Whitmore là bệnh gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Thời gian gần đây xuất hiện một căn bệnh khá nguy hiểm trong con người, đó là chính bệnh Whitmore hay còn gọi là vi khuẩn ăn thịt người. Bệnh này khá nguy hiểm, truyền nhiễm cấp tính do tiếp xúc với vi khuẩn nhiễm bệnh có trong bùn đất hoặc lây nhiễm qua đường hô hấp. Vậy Whitmore là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào. Mời các bạn cùng Wiki Cách Làm tìm hiểu nội dung bài viết sau đây nhé.

Whitmore là bệnh gì?

Bệnh Whitmore hay còn gọi là bệnh do vi khuẩn ăn thịt người. Bệnh này truyền nhiễm cấp tính do 1 loại vi khuẩn có tên là Burkholderia pseudomallei. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, vi khuẩn này sinh sống và phát triển mạnh mẽ trong môi trường ẩm ướt như bùn, đất.

Sau khi con người tiếp xúc với bùn, đất,.. vi khuẩn này thông qua các vết thương hở ngoài da, sau đó di chuyển và xâm nhập vào bên trong cơ thể và bắt đầu phá hủy các tế bào, thậm chí chúng còn được gọi là vi khuẩn ăn thịt người.

Whitmore là bệnh gì? Dấu hiệu và cách điều trị-1

Bên cạnh đó, bệnh Whitmore còn lây nhiễm qua hệ hô hấp hoặc con đường tiêu hóa. Chỉ cần bạn hít phải luồng khí của người mắc bệnh Whitmore, bạn có thể đã nhiễm bệnh Whitmore. Sau khi vi khuẩn di chuyển và xâm nhập vào cơ thể, bệnh sẽ ủ từ 2 – 21 ngày mới phát tác với những triệu chứng khác nhau.

Xem Thêm  Lịch siêu âm và lịch khám thai cho bà bầu của bệnh viện Từ Dũ

Thời gian ủ bệnh khá lâu nhưng sau khi phát tác, bệnh Whitmore tiến triển rất nhanh và có thể gây tử vong chỉ trong vòng 48 giờ. Nói cách khác, Whitmore là một căn bệnh nhiễm trùng cơ hội, bệnh ít xảy ra ở những người khỏe mạnh. Bệnh cũng không dễ mắc và lây nhiễm.

Nguyên nhân gây bệnh Whitmore

– Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh Whitmore là do con người tiếp xúc trực tiếp với môi trường bùn, đất ô nhiễm chứa vi khuẩn Burkholderia pseudomallei. Thông qua các vết trầy xước trên bề mặt da.

Whitmore là bệnh gì? Dấu hiệu và cách điều trị-2

– Ngoài ra, bệnh Whitmore còn lây nhiễm thông qua đường hô hấp, đường tiêu hóa. Khi bạn tiếp xúc với người bệnh Whitmore thì khả năng lây nhiễm khá cao.

– Sau khi loại vi khuẩn Burkholderia pseudomallei xâm nhập vào cơ thể, bệnh sẽ ủ từ 2 – 21 ngày mới phát tác bệnh. Vi khuẩn nguy hiểm này có thể tấn công bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Nhưng bộ phận tấn công chủ yếu là phổi. Bên cạnh đó, vi khuẩn này còn tấn công sang một số bộ phận khác và gây áp xe cơ quan nội tang như viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt,…

Dấu hiệu của bệnh Whitmore

Triệu chứng của căn bệnh Whitmore khá đa dạng trên mặt lâm sàng.

– Đối với trẻ em mắc phải bệnh Whitmore thường có triệu chứng:

  • Sốt cao liên tục
  • Nhiễm trùng kèm theo nhiễm độc
  • Sưng tuyến mang tai
  • Cùng với một số triệu chứng khác.
Xem Thêm  Cách tăng cân nhanh cho nam tại nhà hiệu quả

– Đối với người lớn mắc phải bệnh Whitmore, triệu chứng như sau:

  • Viêm phổi
  • Nhiễm trùng huyết
  • Nhiễm trùng tiết niệu
  • Viêm da,..

Đặc biệt những người mắc bệnh thận mãn tính, bệnh phổi hay bệnh tiểu đường,… là những đối tượng dễ mắc căn bệnh Whitmore nguy hiểm này.

Phần lớn triệu chứng của căn bệnh Whitmore khá mơ hồ, thường được các bác sĩ chẩn đoán nhầm sang các bệnh khác như nhiễm khuẩn huyết do liên cầu, nhiễm khuẩn xương khớp, viêm phổi,…

Người mắc bệnh Whitmore nếu không được điều trị kịp thời dễ dẫn đến mất sức, sức khỏe suy kiệt, bệnh khỏi rồi nhưng vẫn có nguy cơ tái phát và đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người mắc bệnh.

Whitmore là bệnh gì? Dấu hiệu và cách điều trị-3

Cách điều trị bệnh Whitmore

Tùy theo từng loại nhiễm trùng của căn bệnh Whitmore gây bệnh, các bác sĩ sẽ dùng thuốc điều trị thích hợp để khống chế loại vi khuẩn nguy hiểm này. Thông thường, bệnh Whitmore sẽ được chia thành 2 đợt điều trị:

– Đợt 1: Tấn công bằng thuốc kháng sinh cao ( thường truyền trực tiếp vào tĩnh mạch) trong 10 – 14 ngày.

– Đợt 2: Dùng thuốc kháng sinh đường uống duy trì trong 3 – 6 tháng kế tiếp.

Kháng sinh dùng phổ biến nhất trong việc điều trị bệnh Whitmore là Ceftazidime, có tác dụng khống chế và ngăn chặn vi khuẩn phát triển trong 6 – 8 giờ hoặc là kháng sinh Meropenem dùng trong 8 giờ.

Xem Thêm  Công dụng của tỏi đen và cách chế biến

Whitmore là bệnh gì? Dấu hiệu và cách điều trị-4

Cách phòng tránh bệnh Whitmore

– Để tránh bệnh lan truyền bệnh Whitmore, bạn cần tránh tiếp xúc với bùn đất hoặc nước bị ô nhiễm. Nhất là người có vết thương trầy xước trên bề mặt da thì tuyệt đối không tiếp xúc trực tiếp với bùn, đất hay nguồn nước bị ô nhiễm.

– Người dân làm nông cần mang ủng khi ra đồng. Đây là cách giúp con người ngăn ngừa bệnh Whitmore nhiễm trùng qua vết thương trầy xước.

– Nhân viên y tế nên sử dụng các biện pháp phòng ngừa ăn toàn và hiệu quả qua con đường hô hấp ( sử dụng mặt nạ, găng tay,… )

Whitmore là bệnh gì? Dấu hiệu và cách điều trị-5

Ngoài ra, để phòng bệnh bạn cần:

  • Vệ sinh tay thường xuyên, nhất là trước khi ăn
  • Tránh sử dụng chung vật dụng cá nhân
  • Sử dụng thực phẩm chín, tránh dùng đồ tái, sống
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm từ không khí và nước.

Xem thêm: Tê tay chân là bệnh gì?

Chắc hẳn qua những thông tin này, bạn sẽ hiểu rõ hơn Whitmore là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh Whitmore hiệu quả và an toàn cho người mắc bệnh. Bên cạnh đó, bạn đọc sẽ biết cách phòng tránh bệnh Whitmore hiệu quả. Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh Whitmore, hãy cùng đồng hành với Wiki Cách Làm mỗi ngày nhé. Cám ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi.

Bài Liên Quan: