Bệnh quai bị ở trẻ và những biến chứng?

Quai bị là bệnh lành tính nhưng lại là bệnh truyền nhiễm rất hay gặp ở trẻ em, bệnh tuy đã có vaccine phòng chống bệnh tuy nhiên vẫn chưa có thuốc điều trị hiệu quả. Do quai bị có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm nên các mẹ cần chú ý đến những triệu chứng biểu hiện bệnh để có thể chữa trị cho bé kịp thời nhé.

Bệnh quai bị ở trẻ và những biến chứng?-1

Bệnh quai bị ở trẻ và những biến chứng?

1/ Tìm hiểu về bệnh quai bị: 

Bệnh quai bị do virus paramyxovirus gây nên. Bệnh quai bị còn được gọi là bệnh viêm tuyến mang tai dịch tễ hay viêm tuyến mang tai do virus quai bị, là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây trực tiếp bằng đường hô hấp, hay gây thành dịch trong trẻ em, thanh thiếu niên do virus quai bị gây nên.

Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi. Biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất là viêm tuyến nước bọt mang tai không hóa mủ. Bệnh được xác định là lành tính nhưng có khả năng gây biến chứng viêm tinh hoàn ở nam giới hoặc viêm buồng trứng ở nữ giới và có thể dẫn đến vô sinh, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống. Ngoài ra, các tuyến nước bọt khác, tụy và hệ thần kinh trung ương cũng có thể bị tổn thương.

Tuy nhiên, bệnh quai bị có khả năng truyền nhiễm cao, thường xẩy ra vào mùa đông – xuân, lây trực tiếp khi gần bệnh nhân nói, ho hoặc hắt hơi.

Xem Thêm  Cách để giúp bạn thoát khỏi gàu

Bệnh quai bị ở trẻ và những biến chứng?-2

2/ Biến chứng nguy hiểm:

Mặc dù tỷ lệ tử vong do bệnh rất thấp nhưng quai bị có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm:

Viêm não – màng não: Đây là biến chứng thường gặp ở trẻ em, chiếm tỷ lệ 25%, với các triệu chứng sốt cao, nhức đầu, ói mửa, đôi khi có co giật, một số trường hợp có biểu hiện liệt giống sốt bại liệt. Tuy nhiên, diễn tiến của viêm não – màng não quai bị thường ít để lại di chứng.

Viêm tinh hoàn: Có khoảng 20 – 30% các trường hợp gặp ở trẻ em trai trong tuổi dậy thì. Viêm tinh hoàn xuất hiện trong khoảng 7 – 10 ngày sau khi sưng tuyến mang tai. Phần lớn viêm tinh hoàn chỉ xảy ra ở một bên với biểu hiện sốt cao, lạnh run, nôn ói, đau bụng, tinh hoàn sưng to và đau nhức. Bệnh nhân đau tinh hoàn sắp sưng, sau đó tinh hoàn sưng to gấp 3 – 4 lần bình thường. Thường thì sưng 1 bên, cũng có thể sưng 2 bên. Tình trạng này kéo dài khoảng 3 – 7 ngày thì giảm bớt. Tỉ lệ teo tinh hoàn do quai bị là 30 – 40%. Nếu bị teo tinh hoàn 2 bên thì khả năng vô sinh rất cao.

Viêm buồng trứng ở em gái dậy thì: Gây đau bụng, rong kinh và thường khó phát hiện hơn viêm tinh hoàn ở nam, chiếm 7% các trường hợp mắc bệnh ở tuổi sau dậy thì (hiếm khi vô sinh). Nếu nhiễm bệnh ở phụ nữ có thai 3 tháng đầu có khả năng gây dị dạng thai, sảy thai. Nếu mắc bệnh vào 3 tháng cuối có thể tăng nguy cơ thai chết lưu hoặc đẻ non.

Xem Thêm  Danh sách các địa chỉ cung cấp dịch vụ xét nghiệm HIV

Bệnh tuy lành tính nhưng biến chứng thì nguy hiểm khôn lường, mẹ nên chú ý kỹ để bảo vệ và chăm sóc trẻ nhé. Chúc các bé luôn khoẻ mạnh!

Bài Liên Quan: