Một trong những vấn đề mà mẹ cần phải quan tâm trong tuần cuối mang thai hoặc trước khi sinh vài ngày là ngôi thai. Ngôi thai ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mẹ bầu sẽ sinh mổ hay sinh thường ngoài ra còn có các yếu tố khác như cân nặng, sức khỏe của mẹ, khung xương chậu của mẹ,.. Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây để biết thêm về ngô thai là gì nhé?
Contents
Ngôi thai là gì?
Ngôi thai là phần thấp nhất của thai nhi khi đi vào khung xương chậu, đi đến ống sinh dục và ra khỏi cơ thể mẹ đầu tiên. Tùy vào chuyển động của thai nhi , vị trí ngôi thai thường khác nhau. Nên có 3 kiểu ngôi thai chính là ngôi đầu, ngôi mông, ngôi ngang ( hoặc ngôi xiên ).
Các kiểu ngôi thai mẹ bầu nên biết
1. Ngôi đầu (ngôi thai thuận)
Ngôi thai đầu được xem là thuận lợi nhất cho việc sinh nở, khi bé ở tư thế quay đầu xuống hướng về âm đạo, mông hướng về ngực của mẹ. Tùy vào vị trí của bé mà ngôi đầu còn chia thành các dạng như sau:
- Ngôi chỏm: là lúc thai nhi cúi đầu nhiều nhất về phía âm đạo của mẹ. Đây là vị trí có lợi cho việc sinh thường, nhưng với điều kiện bé không nặng cân. Khi bác sĩ khám sờ vào thì sẽ thấy thóp sau.
- Ngôi trán: là lúc đầu bé ngửa lưng chừng, khi bác sĩ khám sờ được từ mũi đến miệng, không sờ được cằm
- Ngôi thóp trước: là lúc bé hơi ngửa đầu, trục thai nhi song song với trục mẹ. Khi bác sĩ khám chỉ sờ được thóp trước
- Ngôi mặt: là lúc bé ngửa đầu nhiều nhất, khi bác sĩ khám có thể sờ thấy cằm
Ngôi chỏm và ngôi mặt là những vị trí tốt để sinh thường nhưng bé không quá nặng cân. Ngôi trán mẹ nên sinh mổ vì khi đó đầu thai nhi ngửa lưng chừng nên đường kín đầu lớn không đi được qua khung chậu.
2. Ngôi mông (ngôi thai ngược)
Là trường hợp ngôi thai bị ngược, đầu hướng lên trên, mông hướng về âm đạo. Bới vì thế khi sinh đôi chân sẽ ra trước và đầu ra sau. Ngôi mông có 4 kiểu là:
- Ngôi mông đủ: Là khi phần mong của bé được sinh ra trước, tư thế của bé là đầu gối co lại, đùi gập vào trong. Đây là tư thế phổ biến nhất của ngôi thai ngược
- Ngôi mông thiếu kiểu mông: Là khi phần mông sinh ra trước, tư thế của bé là chân duỗi thẳng lên đầu.
- Ngôi mông thiếu kiểu chân: Là khi sinh phần chân ra trước do bé ở tư thế đứng
- Ngôi mông thiếu kiểu gối: Là khi sinh phần đầu gối sinh ra trước, tư thế của bé là quỳ
Ngôi mông là trường hợp sinh bé khó hơn ngôi đầu. Với những ngôi mông khác nhau, bác sĩ sẽ dựa theo đó mà xác định mẹ nên sinh bằng đường âm đạo hay mổ. Trong trường hợp này thường những người mẹ thường chọn sinh mổ. Và trong lúc sinh nếu đầu bé kẹt lại sẽ dẫn đến nguy cơ mắc các di chứng về não sau này.
3. Ngôi ngang hoặc ngôi xiên
Là tư thế lưng của bé hương xuống dưới, khi bác sĩ khám có thể thấy được vai của bé. Đối với trường hợp ngôi thai này thì mẹ chỉ có thể sinh mổ vì kích thước các bộ phận của bé đều lớn hơn nhiều so với âm đạo. Vì thế mẹ không thể nào sinh theo cách bình thường được.
Để chuẩn đoán ngôi thai thì mẹ thường khám vào tuần cuối cùng mang thai. Không được xác định sớm thì thai nhi có thể tiếp tục thay đổi sau đó, dẫn đến chuẩn đoán ngôi thai không được chính xác sẽ rất bất tiện khi đẻ. Các mẹ nên đi khám thai định kỳ để có thể theo dõi được tình hình thai nhi như thế nào để có hướng giải quyết hợp lý. Chúc các mẹ và con nhiều sức khỏe sau sinh!