Rùa cạn là một loài thú cưng nuôi trong nhà được rất nhiều người yêu thích. Để nuôi một em rùa khỏe mạnh, không bệnh tật thì không phải ai cũng biết cách nuôi. Để tìm hiểu rõ hơn về cách nuôi rùa cạn lẫn cách chăm sóc, mời bạn cùng tham khảo qua bài viết dưới đây giúp bạn nhanh chóng sở hữu một em rùa khỏe mạnh, phát triển tốt.
Contents
Tìm hiểu sơ nét về rùa cạn
Rùa cạn được xem là loài thú cưng đáng yêu được nhiều người nuôi dưỡng trong nhà. Tuổi thọ của rùa cạn đôi khi lên tới 30 – 70 năm. Nếu bạn nắm rõ kỹ năng chăm sóc và nuôi dưỡng rùa cạn đúng cách thì chúng sẽ là người bạn suốt đời.
Hiện nay có rất nhiều loại rùa cạn, mỗi loại sẽ có cách nuôi và chăm sóc khác nhau. Mỗi loại có một chế độ ăn uống và môi trường sống khác nhau. Thường rùa cạn sẽ ăn những loại rau củ tươi xanh. Điều đặc biệt ở rùa cạn mà ai cũng yêu thích đó là sự nhạy cảm, chỉ cần một cái chạm nhẹ vào mai rùa chúng lập tức chui vào mai để ẩn núp.
Đặc tính của rùa cạn
Rùa là một loại động vật sống khá nhạy cảm với môi trường xung quanh. Phủ bên trên cơ thể rùa cạn là mai rùa, phần mai này bao gồm những mảnh nhỏ được hình thành từ chất xương. Bao gồm có 5 mảnh phủ vùng xương sống và 8 mảnh sắp hai bên ứng với 2 hai sườn của rùa cạn.
Xung quanh mai rùa còn có đến 23 mảnh nhỏ khác nữa. Theo thời gian và vòng đời của rùa cạn mà số lượng mảnh phủ này thay đổi tăng lên nhiều hay ít. Dựa vào những mảnh phủ trên mai rùa mà bạn nhận biết vòng đời tuổi rùa một cách chính xác nhất.
Theo kinh nghiệm của nhiều người thì mỗi vòng mảnh phủ này tương ứng với 1 năm tuổi rùa. Rùa cạn có đến 4 bàn chân, khi vào đông chúng sẽ dùng bàn chân này đào hang để ngủ đông. Móng chân của những con rùa cạn trưởng thành sẽ xuất hiện nhũng vết trầy sước lớn. Việc đào hang ngủ đông chỉ đối với rùa cạn trong tự nhiên, riêng rùa cạn sống trong môi trương nuôi nhốt thì không.
Hướng dẫn cách nuôi rùa cạn cho người mới
Trước khi bạn quyết định nuôi rùa cạn thì hãy tìm hiểu về một vài đặc điểm, tập tính của chúng đã nhé! Bạn chỉ biết chúng thích ăn gì, lối sống ra sao, thói quen hàng ngày và một số bệnh mà rùa dễ mắc phải.
1. Chuẩn bị nơi ở cho rùa
Bạn hãy thiết kế cho chú rùa của mình một chiếc lồng nuôi với kích thước phù hợp, để nó luôn cảm thấy thoải mái. Bên trong lồng nuôi cần có nơi ẩn nấu, hệ thống sưởi ấm, máng ăn, máng uống, thành lồng cần được làm bằng gỗ.
Bên cạnh việc chuẩn bị nơi sống cho rùa cạn, bạn cần cung cấp trang thiết bị đầy đủ cho thú cưng. Đặc biệt môi trường sống của rùa cạn cần phủ một lớp đất lót nền chuyên dụng được xử lý chất thải an toàn.
Trong chuồng nuôi rùa cạn, bạn càn setup một nơi ẩn núp thật an toàn cho thú cưng. Bởi tập tính của rùa cạn khá nhạy cảm với môi trường xung quanh, khu ẩn núp này sẽ giúp chú rùa chui vào mỗi khi cảm thấy nguy hiểm. Nơi trú ẩn của rùa cạn bạn có thể làm từ các thùng cát tông hoặc hộp nhựa.
2. Chọn giống nuôi
Kích thước giống nuôi quyết định phần nào đến cách nuôi và chăm sóc rùa cạn. Tùy theo tài chính của mỗi người mà bạn chọn kích thước lẫn giống nuôi. Rùa cạn có vòng đời càng lớn thì cách nuôi và chăm sóc càng dễ.
Tùy theo nhu cầu của người nuôi mà bạn chọn giống rùa cạn đực hay cái. Thường giá thành giống rùa cạn cái sẽ cao hơn, chúng được nuôi để sinh sản và nhân bầy đàn. Tuy nhiên nuôi rùa cạn với mục đích kinh tế thì chọn giống rùa cạn đực bởi kích thước khá lớn và nhiều thịt hơn.
3. Thức ăn cho rùa cạn
Rùa là động vật rất dễ nuôi, chúng có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, vì rùa không có răng khi ăn chúng chỉ nuốt nên bạn hãy lựa chọn những loại thức ăn phù hợp, xé nhỏ hoặc băm nhuyễn trước khi cho rùa ăn. Bạn hãy cho rùa ăn với chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý để rùa chóng lớn.
Vào những ngày đông rùa sẽ ngủ đông, lúc chúng thức dậy bạn hãy chăm sóc tốt cho chúng thật tốt, bổ sung đầy đủ thức ăn cho rùa.
Bên cạnh việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thì bạn đừng quên bổ sung thức ăn giàu canxi cho rùa nhé! điều này giúp bảo vệ hệ xương và mai cho rùa.
4. Chăm sóc cho rùa
Bạn hãy chú ý thường xuyên chăm sóc cho rùa để chúng được khỏe mạnh, chóng lớn và có tuổi thọ cao. Vào mùa đông thì đảm bảo môi trường sống ấm áp cho rùa, tắt đèn cho chúng khi đi ngủ. Thường xuyên vệ sinh lồng nuôi sạch sẽ, ngoài ra bạn có thể tắm cho chúng.
Hãy duy trì nhiệt độ và độ ẩm cho môi trường sống của rùa, đặc biệt bạn không cần cung cấp nước quá nhiều trong môi trường sống của rùa. Bạn chỉ cần một bát nước đủ lớn so với kích thước của rùa cạn trong bể để chúng có thể ngâm mình hoặc đi vệ sinh. Lưu ý lượng quá trong bể nuôi quá nhiều có thể làm rùa cạn chết đi và đặc biệt nước này phải là nước sạch và không chứa clo.
5. Thăm khám bệnh thường xuyên
Rùa cạn thường hay mắc phải những căn bệnh cảm lạnh với những triệu chứng như khó thởi, chảy nước mắt và sổ mũi. Khi nuôi bạn cần quan sát và theo dõi điều này để thăm khám và chữa trị kịp thời. Để duy trì sức khỏe ổn định và theo dõi mức độ phát triển của rùa cạn, bạn nên nhờ đến bác sĩ thú ý để thăm khám định kỳ nhé.
Xem thêm: Cách nuôi chuột bạch – thú cưng trong nhà
Trên đây là cách nuôi rùa cạn, bạn hãy áp dụng những kinh nghiệm này để nuôi cho mình một chú rùa cạn khỏe mạnh, phát triển tốt và không bệnh tật nhé! Chúc các bạn thành công.