Bệnh cao huyết áp với phụ nữ có thai

Đối với phụ nữ có sức khoẻ bình thường khi mang thai huyết áp thường tăng nhẹ vào thời gian nửa sau thai kỳ, không kèm theo các dấu hiệu bệnh lý khác  và khỏi hoàn toàn khi hết thời kỳ hậu sản.  Nếu phụ nữ bị bệnh cao huyết áp trước khi có thai thì thường ảnh hưởng rất nhiều đến việc sinh con, tuy nhiên nếu biết cách kiểm soát huyết áp tốt thì đều có thể mang thai và sinh nở bình thường. Những phụ nữ bị tăng huyết áp trước khi mang thai cần khám xét kỹ lưỡng để loại trừ những nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát như bệnh lý thận, nội tiết, đánh giá hiệu quả điều trị huyết áp và chỉnh liều thuốc để đạt hiệu quả hạ áp tối ưu. Sau đây là một số thông tin chi tiết về bệnh cao huyết áp vớ phụ nữ có thai, các bạn hãy cùng tìm hiểu nhé!

Bệnh cao huyết áp với phụ nữ có thai

1.Nguyên nhân gây ra cao huyết áp ở phụ nữ mang thai

Do nhiều lí do như tuổi của người phụ nữ mang thai quá cao (trên 35 tuổi), trong dòng họ có người bị bệnh cao huyết áp; chế độ dinh dưỡng lúc mang thai chưa tốt, kèm theo đó là chứng thiếu máu trầm trọng; thai sinh đôi; thai phụ có nước ối quá nhiều; thời tiết thay đổi đột ngột,…

2.Các biểu hiện của chứng tăng huyết áp

Xem Thêm  Những vitamin cần thiết cho phụ nữ

Muốn biết chính xác số đo huyết áp phải sử dụng máy đo huyết áp, tuy nhiên thai phụ có thể nhận biết qua một số dấu hiệu như: cảm giác căng thẳng, khó chịu, nhức đầu, thấy ù ù trong tai, hoa mắt, chóng mặt, nếu nhìn thấy mờ đi thì bệnh đã nặng cần phải nghĩ ngay đến cao huyết áp do nhiễm độc thai nghén. Bệnh thường xảy ra sau tuần mang thai thứ 24.

Bệnh cao huyết áp với phụ nữ có thai-1

3.Ảnh hưởng của chứng tăng huyết áp

Đối với thai phụ: Dẫn đến bệnh tim, suy tim, cản trở chức năng cầm máu, chức năng của thận cũng bị suy giảm dẫn đến hiện tượng chảy máu não, gan tạng bị tổn thương, tiểu cầu cạn kiệt, máu không đông… Ảnh hưởng lớn nhất là việc tác động của nó lên hệ tim mạch dẫn đến hiện tượng tiền sản giật và tăng nguy cơ tử vong cao.

Về phía thai nhi: Bệnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi: thai có thể bị chết lưu trong tử cung, bị ngạt thở và chết do thiếu máu cục bộ hoặc đẻ thiếu tháng…

4.Lưu ý với thuốc cao huyết áp ở phụ nữ mang thai

Bệnh cao huyết áp với phụ nữ có thai-2

Các loại thuốc cao huyết áp sau đây là những thuốc được ưu tiên chọn lựa hàng đầu trong điều trị cao huyết áp ở phụ nữ mang thai, do những thuốc này có tính an toàn, không gây những tác hại cho thai nhi và thai phụ:

Xem Thêm  Cách dạy trẻ 5 tuổi học chữ cái tại nhà

 -Methyldopa (aldomet): thuốc cao huyết áp tác động trên hệ thần kinh trung ương; được chỉ định điều trị cao huyết áp và cao huyết áp ở thai phụ. Thuốc thường ở dạng viên với hàm lượng 250mg hoặc 500mg.

– Labetalol (trandate): thuốc cao huyết áp chẹn đồng thời ức chế thụ thể ở mạch ngoại vi, làm giảm sức cản ngoại vi gây hạ huyết áp.Thuốc dùng an toàn cho thai phụ. Thuốc có thể trình bày ở dạng viên thường với hàm lượng 100mg hoặc 200mg hay ở dạng thuốc tiêm.

– Hydralazin (Apresolin): thuốc giãn mạch và giảm sức cản ngoại vi nên có tác dụng hạ huyết áp. Thường dùng dưới dạng thuốc tiêm qua đường tĩnh mạch trong điều trị cao huyết áp cấp ở thai phụ.

Loại không được sử dụng trong điều trị cao huyết áp ở phụ nữ mang thai: (do các thuốc này khi vào cơ thể sẽ vượt qua nhau thai gây tác hại cho thai nhi như: hạ huyết áp, vô niệu, suy thận… và nghiêm trọng hơn là gây ra dị dạng, quái thai, thậm chí thai nhi tử vong):

– Nhóm thuốc ức chế men chuyển (ACE) như: captopril, enalapril…

– Nhóm thuốc đối kháng canxi như: nifedipin, amlodipin…

– Nhóm thuốc chẹn như: atenolol, propanolol…

– Nhóm thuốc đối kháng thụ thể angiotensin như: losartan, ibersartan…

– Nhóm thuốc lợi tiểu như: furosemid, hydrochlorothiazid…

Bệnh cao huyết áp với phụ nữ có thai-3

Wikicachlam

Bài Liên Quan: