Bài viết phân tích hình tượng cây xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành mời các bạn lớp 12 theo dõi để chuẩn bị cho bài viết đạt điểm cao nhất.
“Rừng xà nu” truyện ngắn Nguyễn Trung Thành tác phẩm mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn thời kì 1945-1975. Tác phẩm tạo hình của hình tượng cây xà nu nổi bật và trở thành loài cây có cảm hứng để giúp những con người mảnh đất Tây Nguyên kiên cường, bất khuất. Xuyên suốt chiều dài tác phẩm, xà nu hình tượng bao trùm là mạch sống của tác phẩm. Hình tượng cây xà nu đã trở thành chủ đạo tác phẩm, có vị trí quan trọng nhất của truyện ngắn: nhan đề, mở đầu và kết thúc. Hình ảnh cây xà nu trở thành sự đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ.
Hình ảnh cây xà nu được tác giả đặt cho làm nhan đề, mở đầu câu chuyện và kết thúc là hình ảnh xà nu bạt ngàn trải dài đến tận chân trời. Những hình ảnh cây xà nu thể hiện sự hung vĩ của thiên nhiên Tây Nguyên, vừa thể hiện sự quật cường của con người mảnh đất Tây Nguyêm trong thời kì chiến tranh ác liệt.
Hình tượng cây xà nu trở thành biểu tượng núi rừng Tây Nguyên, cây xà nu gắn bó với dân làng Xô man, sự trưởng thành từng thế hệ con người Tây Nguyên đều gắn bó với cây xà nu đó là Tnu, chị Mai, cụ Mết, bé Heng. Những con người bảo vệ lây dân làng, Tây Nguyên phải hi sinh rất nhiều thứ. Xà nu là loài cây mọc thẳng, hướng ánh sáng, giống như con người Tây Nguyên dù khó khăn vẫn luôn hướng về phía trước, cây xà nu là linh hồn Tây Nguyên, cây xà nu còn tham gia rất nhiều các sự kiện quan trọng ở làng Xô man. Ngọn đuốc xà nu dẫn đường cho dân làng tây nguyên, mười ngón tay Tnu bị đốt tẩm nhựa của xà nu. Trở thành biểu tượng cho tinh thần quật cường, mạnh mẽ của những con người Tây Nguyên. Cây xà nu sức sống mạnh mẽ chính là tượng trưng cho con người Tây Nguyên anh hùng bất khuất.
Hình ảnh rừng xà nu mặc dù bị bom đạn cày xới nhưng cây xà nu vẫn kiên cường, chịu đựng thể hiện được sức sống bền bỉ. Xà nu và con người nơi này gắn bó khăng khít. Bằng bút pháp miêu tả tác giả mang đến cho người đọc sức sống mạnh mẽ và mãnh liệt của rừng xà nu: “cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”. Tác giả chứng minh sức sống bất diệt, vĩnh hằng, không một thế lực nào, kẻ thù có thể hủy diệt được những cánh rừng xà nu nơi đây.
Mỗi khi hình ảnh “Một cây ngã cả rừng cây lại mọc”, hết thế hệ này đến thế hệ khác của dân làng vẫn mãi tiếp tục chiến đấu ngoan cường. Con người Xô man với những thế hệ như anh Xút, bà Nhan có hi sinh thì vẫn còn thế hệ măng non đó là Mai và Tnú lớn lên tiếp tục xông pha vào mưa bom bão đạn để chiến đấu chống lại kẻ thù. Tất cả tạo thành đội ngũ trùng điệp “Người nối người đã mấy vạn mùa xuân”. Sự tồn của những cánh rừng xà nu minh chứng cho sự trường tồn theo thời gian của con người Tây Nguyên,đồng bào miền Nam trong cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược.
Sự sinh sôi cây xà nu và hình tượng rừng xà nu bạt ngàn gợi nghĩ đến sự tiếp nối của nhiều thế hệ người dân Tây Nguyên đoàn kết bên nhau kháng chiến. Phải chăng đó là vẻ đẹp của cụ Mết, người truyền và giữ ngọn lửa tinh thần cách mạng với chân lí ngời sáng, vẻ đẹp anh hùng Tnú cố gắng kìm nén đau thương biến thành sức mạnh kháng chiến trước kẻ thù. Đó chính là vẻ đẹp của Dít tựa như cây xà nu vượt qua khó khăn để trưởng thành, đó là vẻ đẹp của bé Heng, thế hệ măng non tiếp nối cha anh đi trước.
Cây xà nu có sức sống trường tồn, mạnh mẽ, mặc dù nhiều thế hệ ngã xuống nhưng họ vẫn không khuất phục, hết lớp này đến lớp khác tiếp tục đứng lên chiến đấu vì ngày mai tươi sáng. Nghệ thuật miêu tả hình tượng cây xà nu, kết hợp với chất sử thi hào hùng với nghệ thuật miêu tả đặc sắc giúp nhà văn Nguyễn Trung Thành truyền tải thông điệp với người đọc về mảnh đất và con người Tây Nguyên kiên cường bất khuất.
Cây xà nu như chất keo gắn kết với đời sống của người dân, nó chính là nhân chứng lịch sử tham gia vào cuộc chiến chống Mỹ. Đuốc xà nu soi sáng đường cho dân làng, ngọn lửa xà nu giữ ấm cho mỗi ngôi nhà, gỗ xà nu giúp xây nhà cho người dân. Hình tượng xà nu như giang cánh tay khổng lồ che chở cho dân làng giúp vượt qua mưa bom bão đạn của kẻ thù xâm lược.
Hình ảnh rừng xà nu trở lại trong phần cuối tác phẩm thật hùng tráng và đầy tính sử thi như phẩm chất và tinh thần kiên cường của đồng bào Tây Nguyên và dân tộc Việt Nam thời kỳ chiến tranh chống quân xâm lược Mỹ.
Với bài viết trên mong rằng các bạn học sinh sẽ có thêm nguồn tư liệu cần thiết về có sự nhìn nhận về hình tượng cây xà nu trong tác phẩm.