Chanh dây là một loại quả dùng để pha chế thức uống rất ngon và thanh mát. Vào những ngày hè nóng nực thưởng thức một ly chanh dây thì còn gì tuyệt vời hơn. Thay vì chọn mua chanh dây ngoài hàng, không đảm bảo vệ sinh, đôi lúc gây hại cho sức khỏe. Bạn không thử cách trồng chanh dây tại nhà cho quả sai quanh năm. Để nắm rõ kỹ thuật trồng lẫn chăm sóc chanh dây, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Contents
Tìm hiểu về cây chanh dây
Chanh dây hay còn gọi là chanh leo, một loại quả thường dùng pha chế thức uống. Vị chua thanh, ngọt mát của chanh dây khiến thực khách thưởng thức mãi không thôi. Vào những ngày hè ói nức, thưởng thức 1 ly chanh dây thì còn gì tuyệt vời hơn.
Được biết chanh dây là giống cây thân mềm, sinh trưởng và phát triển bằng cách leo bám vào giàn hoặc giá đỡ hoặc thân cây khác. Thân cây chanh dây có nhiều tua cuốn, lá xanh non mọc xen kẽ trên nhánh và phát triển tươi tốt khi cung cấp đủ nước. Quả chanh dây có hình cầu, lúc nòn có màu xanh đậm nhưng khi chín lại có màu tím sẫm.
Đặc biệt khi chanh dây chín lớp vỏ bên ngoài khá bóng và đẹp mắt. Khi bổ quả chanh dây chín bên trong có phần thịt màu vàng và những hạt màu đen. Khi pha chanh dây thành thức uống có vị chua thanh và ngọt mát, giúp cơ thể bù đắp lượng nước mất đi trong ngày hè nóng nực, oi bức.
Thường chanh dây trồng khoảng 6 – 7 tháng là ra hoa. Sau 1 – 2 tuần thành hoa thụ phấn tạo thành trái non và nuôi dưỡng theo thời gian thành quả chanh dây chín. Thời gian ra hoa đến quả chín mất tầm 2 tháng, thường tuổi thọ của một cây chanh dây khá lâu khoảng 2 năm trở lên. Bởi vậy rất tiện cho cả nhà, vừa tiết kiệm chi phí vừa có nguồn thực phẩm tươi sạch, an toàn cho sức khỏe.
Chuẩn bị gì khi trồng chanh dây?
1. Đất trồng
Cây chanh dây rất dễ trồng và dễ sống. Dù bạn trồng ở thùng chậu hay trực tiếp dưới mặt đất thì giống cây này vẫn sinh trưởng và phát triển tốt. Quan trọng là bạn phải cung cấp đầy đủ nước. Đất trồng chanh dây không quá kén, tốt nhất bạn nên chọn đât thịt pha trộn với phân chuồng ủ mục. Hoặc có thể trộn với xơ dừa, tro chấu đã qua sử dụng.
2. Giống trồng
Thông thường chanh dây được trồng với 2 hình thức. Một là sử dụng hạt giống, hai là sử dụng cây non. Loại giống này cây chanh dây vẫn sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên khi lựa chọn giống cây trông, bạn cần lựa giống khỏe, giống tốt đạt chất lượng.
3. Dụng cụ trồng
Dụng cụ trồng chanh dây khá đơn giản, bạn cẫn chuẩn bị xẻng, kéo, thùng chậu gieo trồng hoặc trồng trực tiếp dưới mặt đất,…. Cùng một số dụng cụ cần thiết khác.
Cách trồng chanh dây tại nhà cho quả sai
1. Cách trồng chanh dây bằng hạt
Sau khi chọn được hạt giống chắc khỏe, bạn nên cho hạt giống ngâm trong nước qua đểm để hạt nở căng. Qua hôm sau bạn vớt để ráo rồi gieo trong đất trồng.
Lưu ý: trước khi cho hạt giống xuống đất, bạn hãy làm tơ xốp đất rồi khoét một lỗ nhỏ mới cho hạt giống chanh dây vào. Cuối cùng là lắp đất lại và tưới một chút nước cho thấm đất.
Nếu bạn biết cách chăm sóc tốt thì khoảng 1 tuần sau hạt giống sẽ nảy mầm và phát triển như một cây con bình thường. Thông thường cây chanh dây con trồng tầm 1 tháng có chiều dài tầm 10cm.
2. Cách trồng chanh dây bằng cây con
Đa phần người ta sẽ trồng chanh dây bằng cây non nhiều hơn. Bởi tỷ lệ sinh trưởng và bắt rễ nhanh hơn hạt giống. Sau khi cây con được ươm mầm, bạn cần làm đất kỹ rồi đào lỗ trồng cây chanh dây và tưới nước chăm sóc thường xuyên.
Lưu ý: lúc vừa trồng chanh dây xuống đất, bạn nên rào chắn xung quanh tránh chó mèo chạy vào làm gãy cây trồng. Một phần giúp cây chắc, đứng khỏe mỗi khi gặp gió lớn.
Cách chăm sóc chanh dây đúng cách
1. Làm giàn leo cho chanh dây
Khi cây chanh dây sinh trưởng tốt cao tầm 40cm, bạn nên lập giàn leo cho giống cây. Nếu bên cạnh cây chanh dây có cây to khác thì bạn hãy kéo phần đọt nuôi leo bám vào thân cây khác để phát triển. Còn không bạn phải sử dụng tre trúc hoặc dây mềm làm giàn để chanh dây bám leo vào.
Mức độ sinh trưởng của chanh dây khá tốt, vì vậy bạn cần làm giàn thật chắc. Một phần là tuổi thọ chanh dây khá lâu, khả năng bám leo sẽ sinh trưởng đến khi chết mới ngừng lại. Thông thường người ta sẽ làm giàn leo cách mặt đất tầm 2m. Khi giàn chanh dây có quả thì quả này treo trên giàn trông khá đẹp mắt.
2. Tưới nước
Việc sinh trưởng và phát triển của chanh dây thuộc phụ chủ yếu vào nước. Bởi thế bạn nên tưới nước thường xuyên, 1 lần/ ngày. Tốt nhất nên tưới nước cho chanh dây vào buổi sáng sớm.
Lưu ý. Bạn không nên tưới nước cho chanh dây vào buổi trưa nắng hoặc buổi tối. Bởi lúc này bộ phận rễ của cây ngưng hoạt động. Nếu tưới nước vào bắt buộc rễ phải hoạt động và ảnh hưởng đến khả năng chống chội với thời tiết.
3. Bón phân
Bên cạnh việc tưới nước thường xuyên, bạn cũng cần bón phân cho cây để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Nhất là trước ra hoa và sau khi thu hoạch, việc bón phân bổ sung khoáng chất cho cây rất quan trọng. Giúp cây tăng dưỡng rễ, giúp cây phát triển giống và cho quả sai vào đợt thu hoạch sau.
4. Cắt tỉa cành
Thường chanh dây sinh trưởng khá tốt, lá chanh dây xum xuê. Vì vậy bạn cần cắt tỉa bớt lá già, tránh để lá quá nhiều ảnh hưởng đến việc hấp thụ nước và khoáng chất cho cây. Một phần là cắt tỉa lá giúp quả chanh dây to và mọng nước hơn. Tuy nhiên bạn không nên loại bỏ quá nhiều, dễ khiến cây chết và mất hơi nước.
Cần lưu ý gì khi trồng chanh dây
Khi trồng chanh cây bạn cần lưu ý một vài điểm dưới đây:
– Tuy nói trồng chanh dây đơn giản nhưng bạn cần chú ý 3 giai đoạn quan trọng: lúc mới trồng cây non, cây ra hoa và sau khi thu hoạch.
– Chanh dây sinh trưởng tốt chủ yếu nhờ vào nước. Bởi vậy bạn cần cung cấp đủ nước 1 lần/ ngày.
– Khi hoa chanh dây rụng và kết thành quả, bạn nên cắt tỉa bỏ lá xung quanh quả. Việc làm này giúp quả hấp thụ nước tốt, giúp quả to và mọng nước hơn.
– Sau khi thu hoạch chanh dây xong, bạn nên cắt tỉa bớt lá chanh dây già. Bón phân và chờ đợt thu hoạch tiếp theo.
>>> Xem thêm: Cách trồng bí đao trong chậu để tại nhà
Bên trên là cách trồng chanh dây cho quả sai quanh năm, bạn nên tham khảo qua và áp dụng thử. Thay vào tốn tiền mua chanh dây ngoài hàng không đạt chuẩn, không an toàn. Tại sao bạn không thử trồng một giàn chanh dây tại nhà cho quả quanh năm. Một cách vừa tiết kiệm chi phí vừa thư giãn tinh thần qua cách trồng cây.