Thẻ căn cước là gì? Thông tin cần biết về thẻ căn cước

Thẻ căn cước chúng ta thường nghe nói đến nhiều ở các khu vực thành phố lớn trên cả nước. Thẻ căn cước có tác dụng thay thế chứng minh thư, hộ chiếu. Nếu bạn chưa hiểu rõ về thẻ căn cước là gì thì hãy tham khảo những thông tin cần biết về thẻ căn cước bên dưới đây để có thêm những kiến thức hữu ích về loại thẻ này.

Thẻ căn cước là gì?

Thẻ căn cước là gì? Thông tin cần biết về thẻ căn cước-1

Thẻ căn cước công dân hay còn được gọi là thẻ nhận dạng cá nhân, chứng minh thư nhân dân. Đây là một trong những loại thẻ dùng để nhận dạng từng công dân, sử dụng để xác minh tất cả những chi tiết quan trọng mang bản sắc cá nhân của mỗi người. Tất cả các thông tin nhận dạng sẽ được trình bày trong một chiếc thẻ nhỏ, có kích thước và nội dung theo quy định của Nhà nước.

Một số khái niệm cần nắm về thẻ căn cước:

Căn cước công dân là các thông tin cơ bản về lai lịch, đặc điểm nhận dạng của công dân từ đủ 14 tuổi trở lên. Đặc điểm nhận dạng này chính là những điểm cá biệt và ổn định về vẻ bề ngoài của người dân đó để phân biệt giữa người này với người khác.

Thẻ căn cước công dân là một loại thẻ thể hiệ tất cả những thông tin căn cước công dân như lai lịch và đắc điểm nhận dạng của mỗi người. Thẻ căn cước công dân có thể thay thế cho thẻ Chứng minh nhân dân, loại thẻ này có kích thước nhất định và được làm bằng nhựa plastic.

– Thẻ căn cước nhân dân tiếng Anh là “Identity Card”, viết tắt là ID.

Các thông tin trong thẻ căn cước

Mặt trước: Số căn cước công dân; Họ và tên; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Quốc tịch; Quê quán; Nơi thường trú; Có giá trị đến (thời hạn, ngày hết hạn).

Xem Thêm  RIP là gì? RIP được dùng trong hoàn cảnh nào?

Thẻ căn cước là gì? Thông tin cần biết về thẻ căn cước-2

Mặt sau: Mã vạch; Ngón trỏ trái; Ngón trỏ phải; Đặc điểm nhận dạng; Ngày cấp; Nơi cấp.

Thẻ căn cước là gì? Thông tin cần biết về thẻ căn cước-3

Ý nghĩa số thẻ căn cước công dân

Thẻ căn cước công dân có 12 số, tạo thành từ công thức sau:

Số CCCD = 3 chữ số đầu + 1 chữ số + 2 chữ số + 6 chữ số cuối

Ý nghĩa = mã tỉnh thành khai sinh + giới tính theo thế kỳ + năm sinh + 6 số ngẫu nhiên

Ví dụ: 079 1 90 000555 => “079” là TP. Hồ Chí Minh. “1” là giới tính Nữ sinh thế kỷ 20. “90” là năm sinh, năm 90 của thế kỷ 20 là 1990. “000555” là số ngẫu nhiên. Vậy công dân này là Nữ, sinh năm 1990, khai sinh tại TP Hồ Chí Minh

Ý nghĩa của thẻ căn cước

Thẻ căn cước công dân được dùng để chứng minh công dân của người được cấp thẻ, giúp các công dân thực hiện các giao dịch trên cả nước. Người dân có thể sử dụng loại thẻ này thay cho hộ chiếu khi giữa Việt Nam và các nước khác có sự ký kết cho phép.

Điều kiện được cấp thẻ căn cước

Theo quy định của Nhà nước về điều kiện được cấp thẻ căn cước đối với:

– Công dân từ 14 tuổi trở lên

– Đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh thành đã triển khai sử dụng thẻ căn cước công dân.

Thời hạn của thẻ căn cước

Theo luật căn cước công dân, thẻ phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Trong thực tế, thời hạn được cấp phù hợp với từng đối tượng. Đây là 2 ví dụ mà mình biết. “A” 22 tuổi được cấp thời hạn đến năm 40 tuổi; “B” 38 tuổi được cấp thời hạn đến năm 60 tuổi.

Làm thẻ căn cước bao lâu thì nhận được?

– Đối với cấp thành phố, thị xã: Nếu cấp mới hay cấp đổi thẻ căn cước thì thời gian cấp thẻ không quá 7 ngày là công dân nhận được thẻ. Còn trường hợp cấp lại thẻ căn cước thì thời gian công dân được nhận sẽ không quá 15 ngày kể từ ngày làm lại thẻ.

– Đối với các huyện miền núi, vùng cao, vùng biên giới, hải đảo: Thời gian công dân nhận được thẻ căn cước không quá 20 ngày đối với tất cả các trường hợp làm thẻ.

– Đối với các khu vực còn lại: Thời gian nhận thẻ căn cước không quá 15 ngày đối với mọi trường hợp.

Xem Thêm  Bài phát biểu cảm tưởng của tân sinh viên

Thủ tục làm thẻ căn cước mới nhất

Công dân làm thẻ căn cước cần phải chuẩn bị các thủ tục hồ sơ sau đây:

1. Trường hợp làm thẻ mới

Công dân phải đủ 14 tuổi trở lên, hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

– Sổ hộ khẩu bản gốc

– Tờ khai làm thẻ căn cước công dân (Mẫu số 01).

2. Trường hợp chuyển từ CMND sang thẻ căn cước

– Sổ hộ khẩu (bả gốc)

– Tờ khai làm thẻ căn cước (mẫu CC01)

– Giấy chứng minh nhân dân cũ. Trường hợp làm mất giấy chứng minh nhân dân thì công dân phải làm thêm đơn CMND xin xác nhận của công an (Phường, xã, huyện)

3. Trường hợp cấp đổi thẻ căn cước

Các trường hợp cấp đổi thẻ căn cước bao gồm:

– Công dân đủ 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi. Đổi thẻ căn cước theo Quy định của Luật Căn cước Công dân.

– Khi thẻ bị hỏng (gãy, mờ ảnh, mờ thông tin trong thẻ,…)

– Khi công dân có sự thay đổi về họ, tên đệm, tên, đặc điểm nhận dạng, giới tính, quê quán (chuyển khẩu) – Khi các thông tin trên thẻ bị sai sót.

Hồ sơ đổi thẻ căn cước công dân bao gồm:

– Sổ hộ khẩu bản gốc

– Tờ khai làm thẻ căn cước

– Thẻ căn cước công dân cũ đã hết hạn.

4. Trường hợp cấp lại thẻ căn cước công dân

Trường hợp cấp lại thẻ căn cước công dân:

– Trường hợp làm mất thẻ căn cước công dân

– Trường hợp là quốc tịch Việt Nam sau khi mang quốc tịch quốc gia khác

Hồ sơ xin cấp lại thẻ căn cước bao gồm:

– Sổ hộ khẩu bản gốc

– Tờ khai làm thẻ căn cước công dân (mẫu CC01)

Thẻ căn cước là gì? Thông tin cần biết về thẻ căn cước-4

Lộ trình cấp thẻ căn cước công dân

– Điền vào tờ khai căn cước công dân (mẫu CC01): Điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu trong mẫu, ký và ghi rõ họ tên.

– Nộp hồ sơ (sổ hộ khẩu bản gốc, tờ khai thẻ căn cước công dân) cho người có thẩm quyền sau đó chờ đến lượt để lấy dấu van tay, chụp ảnh thẻ.

– So lại thông tin, kiểm tra thông tin trong mẫu CC02 được cán bộ chuyên trách điền vào để xem thông tin có chính xác, trùng khớp hay không. Sau đó ký tên.

– Nộp lệ phí làm thẻ căn cước, nhận giấy hẹn của cơ quan về ngày nhận lại thẻ căn cước công dân mới.

– Công dân có thể đăng ký nhận hồ sơ, nhận lại thẻ căn cước công dân mới ngay tại nhà nếu có nhu cầu.

Xem Thêm  Mẫu thư giới thiệu nhân sự mới gia nhập công ty

Các tỉnh thành triển khai thẻ căn cước công dân

Theo chỉ đạo của thủ tưởng chính phủ, chậm nhất là 01/01/2020, phải triển khai thẻ căn cước công dân trên toàn quốc. Tuy nhiên, đến thời điểm tháng 11/2018, có tới 47 tỉnh thành vẫn sử dụng chứng minh nhân dân. Chỉ có 16 tỉnh thành thực hiện cấp CCCD là:

Thẻ căn cước là gì? Thông tin cần biết về thẻ căn cước-5

Công dân xin cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân ở đâu?

Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:

– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;

– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;

– Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.

Mức lệ phí làm thẻ căn cước lần đầu

Điều 5 Thông tư 256/2016/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 331/2016/TT-BTC), công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân lần đầu; Đổi thẻ căn cước công dân khi đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi; Đổi thẻ căn cước công dân khi có sai sót về thông tin trên thẻ căn cước công dân do lỗi của cơ quan quản lý căn cước công dân không phải nộp lệ phí.

Mức lệ phí đổi, cấp lại thẻ căn cước

Căn cứ pháp lý: Thông tư 256/2016/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 331/2016/TT-BTC)

– Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên khi làm thủ tục đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân phải nộp lệ phí.

– Mức lệ phí khi chuyển từ CMND 9 số, CMND 12 số sang cấp thẻ căn cước công dân là 30.000 đồng/thẻ căn cước công dân.

Thẻ căn cước là gì? Những thông tin cần biết về thẻ căn cước đã được Wiki Cách Làm trình bày cụ thể trong bài viết trên đây. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với những ai có nhu cầu làm thẻ căn cước hoặc sửa đổi hay cấp lại thẻ căn cước.

Bài Liên Quan: