Mang nhiều giá trị nhân đạo đậm chất con người Nam Bộ, Những đứa con trong gia đình là một trong những tác phẩm trọng tâm mà các bạn cần nắm kĩ trong chương trình Ngữ văn 12. Và sau đây là các bài tóm tắt Những đứa con trong gia đình ngắn gọn nhưng đầy đủ nội dung nhất mà Wiki Cách Làm muốn chia sẻ cho các bạn tham khảo. Nội dung trọng tâm của cả tác phẩm đều sẽ được khái quát trong các bài tóm tắt này.
Contents
- 1 Tóm tắt Những đứa con trong gia đình
- 1.1 1. Đôi nét về tác giả, tác phẩm
- 1.2 1.1 Tác giả Nguyễn Thi
- 1.3 Cuộc đời
- 1.4 Sự nghiệp
- 1.5 1.2 Tác phẩm
- 1.6 2. Bố cục truyện ngắn Những đứa con trong gia đình
- 1.7 3. Tóm tắt
- 1.8 Bài tóm tắt Những đứa con trong gia đình số 1
- 1.9 Bài tóm tắt Những đứa con trong gia đình số 2
- 1.10 Bài tóm tắt Những đứa con trong gia đình số 3
- 1.11 Bài tóm tắt Những đứa con trong gia đình số 4
- 1.12 Bài tóm tắt Những đứa con trong gia đình số 5
- 1.13 Bài tóm tắt Những đứa con trong gia đình số 6
- 1.14 Bài tóm tắt Những đứa con trong gia đình số 7
Tóm tắt Những đứa con trong gia đình
1. Đôi nét về tác giả, tác phẩm
1.1 Tác giả Nguyễn Thi
Cuộc đời
Nguyễn Thi tên thật là Nguyễn Hoàng Ca, ông sinh năm 1928 và mất vào năm 1968 trong cuộc Tổng tiến công Mậu Thân. Ông sinh ra tại vùng biển Hải Hậu, nay thuộc xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Từ năm lên 10, Nguyễn Thi đã phải chịu cảnh mồ côi ra, rồi sau đó người mẹ của ông đi thêm bước nữa để lại một đứa con phải bương chải, vất vả từ nhỏ.
Năm 1943, Nguyễn Thi theo chân một người anh vào Sài Gòn. Năm 1945, ông gia nhập lực lượng vũ trang nhân dân, đứng lên cầm súng đánh giặc. Trong thời gian chiến đấu này cũng là lúc trên mặt trận văn chương Việt Nam xuất hiện một cái tên cực kì chói lọi được lưu danh đến bây giờ, không ai xa lạ chính là Nguyễn Thi hay Nguyễn Ngọc Tấn.
Năm 1954, Nguyễn Thi tạm xa rời người vợ miền Nam để tập kết trở ra Bắc và công tác tại Tạp chí Văn nghệ quân đội. Đây là khoảng thời gian ông sử dụng bút danh Nguyễn Ngọc Tấn để viết văn. Đến năm 1962, ông quay trở vào miền Nam để tiếp tục tham gia chống giặc. Vừa sáng tác vừa tham gia chiến đấu ngoan cường, Nguyễn Thi đã ngã xuống khi ông vừa tròn 40 tuổi trong cuộc Tổng tiến công tết Mậu Thân năm 1968.
Sự nghiệp
Khi đã là một thiếu niên khôi ngô 17 tuổi, Nguyễn Thi đã bắt đầu tham gia vào sáng tác văn học, khởi điểm của ông chính là những bài thơ. Thế nhưng ông lại ý thức được rằng những vẫn điệu trữ tình ấy không phải là đích đến cuối cùng mà ông muốn hướng tới. Ông ý thức rằng mình phải trách nhiệm hơn với cây bút mình cầm trên tay cũng như với dân tộc.
Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Thi có 2 giai đoạn nổi bật, đó là giai đoạn 1954-1962 ở miền Bắc với bút danh Nguyễn Ngọc Tấn và giai đoạn 1962-1968 ở miền Nam với bút danh Nguyễn Thi. Mỗi giai đoạn đều mang hơi hướng và những thành tựu riêng.
Tròn 40 tuổi thì ông mất, có một di cảo đặc biệt mà ông để lại chính là tiểu thuyết “Ở xã Trung Nghĩa” chỉ mới viết được 3 chương. Tuy chỉ là một tác phẩm còn dở dang thế nhưng thông qua những nhân vật như Hai Khê, Ba Sồi, Tư Trầm, Bảy Kiệt,… “Ở xã Trung Nghĩa” vẫn thừa sức chứng minh được tài năng đáng ngưỡng mộ của cây bút mang tên Nguyễn Thi.
Trong sự nghiệp văn chương của mình, Nguyễn Thi đã cho ra nhiều tập thơ cũng như tập truyện ngắn, bút ký và tiểu thuyết. Những tác phẩm của ông đã được sưu tầm và tổng hợp lại trong cuốn “Truyện và ký” được xuất bản vào năm 1978.
Các tác phẩm nổi trội phải kể đến của Nguyễn Thi như sau:
- Hương đồng nội (tập thơ, 1950),
- 20 bài Trăng sáng (tập truyện ngắn, 1960),
- 7 truyện Đôi bạn (tập truyện ngắn, 1962),
- 7 truyện Người mẹ cầm súng (tiểu thuyết, 1965),
- Truyện và ký Nguyễn Thi (1978),
- Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình (2 – 1966).
1.2 Tác phẩm
“Những đứa con trong gia đình” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Thi. Đây là sáng tác được ra đời vào những ngày kháng chiến chống Mỹ cực kì ác liệt. Lúc này ông đã tạm xa người vợ miền Nam của mình để tập kết ra Bắc và công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng.
2. Bố cục truyện ngắn Những đứa con trong gia đình
Bố cục truyện ngắn Những đứa con trong gia đình được chia ra làm 2 phần:
- Phần 1: Từ đấu đến “bắt đầu xung phong”: Việt chiến đấu ngoan cường và bị thương ở chiến trường, ngất đi rồi tỉnh lại trong cơn mơ màng.
- Phần 2: Phần còn lại: Việt nhớ lại kí ức lúc hai chị em tranh nhau đi tòng quân.
3. Tóm tắt
Bài tóm tắt Những đứa con trong gia đình số 1
Đoạn trích kể về lần thứ tư tỉnh dậy của nhận vật Việt trong đêm thứ hai bị thương ở chiến trường. Khi ấy, Việt nhớ về chị Chiến. Sau khi ba má mất, hai chị em tranh nhau đi tòng quân, nhưng chị Chiến đủ 18 tuổi nên được đi, còn Việt khi ấy chưa đủ tuổi nhưng cũng nhanh nhảu ghi tên mình vào sổ. Chị Chiến biết chuyện, nhờ chú Năm đứng ra xin giúp, sau đó thì Việt cũng được tòng quân. Trước khi đi, hai chị em bàn bạc mọi chuyện trong nhà, cùng khiêng bàn thờ của má sang gửi chú Năm, Việt thấy rất thương chị Chiến. Dù Việt đang bị thương nhưng những kí ức về chị Chiến vẫn hiện rõ mồn một, Việt vẫn luôn cầm cây súng sẵn sàng chiến đấu mặc cho hai mắt không nhìn thấy gì. Cuối cùng, Việt được đơn vị tìm thấy và đưa vào bệnh viện chăm sóc. Khi sức khỏe Việt dần hồi phục, Việt định viết thư cho chị nhưng không biết viết gì vì Việt thấy công lao của mình chưa thấm tháp gì so với kì vọng của má.
Bài tóm tắt Những đứa con trong gia đình số 2
“Những đứa con trong gia đình” kể về cuộc sống chiến đấu của hai chị em Chiến và Việt-người dân Nam Bộ chất phác, thật thà. Họ sinh ra trong một gia đình đầy những mất mát, đau thương: cha bị giặc bắn từ hồi hai chị em còn nhỏ, mẹ bị đại bác của Mĩ bắn chết. Chiến, Việt đều nhờ chú Năm chăm lo, dạy dỗ đến khi trưởng thành với lòng căm thù giặc sâu sắc, tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm trả thù sục sôi trong lòng những đứa con mất cha mẹ từ tay giặc. Chiến và Việt đều xin đi tòng quân chiến đấu để báo thù cho gia đình, đất nước. Nhờ sự giúp đỡ, ủng hộ của chú Năm cả hai chị em đều được tham gia kháng chiến mặc dù Việt chưa đủ 18 tuổi.
Đoạn trích “Những đứa con trong gia đình” của sách giáo khoa Ngữ văn 12 thuật lại lần tỉnh dậy thứ tư của Việt trong đêm thứ hai. Lúc này anh đang bị thương trong một lần đối đầu với giặc ở rừng cao su. Anh đã tiêu diệt được một xe bọc thép có sáu tên lính Mĩ nhưng bản thân cũng bị thương rất nặng, lạc đồng đội một mình nằm lại chiến trường luôn trong tình trạng hôn mê nhưng mỗi lần tỉnh dậy anh đều nghĩ về gia đình có những người thân yêu là cha mẹ, chú Năm và chị Chiến. Việt hồi tưởng lại lúc mẹ mất hai chị em giành nhau đi tòng quân, chị Chiến không đồng ý nhưng nhờ có chú Năm Việt vẫn được lên đường chiến đấu. Hôm ấy khi thu xếp công việc ở nhà Việt răm rắp nghe theo lời chị và anh thấy chị Chiến rất giống má trong lòng ngập tràn tình yêu thương và niềm hân hoan chiến đấu. Đó là quá khứ còn giờ đây Việt ngất đi rồi lại tỉnh không biết bao nhiêu lần, dù sức lực không còn nhưng trong anh luôn sẵn sàng trong tư thế chiến đấu cố gắng lê từng chút một về nơi có tiếng súng của quân ta. Chính tình cảm gia đình là động lực để anh cố gắng, chính lòng căm thù giặc đã thôi thúc anh vươn lên phía trước, tìm về nơi có sự sống.
Sau ba ngày đêm đơn vị cũng tìm được anh và đưa về chữa trị, may mắn sức khỏe Việt đã dần hồi phục. Anh Tánh giục Việt viết thư cho chị kể về chiến công của mình nhưng anh cảm thấy những điều đó chưa có gì lớn lao so với thành tích của đơn vị và mong ước của má bấy lâu.
Bài tóm tắt Những đứa con trong gia đình số 3
Truyện kể về gia đình anh giải phóng quân tên Việt. Việt được sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, ông nội, cha mẹ đều bị giết dưới bàn tay của kẻ thù. Chính mối thù sâu sắc với Mĩ – Ngụy đã thôi thúc những người con trong gia đình ấy khát khao chiến đấu để trả thù nhà, nợ nước. Trong một trận đánh, Việt bị thương, bị lạc đồng đội. Việt ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Cũng giống như những lần tỉnh dậy trước, hồi ức quá khứ, hiện tại luôn đan xen nhau. Lần tỉnh thứ 4 của Việt, kí ức về má hiện về, mấy hạt mưa làm Việt choàng tình hẳn. Việt sợ bóng tối, sợ ma hơn là sợ giặc. Dù bị thương nhưng phân biệt rất rõ đâu là tiếng súng nổ của ta, đâu là tiếng pháo lênh lãng của giặc. Việt nhớ lại cảnh hai chị em tranh nhau đi tòng quân. Việt đòi đi nhưng chị Chiến không nghe, sau đó phải nhờ chú Năm phân giải. Chú Năm nhất trí cho cả hai đi. Trước khi lên đường, chị Chiến lo thu xếp công việc gia đình. Gửi em Út sang chú Năm, nhà cửa gửi cho các anh trong chi bộ làm nơi dạy học, ruộng trả lại cho xã, gởi bàn thờ má sang chỗ chú Năm. Đoạn trích kết thúc bằng hình ảnh hai chị em Việt – Chiến khiêng bàn thờ má sang gửi chú Năm.
Bài tóm tắt Những đứa con trong gia đình số 4
Hai chị em Việt và Chiến có hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Cha thì bị giặc Pháp chặt đầu, còn mẹ bị đại bác của quân Mĩ bắn chết. Do đó, hai chị em đều mong muốn mình sẽ được đi tòng quân, để trả thù cho cha mẹ, đồng thời cũng là trả thù cho đất nước. Chị Chiến khi ấy đã đủ 18 tuổi nên xung phong đi tòng quân trước, Việt thương chị và cũng hăng hái muốn đi nên đã nhanh nhảu viết tên mình dù chưa đủ tuổi. Chị Chiến biết vậy, liền xin chú Năm đứng ra xin giúp để Việt được tòng quân. Chú Năm đồng ý rồi hai chị em chuyển bàn thờ của má qua nhà chú Năm, nhờ chú giữ giúp đến khi trở về. Ở chiến trường, không may Việt bị thương nặng sau khi diệt được một xe bọc thép Mĩ ở trong rừng cao su. Việt nằm bất động, hai mắt nhắm tịt không nhìn thấy gì, bị lạc đồng đội và xung quanh chỉ toàn là xác chết. Mỗi lần tỉnh lại, Việt đều nhớ về gia đình, nhớ về chị Chiến cùng chú Năm. Đoạn trích thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc của nhân vật Việt, cũng là sự dũng cảm của cậu khi trong lúc bị thương vẫn luôn cầm chắc tay súng, sẵn sàng chiến đấu bất cứ lúc nào. Sau ba ngày, Việt được tìm thấy và đưa về chăm sóc. Anh Tánh giục Việt viết thư cho chị chiến và kể về chiến tích của mình. Việt rất nhớ chị nhưng không biết nên viết từ đâu bởi những gì Việt làm được vẫn chưa có gì to tác như những chiến tích của đơn vị và của cha với má.
Bài tóm tắt Những đứa con trong gia đình số 5
Những đứa con trong gia đình là câu chuyện kể về hai chị em Chiến và Việt, họ sống trong một gia đình chứa đựng nhiều mất mát và đau thương: cha thì bị Pháp chặt đầu hồi chín tuổi, mẹ thì vừa bị đại bác Mỹ bắn chết. Hai chị em trở thành mồ côi, cả hai đùm bọc nhau mà sống. Họ trưởng thành và cả Chiến – Việt đều tòng quân dưới sự ủng hộ của chú Năm, cả hai đều được nhập ngũ trở thành những chiến sĩ sẵn sàng ra trận chống giặc
Tham gia trận đánh tại một khu rừng cao su, Việt đã không sợ hi sinh, không ngại sự ác liệt, anh dũng chiến đấu dù đã lạc mất đồng đội và đã diệt được một xe bọc thép và sáu tên lính Mỹ, nhưng anh đã bị thương nặng, một mình tại chiến trường đầy bom đạn và chết chóc. Anh lúc đó nửa tỉnh, nửa mê, nhiều lần ngất đi. Trong đầu Việt hồi tưởng lại về gia đình, về mẹ, chú Năm, chị Chiến,…những người thân yêu của anh.
Lần tỉnh lại thứ tư của Việt, tuy mắt anh không thấy gì, chân tay tê cứng, đau buốt vì vết thương, nhưng niềm tin và vì phải sống, vì phải chiến đấu, Việt cố gắng lê từng tí từng tí một về phía tiếng súng của quân ta.
Anh cứ chầm chậm như thế, trong đầu anh lại nhớ về ngày má mất, nhớ lại ngày cả hai chị em đăng kí tòng quân, lúc đó chị Chiến giành đi trước vì cho rằng Việt chưa tròn 18 tuổi. Nhưng đến hôm đăng kí, Việt đã nhanh nhảu ghi tên mình trước, nhưng chị Chiến cố tình bật mí chuyện Việt chưa tròn 18 tuổi. Và phải nhờ đến chú Năm đứng ra xin giúp, Việt mới được đi. Đêm trước ngày nhập ngũ, hai chị em ngồi bàn bạc mọi chuyện trong nhà, Việt nghe theo mọi sự sắp đặt của chị và thấy hình ảnh chị Chiến và lời nói sao giống má quá. Sáng hôm sau, cả hai chị em khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm. Trong lòng Việt lúc đó cảm thấy thương chị thấy lạ.
Bài tóm tắt Những đứa con trong gia đình số 6
Nhân vật chính trong truyện đó là Việt một người con miền Nam yêu nước và căm thù giặc. Những người thân trong gia đình anh đều lần lượt bị giết hại. Mối thù sâu sắc với Mĩ đã giúp Việt trở nên mạnh mẽ và mong muốn nhập ngũ chiến đấu để trả thù nhà, giành lại độc lập tự do.
Hai chị em Chiến và Việt đều tham gia nhập ngũ trong một ngày, Việt khi tham gia trận chiến trong rừng cao su thì bị thương, lạc đồng đội. Việt mê man và lúc tỉnh lúc mê nhiều lần. Trong những lần tỉnh lại Việt nhớ về má và gia đình của mình. Việt không sợ giặc, dù bị thương nhưng Việt trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Việt nhớ lại lúc hai chị em giành tham gia bộ đội. Việt nhỏ tuổi hơn nên chị Chiến không cho đi, sau khi được chú Năm phân giải Việt mới có thể tham gia giết giặc. Kết thúc đoạn trích đó khi hai chị em cùng nhau khiêng bàn thờ má ngang qua cánh đồng sang nhà chú Năm gửi chú trông nom.
Bài tóm tắt Những đứa con trong gia đình số 7
Việt là một chiến sĩ Giải phóng quân, xuất thân từ một gia đình nông dân có mỗi thù sâu nặng với Mĩ-nguỵ: ông nội và bố Việt đều bị giặc giết hại; mẹ Việt vừa phải vất vả nuôi con vừa phải đương đầu với những đe doạ, hạch sách của bọn giặc, cuối cùng cũng chết vì bom đạn. Gia đình chỉ còn lại Việt, chị Chiến, thằng Út em, chú Năm, và một người chị nuôi đi lấy chồng xa. Truyền thống gia đình Việt đều được chú Năm ghi chép vào một cuốn sổ của gia đình.
Việt và Chiến hăng hái tòng quân đi giết giặc. Việt nhỏ tuổi, đồng đội gọi thân mật là câu Tư. Anh rất gắn bó với đơn vị. Trong trận chiến đấu ác liệt tại một khu rừng cao su, Việt đã hạ được một xe bọc thép của địch nhưng bị thương nặng và lạc đồng đội. Việt ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Mỗi lần tỉnh lại, dòng hồi ức lại đưa anh trở về với những kỉ niệm thân thiết đã qua: kỉ niệm về má, chị Chiến, chú Năm, về đồng đội và anh Tánh,…
Tánh cùng tiểu đội đi suốt ba ngày mới tìm được Việt trong một lùm cây rậm và suýt nữa thì bị ăn đạn của “câu Tư . Việt được đưa về điều trị tại một bệnh viện dã chiến. Anh Tánh giục Việt viết thư cho chị Chiến kể lại chiến công của mình. Việt nhớ chị chiến, muốn viết thư nhưng không biết viết sao vì tự thấy chưa thấm gì với thành tích của đơn vị và những ước mong của má.
>>> Xem thêm: Tóm tắt Bố của Xi mông ngắn hay Ngữ văn 9
Wiki Cách Làm vừa cung cấp cho quý vị đọc giả đôi nét về tác giả, tác phẩm cũng như hoàn cảnh ra đời cùng các mẫu tóm tắt Những đứa con trong gia đình. Hi vọng với những kiến thức này sẽ giúp các bạn hiểu nhanh và hiểu sâu hơn về truyện ngắn nổi bật này của nhà văn Nguyễn Thi. Chúc bạn luôn đạt kết quả cao trong học tập và nhớ đừng quên theo dõi những bài viết mới từ Wiki Cách Làm nhé!