm, rất dễ gặp phải các triệu chứng nứt nẻ da, dị ứng dẫn đến đau rát. Do thời tiết khô hanh nên các ông bố bà mẹ hay bôi kem dưỡng da cho trẻ nhưng không đúng cách. Tuy nhiên, với một vài bí quyết dưới đây mẹ có thể chăm sóc làn da của bé hiệu quả hạn chế tình trạng trên.

Cách chăm sóc khi bé bị khô da nẻ má vào muà đông-1

Nguyên nhân dẫn đến chứng nẻ da ở bé.

Trẻ em tuy có đầy đủ các cơ quan như người lớn nhưng hoàn toàn không phải là một người lớn thu nhỏ. Các cơ quan trong cơ thể bé còn rất non nớt và dễ bị tổn thương. Đặc biệt, vùng da của trẻ chưa có lớp bã nhờn, đây là điểm khác biệt rất quan trọng so với da của người lớn. Chính các đặc điểm trên làm cho da bé dễ bị ảnh hưởng bởi không khí lạnh và khô hơn người lớn. Các bé sẽ nhanh chóng bị khô da và môi ngay khi trời chuyển lạnh. Đặc biệt là vào mùa đông , các bé thường bị nẻ má và môi.

Cách chăm sóc khi bé bị khô da nẻ má vào muà đông-2

Khi môi nứt nẻ, thậm chí rỉ máu, bé sẽ đau đớn và khó chịu, điều này làm bé giảm bú vì khó bú. Nếu không chăm sóc kỹ, vết nứt sẽ lâu lành và bé có thể bị sụt cân. Không riêng gì môi, những bé dùng tã, trong giai đoạn này cũng rất dễ bị hăm tã. Vết hăm có thể ăn sâu vào da khiến bé luôn bứt rứt và không ngủ ngon được. Nứt da ở trẻ chính là hiện tượng da khô đã bị viêm. Hiện tượng này thường là do gió, ma sát từ quần áo, nước dãi chảy nhiều trên cằm, chảy nước mũi hay do dùng tã ẩm.

Xem Thêm  Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm xoang ở trẻ em

Cách chăm sóc khi bé bị khô da nẻ má vào muà đông-3

Thói quen tắm lâu cho bé, tắm cho bé bằng nước quá nóng, lạm dụng điều hòa hay quạt sưởi, thậm chí thói quen uống ít nước, rửa mặt cho bé bằng nước quá nóng, không lau sạch miệng sau khi bé ăn cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng nẻ môi, nẻ da,da khô ráp ở bé.

Da của bé yêu vẫn có thể bị nổi mụn ban vào mùa đông. Điều này xảy ra khi bé mặc quá ấm hoặc bé ngồi lâu trong không gian chật hẹp, thiếu sự tuần hoàn không khí.

Cách phòng tránh da khô nẻ cho bé

Để phòng tránh bé bị khô da, bạn nên lưu ý một số điều sau:

Bố mẹ cần rút ngắn thời gian tắm cho bé bởi nếu tắm quá lâu, da bé sẽ mất nước, khô ráp vì lớp dầu tự nhiên trên da bị trôi mất.

Không dùng nước quá nóng để tắm cho bé. Với tình trạng nước máy chứa nhiều clo, mẹ nên dùng nước đun sôi để nguội pha với nước nóng để tắm cho con. Ngoài ra cũng nên dùng những loại dầu gội, sữa tắm có nguồn gốc từ thiên nhiên. Hai trong số những sản phẩm dưỡng da rất tốt đó là mật ong và dầu dừa.

Cách chăm sóc khi bé bị khô da nẻ má vào muà đông-4

Dùng kem dưỡng ẩm cho bé: Chọn các loại kem có nguồn gốc thiên nhiên để sử dụng, có tác dụng giữ nước cho da mà vẫn cho phép da “thở” được.

Xem Thêm  Cách làm mặt nạ hoa quả dưỡng da

Cách chăm sóc khi bé bị khô da nẻ má vào muà đông-5

Vì hay bị chảy nước dãi nên đôi môi của bé rất dễ bị tổn thương dưới thời tiết lạnh và khô. Cha mẹ hãy bôi một lớp mỏng kem dưỡng môi để tạo một lớp màng chắn ngăn các yếu tố làm cho đôi môi bé nứt nẻ.

Cách chăm sóc khi bé bị khô da nẻ má vào muà đông-6

Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột: Bạn không nên để nhiệt độ trong phòng bé quá khác biệt với nhiệt độ thực tế ngoài trời (tránh để điều hòa nóng hoặc lò sưởi trong phòng bé ở nhiệt độ cao). Điều này sẽ khiến da bé bị khô do mất nước và bé có thể bị sốc khi ra ngoài đột ngột. Nếu có việc phải đưa bé ra ngoài, bạn nên tắt các thiết bị sưởi trong phòng bé trước đó khoảng 15-20 phút để cơ thể bé quen dần với nhiệt độ môi trường.

Các mẹ nên mặc cho bé quần áo bằng cotton thoáng, hút mồ hôi, ấm mà không quá nóng. Khi ở trong môi trường nóng ấm rồi thì nên cởi bớt quần áo ra để bé cảm thấy thoải mái, không toát mồ hôi.Chú ý giữ ấm cho vùng tay chân hoặc vùng mặt bé khi ra ngoài: Gió lạnh là kẻ thù làm khô da bé nhanh nhất.

Cách chăm sóc khi bé bị khô da nẻ má vào muà đông-7

Cho bé uống đủ nước. Cho bé ăn hoặc uống những loại hoa quả giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, táo… sẽ rất tốt cho làn da của bé trong mùa khô hanh.

Cách chăm sóc khi bé bị khô da nẻ má vào muà đông-8

Thỉnh thoảng các mẹ có thể rửa mặt hay tắm cho con bằng nước muối nhưng nên pha thật loãng. Nước muối giúp giữ nước cho da, làm da đỡ khô nhưng không được lạm dụng nếu không sẽ phản tác dụng.

Xem Thêm  Những biểu hiện cho biết bé đang thiếu vitamin A

Để phòng ngừa hăm tã, các bà mẹ nên nhớ dùng thuốc mỡ ngừa hăm bôi lên khắp vùng quấn tã và nhớ bôi thường xuyên trong mỗi lần thay tã. Ngoài ra, sau khoảng 4 tiếng nên thay tã cho bé 1 lần. Nếu bé bị hăm ở các nếp gấp như nách, cổ, kẽ tay chân, bạn cũng có thể dùng thuốc mỡ để điều trị.

Cách chăm sóc khi bé bị khô da nẻ má vào muà đông-9

Dấu hiệu cần đưa bé đi khám ngay

Da bé bị khô, ngứa kèm theo những mảng đỏ. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo chứng chàm bội nhiễm ở bé. Một vài trường hợp chứng khô da ở bé có thể chuyển thành bệnh vảy cá. Chứng bệnh này được biểu hiện bằng những lớp vảy được xếp trên da bé. Hoặc da bé bị chảy mù vàng, có dấu hiệu sưng phù hoặc nứt nẻ quá mức thì cần đưa trẻ đi khám ngay.

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn về cách chăm sóc da mặt cho bé trong những ngày lạnh khiến da bé bị khô, nứt nẻ dễ xảy ra, đồng thời chỉ dẫn chi tiết cách trị nẻ cho bé. Chúc các mẹ áp dụng cho bé yêu nhà mình thành công.

Bài Liên Quan: