Vận chuyển các chất qua màng sinh chất

Việc trao đổi chất được diễn ra thường xuyên. Sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất (ra và vào) được thực hiện theo 3 phương thức: thụ động, chủ động (tích cực), xuất nhập bào. Sau đây WIKI sẽ tổng hợp một số thông tin về vấn đề này:

Vận chuyển các chất qua màng sinh chất

I. Vận chuyển chủ động

– Là việc vận chuyển các chất từ nơi có nông độ thấp đến nơi có nồng độ cao, phải tiêu tốn năng lượng.

– Năng lượng để vận chuyển các chất trên các màng tế bào  có chứa các bơm đó là ATP.

Vận chuyển các chất qua màng sinh chất-1

Vận chuyển các chất qua màng sinh chất-2

II. Vận chuyển thụ động

Vận chuyển các chất qua màng sinh chất-3

– Là cách thức vận chuyển các chất mà không phải tiêu hao nhiều năng lượng.

– Việc khuếch tán các chất từ nồng độ cao xuống nơi có nồng độ thấp theo 2 cách:

  • Khuếch tán thông qua màng photpholipit kép.
  • Khuếch tán thông qua  protein xuyên màng.

– Việc khuếch tán phụ thuộc vào mức độ chênh lệch giữa nồng độ bên trong và bên ngoài, tính chất của chất khuếch tán.

– Các tính chất của các chất khuếch tán khác nhau nên việc đưa vào tế bào theo những cách khác nhau:

  • Các chất không phân cực và có kích thước nhỏ như O2, CO2… khuếch tán trực tiếp qua lớp phôtpholipit kép.
  • Các chất phân cực, ion hoặc các chất có kích thước lớn như glucôzơ khuếch tán qua màng nhờ các kênh prôtêin xuyên màng.
  • Nước qua màng nhờ kênh aquaporin.
Xem Thêm  Cách phân biệt giày Nike thật và giả

Vận chuyển các chất qua màng sinh chất-4

Các loại môi trường bên ngoài tế bào

  • Môi trường ưu trương:

Là môi trường mà nồng độ chất tan lớn hơn so với môi trường nội bào. Nếu một tế bào sống được đặt trong môi trường ưu trương so với nó thì sẽ xảy ra hiện tượng co nguyên sinh – nước từ trong tế bào sẽ đi ra ngoài làm cho tế bào bị co (thu nhỏ lại) và nếu co quá nhiều sẽ làm tế bào chết.

Vận chuyển các chất qua màng sinh chất-5

  • Môi trường nhược trương

Môi trường đối ngược với ưu trương là môi trường nhược  trương – khi cho vào môi trường này nước từ ngoài sẽ vào tế bào làm tế bào căng cứng lên và nếu sự chênh lệch quá cao sẽ làm tế bào vỡ – hiện tượng tiêu huyết, và môi trường trung gian là đẳng trương .Môi trường đẳng trương mà nồng độ hòa tan bằng với môi trường nội bào.

  • Môi trường đẳng trương

Đẳng trương  là nồng độ chất tan bằng với nồng độ  môi trường . Khi đó, nồng độ các chất khuếch tán ra vào tế bào là như nhau.

III. Nhập bào và xuất bào

1. Nhập bào :

– Nhập bào là phương thức đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách làm biến dạng màng sinh chất.

– Nhập bào gồm 2 loại :

  • Thực bào

+ Khái niệm: thực bào là phương thức của tế bào động vật dung để “ăn” các tế bào vi khuẩn, các mảnh vỡ tế bào cũng như các hợp chất có kích thước lớn.
+ Cơ chế hoạt động: Màng tế bào lõm vào để bao bọc lấy đối tượng. Nuốt hẳn đối tượng vào bên trong tế bào. Đối tượng được bao bọc bởi một lớp màng riêng thì lien kết với lizoxom và bị enzim phân hủy.

  • Ẩm bào
Xem Thêm  Cách khử mùi đồ ăn trên dụng cụ làm bếp

– Khái niệm: là quá trình vận chuyển các giọt nhỏ dịch ngoại bào vào trong tế bào.
– Quá trình ẩm bào: màng sinh chất lõm vào bao bọc lấy giọt dịch rồi đưa vào tế bào.

2. Xuất bào:

– Xuất bào là phương thức tế bào đưa các chất ra ngoài theo cách ngược với quá trình nhập bào.

– Quá trình xuất bào:

  • Hình thành bóng xuất bào chứa chất thải.
  • Các bóng liên kết với màng -> màng biến đổi bài xuất chất thải ra ngoài màng tế bào.

Vận chuyển các chất qua màng sinh chất-6

Bài Liên Quan: