Bạch cầu miễn dịch – Sinh học Lớp 8

Chào mừng các bạn đã quay lại với chuyên mục học tập của WIKI, trong phần này chúng tôi sẽ tổng hợp nội dung về môn sinh học lớp 8 với chuyên đề: Bạch cầu miễn dịch.

Bạch cầu miễn dịch:

I. Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu

-Khái niệm: Bạch cầu, hay bạch huyết cầu (nghĩa là “tế bào máu trắng”, còn được gọi là tế bào miễn dịch), là một thành phần của máu. Chúng giúp cho cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm và các vật thể lạ trong máu.

-Bạch cầu trong suốt, kích thước khá lớn, có nhân. Ngoại trừ máu, chúng được tìm thấy với số lượng lớn trong các hạch, mạch bạch huyết , lách  và các mô khác trong cơ thể.

Bạch cầu miễn dịch – Sinh học Lớp 8-1

-Các cấu trúc của bạch cầu:

  • Kháng nguyên: Kháng nguyên là phân tử kích thích đáp ứng miễn dịch của cơ thể, đặc biệt là sản xuất kháng thể
  • Kháng thể: Kháng thể là các phân tử immunoglobulin , do các tế bào lympho B  cũng như các tương bào  (Plasma – biệt hóa từ lympho B) tiết ra để hệ miễn dịch nhận biết và vô hiệu hóa các tác nhân lạ

*  Kháng nguyên và kháng thể làm việc theo nguyên tắc chìa khóa và ổ khóa

-Các chức năng của bạch cầu: phản ứng kháng viêm và phản ứng miễn dịch

  • Phản ứng kháng viêm

Bạch cầu miễn dịch – Sinh học Lớp 8-2

  • Phản ứng miễn dịch

Bạch cầu miễn dịch – Sinh học Lớp 8-3

 

II.Miễn dịch

Bạch cầu miễn dịch – Sinh học Lớp 8-4

-Khái niệm: Miễn dịch (hay miễn nhiễm) là tập hợp tất cả các cơ chế sinh học giúp cho một cơ thể đa bào  giữ được sự liên kết giữa các tế bào  và các mô, đảm bảo sự toàn vẹn của cơ thể bằng cách loại bỏ những thành phần bị hư hỏng cũng như các chất và sinh vật xâm hại.

Xem Thêm  Mẫu giấy ủy quyền 2019 cho cá nhân, doanh nghiệp

-Chức năng bảo vệ cơ thể bao gồm hai loại cơ chế miễn dịch, lần lượt xuất hiện trong quá trình tiến hóa  của các loài và liên hệ chặt chẽ với nhau ở các động vật bậc cao

  • Miễn dịch tự nhiên (hay miễn dịch không đặc hiệu), đáp ứng tức thì.
  • Miễn dịch thu được
  • (miễn dịch đặc hiệu), đáp ứng sau vài ngày với đặc điểm là khả năng “ghi nhớ”.

-Ở cấp độ phân tử  cả hai cơ chế đều có khả năng phân biệt (“nhận diện”) các thành phần của cơ thể, tức cái “ta” với tất cả những phân tử khác gọi chung là cái “không ta”.

Bài Liên Quan: