Dưa lưới là một loại trái cây nổi tiếng tại Việt Nam với hình dáng hình trụ và vỏ màu xanh tươi. Nó có vị ngọt dịu và chua, phù hợp để ăn trộn với các món ăn khác hoặc sử dụng làm nước ép. Dưa lưới trong tiếng anh gọi là Pickled cucumber
Contents
- 1 Dưa lưới bao nhiêu calo
- 2 Đặc điểm của dưa lưới
- 3 Hướng dẫn cách trồng dưa lưới một cách cụ thể nhất
- 4 Hướng dẫn cách chọn mua dưa lưới ngon
- 5 Cách ăn dưa lưới ngon lành bổ dưỡng
- 6 Cách chế biến món dưa lưới thơm ngon bổ dưỡng
- 7 Hướng dẫn cách trồng dưa lưới tại nhà đơn giản
- 8 Dưa lưới vàng
- 9 Cách trồng dưa lưới vàng:
Dưa lưới bao nhiêu calo
Không thể xác định số lượng calo trong dưa lưới, vì nó tùy thuộc vào kích thước, loại và cách chế biến của dưa lưới. Tuy nhiên, một khoảng tầm 50-60 calo cho mỗi 100 gram dưa lưới.
Bạn yêu thích vị ngon của dưa lưới và đang tìm hiểu cho mình phương pháp trồng loại cây này. Đừng quá lo về điều đó bởi ngay bài viết dưới đây thôi, tindep sẽ bật mí cho bạn cách trồng dưa lưới và chăm bón dưa lưới. Nào, mình cùng tìm hiểu ngay nhé.
Đặc điểm của dưa lưới
Các đặc điểm của dưa lưới bao gồm:
- Hình dáng: Dưa lưới có hình dáng hình trụ với vỏ màu xanh tươi.
- Vị giác: Dưa lưới có vị ngọt dịu và chua, hợp với nhiều món ăn.
- Chức năng dinh dưỡng: Dưa lưới có nhiều vitamin C và kali, giúp tăng cường sức khỏe.
- Sử dụng: Dưa lưới có thể ăn trộn với các món ăn khác hoặc sử dụng làm nước ép.
- Nguồn gốc: Dưa lưới được trồng rộng rãi tại Việt Nam và một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
Dưa lưới khá dễ trồng và chăm sóc, cũng giống như dưa lê thì dưa lưới thích nghi tốt với điều kiện khí hậu ấm áp, thích hợp với những mùa khô ráo, ít mưa.
Thời điểm thích hợp nhất để trồng dưa lưới là và tháng 2 đến tháng 9 hàng năm. Nếu trồng ngoài thời gian này, cây sẽ phát triển chậm, dễ bị sâu bệnh phá hoại.
Hướng dẫn cách trồng dưa lưới một cách cụ thể nhất
Cách trồng dưa lưới:
- Chọn vị trí trồng: Dưa lưới yêu cầu ánh nắng mặt trời và không bị che nắng.
- Chuẩn bị đất: Hãy chuẩn bị đất trồng trước khi trồng, đảm bảo rằng đất có đủ độ ẩm và không quá khô.
- Trồng cây: Khi trồng dưa lưới, hãy chọn cây có kích thước phù hợp và sử dụng phân bón để giúp cây phát triển tốt hơn.
- Tưới nước: Dưa lưới cần được tưới nước thường xuyên, đặc biệt trong mùa hè khi nhiệt độ cao.
- Chăm sóc: Dưa lưới cần được chăm sóc thường xuyên bằng cách cắt cụt, giữ sạch vùng trồng và tìm các biểu hiện của bệnh và sớm điều trị.
Lưu ý: Hãy chọn loại dưa lưới phù hợp với vùng địa lý của bạn và giữ cho đất trồng đủ ẩm. Chăm sóc cây thường xuyên sẽ giúp cây phát triển tốt hơn và sinh trưởng nhanh hơn.
Bước 1: Ngâm hạt dưa lưới
Đầu tiên là bạn ngâm hạt trong nước ấm chừng 4-5 tiếng, sau đó mang hạt đi ủ 1 ngày ở khăn ẩm để hạt nứt nanh.
Bước 2: Gieo hạt
Bạn gieo hạt vào bầu ươm rồi phủ một lớp đất mỏng lên trên, tưới ẩm đất để cây phát triển. Để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng mạnh hơn, bạn có thể dùng đất trộn với phân trùn quế nhé.
Sau 2 ngày ươm hạt thì cây bắt đầu nảy mầm, lúc này bạn chỉ cần tưới nước vừa đủ để cây tiếp tục phát triển là được. Sau khoảng 10 ngày, cây bắt đầu ra lá thật.
Lưu ý nhỏ tại thời điểm gieo hạt là bạn nên để bầu đất ở nơi mát mẻ, không tưới quá nhiều nước sẽ làm hạt bị úng. Khi cây ra lá thật bạn mang đi trồng vào thùng. Với thùng hoặc chậu trồng dưa lưới phải có lỗ thoát nước và phải được kê cao cách mặt đất ít nhất 5cm.
Bước 3: Trồng cây con
Khi cây ra lá chính bạn đem trồng ra chậu. Cần chọn chậu hoặc tạo hố sâu, nhấc nhẹ cây dưa rồi đặt vào. Đôn chặt gốc, phủ rơm rạ, gỗ mùn, cỏ khô xung quanh để giữ ẩm cho cây.
Nên trồng cây vào buổi chiều mát, ngày tưới nước 2 lần. 1 tuần đầu bạn nên che chắn cho cây cẩn thận để cây có đủ sức khỏe phát triển.
Bước 4: Chăm sóc dưa lưới
Đất trồng dưa lưới cần tươi xốp và được giữ ẩm. Nên bổ sung thêm phân để cây không bị còi cọc, ra quả nhiều hơn và quả ngọt hơn.
Khi cây ra được khoảng 25 lá, bạn tiến hành bấm ngọn để cây tập trung dưỡng chất để nuôi hoa và quả. Khi cây bắt đầu ra được 4-5 lá, lúc này bạn cần làm giàn cho cây leo. Nên nhớ giàn phải đủ chắc và vì dưa lưới khá nặng nên bạn không nên để cây đậu quá nhiều quả, chỉ nên giữ lại 3-4 quả để cây tập trung nuôi dưỡng mà thôi.
Bước 5: Bón phân
Thời điểm khi cây được 4-5 lá bạn cần bón thêm kali, đạm, phủ xơ dừa để giữ ảm và tránh xói mòn đất. Tính từ ngày cây ra quả, bạn cần tưới phân NPK hàng tuần, bón thêm đạm và kali trước khi thu hoạch15 ngày.
Bước 6: Thu hoạch dưa lưới
Sau khoảng 60-80 ngày trồng thì dưa lưới bắt đầu có màu trắng ngà hoặc vàng, gân lưới xuất hiện rõ là lúc bạn đã có thể thu hoạch được rồi.
Dưa lưới là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao, khá phổ biến khắp mọi nơi trên thế giới. Ở Việt Nam những năm gần đây, quả dưa lưới cũng đã được bày bán trong các siêu thị cũng như chợ thực phẩm. Nhưng không phải ai cũng biết cách chọn hoa quả tươi ngon nên hãy tham khảo bài viết dưới đây của tindep để không phải đắn đo khi chọn mua dưa lưới.
Hướng dẫn cách chọn mua dưa lưới ngon
Bước 1: Lúc mua dưa, hãy quan sát không gian xung quanh các giá đựng dưa lưới. Nếu ở phía dưới các giá đựng hoặc gần đó xuất hiện côn trùng, ruồi nhặng, hoặc có nước bẩn chảy ra ở chỗ để những dưa lưới thì bạn hãy chọn cho mình một cửa hàng hoặc siêu thị khác để mua dưa. Vì nếu môi trường xung quanh bị nhiễm bẩn thì những quả dưa đó cũng không còn tươi ngon nữa.
Bước 2: Để chọn được quả dưa lưới ngon, bạn hãy cầm quả dưa lên tay và quan sát. Chọn những quả có đường gân nổi lên rõ ràng, màu xanh. Tránh chọn các quả có đường gân dần chuyển sang màu nâu, đen cũng như các quả bị móp, sứt mẻ, thủng lỗ.
Bước 3: Cầm thử quả dưa lưới lên tay. Nếu bạn muốn chọn những quả dưa lưới cho sự kiện đặc biệt gì đó và muốn bảo quản vài ngày đến một tuần thì hãy chọn những quả hơi nặng một chút còn nếu bạn muốn mua dưa về và thưởng thức ngay thì hãy chọn những quả không cần quá nặng, hoặc hơi nhẹ.
Bước 4: Đưa quả dưa đến hơi gần mũi, ngửi thử xem mùi có gì lạ không. Quả dưa ngon sẽ có mùi thơm nhẹ dịu, gần giống với mùi dưa hấu. Còn nếu có mùi khó chịu thì bạn không nên chọn quả dưa lưới đó nữa.
Bước 5: Cầm quả dưa lên tay, lắc nhẹ để gần tai. Nếu bạn nghe tiếng động đậy nhẹ thì quả dưa lưới này đã chín, bạn có thể mua về để thưởng thức ngay.
Bây giờ bạn đã có thêm một vài mẹo vặt nho nhỏ để tự chọn cho mình những quả dưa lưới thơm ngon. Giá thành của dưa lưới không hề rẻ, nên nếu bạn bỏ ra nhiều tiền mà không thể chọn được những quả chất lượng thì thật là lãng phí. Nhớ làm theo hướng dẫn để có thể thưởng thức những quả dưa tươi ngon nhé.
Cách ăn dưa lưới ngon lành bổ dưỡng
Vào những mùa nóng bức thì những những quả dưa lưới căn mọng nước chắn chắn sẽ là món ăn giúp bạn giải khát, bên cạnh đó còn giúp bù lại lượng nước đã mất đi. Với những đặc tính của dưa lưới như tính mát, ngừa được nhiều bệnh, giúp giải khát,… nên loại quả này được nhiều người ưa chuộng và luôn hấp dẫn trong ngày hè này. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không biết ăn loại quả này như thế nào. Bài viết sau sẽ hướng dẫn các bạn cách ăn dưa lưới ngon lành bổ dưỡng này nhé!
Cách chế biến món dưa lưới thơm ngon bổ dưỡng
1. Dưa lưới ướp lạnh
Một món ăn đơn giản lại rất phổ biến trong các món tráng miệng đó chính là dưa lưới ướp lạnh. Với cách ăn này bạn chỉ việc ăn sống khi ướp lạnh, điều này sẽ giúp làm tăng khẩu vị cho món ăn đồng thời cũng đem lại cảm giác dễ chịu khi cắn từng miếng dưa ngọt mát. Bạn chỉ việc bổ dưa lưới, gọt bỏ vỏ cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 giờ thì lấy ra. Giờ bạn đã có món dưa lưới ướp lạnh ngon tuyệt rồi.
2. Nước ép dưa lưới
Ngoài việc ăn sống thì bạn cũng có thể chế biến thêm bằng cách ép lấy nước. Tương tự như dưa hấu, dưa lưới cũng có lớp cùi dày, màu nhạt và chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Bạn chỉ việc gọt sạch lớp vỏ bên ngoài ăn phần thịt bên trong, còn phần cùi thì đem ép lấy nước, pha thêm chút đường, ít đá là bạn đã có cho mình món nước ép dưa lưới mát lạnh và bổ dưỡng rồi.
3. Sinh tố dưa lưới
Cách chế biến sinh tố dưa lưới cũng rất đa dạng, bạn cũng có thể kết hợp thêm các loại hoa quả khác để tạo cho món sinh tố dưa lưới thêm hấp dẫn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể làm món sinh tố truyền thống bằng cách gọt vỏ dưa lưới sau đó cắt thành từng miếng vừa ăn cho vào máy xay sinh tố. Cuối cùng thêm chút đường, sữa và ít đá vào xay nhuyễn là bạn đã có được ly sinh tố bỗ dưỡng cho ngày hè rồi.
4. Khoai tây trộn sốt dưa lưới
Nguyên liệu:
- 500g khoai từ
- 200g ngô non
- 2 quả ớt chuông
- 200g dưa lưới
- 1/4 bát sữa tươi
- 50g rau dền xanh
- 1 thìa cà phê bột ngô
- 1 thìa cà phê đường
- 1 thìa cà phê bơ lạt
- 1/4 thìa cà phê hạt nêm
- 1/8 thìa cà phê muối
- 1 thìa cà phê rau mùi thái nhỏ.
Chế biến:
Đầu tiên, đem khoai từ hấp chín, bóc vỏ rồi thái lát. Ớt chuông rửa sạch, bỏ hạt, thái hạt lựu. Dưa lưới gọt vỏ, bỏ hạt xay nguyễn. Rau dền rửa sạch ép lấy nước cốt.
Tiếp đến khâu làm nước sốt. Cho nước rau dề, dưa lưới, sữa tươi, bột ngô, muối, đường, hạt nêm vào nồi khuấy đều rồi đun nóng đến khi hỗn hợp sền sệt thì cho bơ và rau mùi thái nhỏ vào. Nêm nếm sao cho có vị mặn, ngọt, béo vừa ăn là được.
Cuối cùng, cho khoai từ, ngô non, ớt chuông vào đĩa, rưới sốt lên trên là có thể thưởng thức. Món này có thể dùng nóng hoặc nguội đều được, dọn kèm muối tiêu.
5. Salad dưa lưới bốn mùa
Nguyên liệu:
- 300g dưa lưới
- 2 quả kiwi
- 1 quả xoài cát Hoà Lộc
- 200g nho đỏ
- 100ml nước cốt dừa
- 50ml sữa tươi
- 1/8 thìa cà phê muối
- 1/4 thìa cà phê hạt nêm
- 1 thìa cà phê đường
- 2 thìa cà phê bột ngô.
Thực hiện:
Đầu tiên, bạn dùng thìa tròn múc thịt dưa lưới và xoài thành những viên tròn nhỏ. Nho thì đem rửa sạch, thái đôi, bỏ hat. Tiếp đến cho hỗn hợp gồm: nước cốt dừa, sữa tươi, bột ngô, muối, đường, hạt nêm vào khuấy đều rồi bắt lên bếp đun nóng đến khi hỗn hợp sền sệt thì nêm nếm gia vị sao cho có vị mặn, ngọt, béo là được, sau đó tắt bếp để nguội cho vào ủ lạnh.
Cuối cùng cho dưa lưới, xoài cát, nho vào tô nước sốt lạnh, trộn lên rồi cho trở lại vào tủ lạnh thêm 20 phút cho các nguyên liệu đều lạnh thì lấy ra dùng.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng!
Dưa lưới là loại trái cây rất ngon và giàu dinh dưỡng. Cách trồng dưa lưới rất đơn giản cộng thêm thời gian sinh trưởng và phát triển ngắn nên rất nhiều người chọn trồng trong nhà. Vậy cách trồng dưa lưới như thế nào? Các bạn hãy cùng Wiki Cách Làm tham khảo bài viết sau đây nhé!
Hướng dẫn cách trồng dưa lưới tại nhà đơn giản
1. Thời vụ gieo trồng dưa lưới
Dưa lưới có thể trồng trong khoảng thời gian:
-Vụ xuân: trồng từ tháng 2 đến đầu tháng 3 và thu hoạch khoảng tháng 4-5
-Vụ thu đông: trồng từ tháng 8-9, thu hoạch tháng 11-12.
Nếu trồng trong chậu thì có thể trồng trong khoảng tháng 2-9.
2. Ánh sáng
Dưa lưới là cây rất ưa sáng thích hợp trồng trên sân thượng hoặc ban công. Đừng nên trồng cây dưa lưới trong diện tích quá nhỏ, hẹp, không có ánh sáng mặt trời thì cây sẽ không đạt hiệu, năng suất cao.
3. Đất trồng
Cây dưa lưới có thể trồng được trên rất nhiều các loại đất nhưng để cây phát triển tốt nhất thì nên chọn đất sạch trộn với phân trùn quế, xơ dừa,… Có thể mua những loại đất này tại các cửa hàng nông nghiệp hoặc vựa kiểng.
4. Chọn hạt giống, chậu và chuẩn bị giá thể
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại hạt giống, bạn nên lựa chọn hạt giống chất lượng, tỉ lệ nảy mầm cao, không sâu bệnh. Có thể tìm mua tại các cửa hàng bán đồ nông nghiệp hoặc trong các siêu thị.
Chậu trồng dưa lưới phải to có đường kính ít nhất 30x30cm trở lên, ngoài ra bạn có thể trồng trong thùng xốp,..Một chậu trồng một cây.
Giá thể trồng dưa lưới cần tơi xốp có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt, bạn có thể trộn 40% than bùn+ 30% trấu hun+ 30% mùn hữu cơ. Trước khi cho giá thể vào chậu trồng thì cần trộn thêm phân Dynamic 3-4-3 với lượng 50g/ chậu.
5. Gieo hạt
Hạt dưa lưới có thể gieo trực tiếp không cần ngâm ủ. Trước khi đem trồng vào chậu thì nên gieo hạt vào bầu ươm để cây được phát triển tốt hơn. Đất ươm hạt thường trộn thên phân trùn hoặc phân chuồng mục để bổ sung thêm dinh dưỡng cho hạt nhanh nảy mầm
Gieo hạt giống dưa lưới vào bầu ươm, một bầu gieo một hạt. Thường xuyên tưới nước để giữ độ ẩm thích hợp cho cây và bầu ươm cần để nơi có ít nắng giúp cây mau phát triển và cứng cáp. Sau 10-15 ngày gieo cây con có 1-2 lá thật, lúc này có thể đem đi trồng.
6. Trồng dưa lưới
Cho giá thể vào chậu, không nên đổ đầy chậu mà đổ cách miệng chậu 5-7cm để sau này bón và bổ sung giá thể sau. Chọn những cây con khỏe mạnh để trồng, mỗi chậu trồng một cây, sau khi trồng dùng tay ấn chặt đất xung quanh cây cho cây chặt lại, sau đó rắc một lớp vôi bột lên bề mặt giá thể để giảm mầm bệnh cho cây.
7. Chăm sóc
Khi cây dưa lưới bắt đầu phát triển có 4-5 lá thì bạn tiến hành làm giàn cho cây. Thay vì đóng cọc bạn có thể dùng dây ni-lông buộc nhẹ vào hàng rào ban công để cây đưa lưới có thể bám vào phát triển tốt. Nếu bạn muốn trồng cây lâu dài thì nên đầu tư một giàn leo chắc chắn bằng sắt đảm bảo, tạo điều kiện cho cây phát triển tốt, ra hoa và có nhiều quả.
Khi cây có 2 lá thật, cây sẽ ra nách lá đều đặn, cần ngắt hết đến khi nào ra đến lá thứ 8 hoặc 10 thì để nhánh đó lại, lúc này nách lá đầu tiên của nhánh đó sẽ ra hoa. Khi cây bắt đầu có quả thì nên ngắt những nhánh phụ hết đi, để cây có thể tập trung cung cấp dinh dưỡng dành cho quả.
Khi nhánh mọc dài ra nên bấm ngọn của nhánh đó và chỉ để lại 1 hoa cái, 1 lá cạnh bông cái, sau đó hoa sẽ nở và đậu quả.
8. Thu hoạch
Dưa lưới từ khi trồng cho đến khi thu hoạch có thời gian từ 85-90 ngày, khi chín có màu trắng ngà hoặc vàng, gân lưới xuất hiện rõ hơn và có mùi thơm. Dưa hái xong nên để 1-2 ngày trước khi thưởng thức như vậy khi ăn quả sẽ ngon và ngọt hơn.
Cách trồng dưa lưới tại nhà cực kỳ đơn giản dành cho các bạn. Với những kỹ thuật trên là bạn sẽ có được những trái dưa lưới thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng được mọi người yêu thích. Hy vọng các bạn có thể tự trồng cây dưa lưới tại nhà thành công.
Dưa lưới vàng
Dưa lưới vàng là một loại dưa lưới có màu vàng tươi. Nó có vị ngọt dịu và hấp dẫn và thường được sử dụng trong các món ăn như salát, nước ép, hoặc trộn với các loại trái cây khác. Tương tự như dưa lưới thông thường, dưa lưới vàng cũng có nhiều chất dinh dưỡng và là một nguồn thức ăn tốt cho sức khỏe.
Cách trồng dưa lưới vàng:
- Chọn vị trí: Dưa lưới vàng yêu cầu ánh nắng mặt trời và không bị che nắng.
- Chuẩn bị đất: Chuẩn bị đất trồng trước khi trồng, đảm bảo rằng đất có đủ độ ẩm và không quá khô.
- Trồng cây: Chọn cây có kích thước phù hợp và sử dụng phân bón để giúp cây phát triển tốt hơn.
- Tưới nước: Dưa lưới vàng cần được tưới nước thường xuyên, đặc biệt trong mùa hè khi nhiệt độ cao.
- Chăm sóc: Chăm sóc cây bằng cách cắt cụt, giữ sạch vùng trồng và tìm các biểu hiện của bệnh và sớm điều trị.
Lưu ý: Chọn loại dưa lưới vàng phù hợp với vùng địa lý của bạn và giữ cho đất trồng đủ ẩm. Chăm sóc cây thường xuyên sẽ giúp cây phát triển tốt hơn và sinh trưởng nhanh hơn.
Bạn thấy đấy, cách trồng và chăm bón dưa lưới không hề khó một chút nào, bạn có thể tận dụng sân vườn, thậm chí là sân thượng để có những quả dưa ngon, ngon, an toàn cho cả nhà nhé. Chúc bạn thành công với cách trồng dưa lưới hôm nay!