Cách điều trị bệnh parvo ở chó tại nhà

Bệnh Parvo là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều cái chết cho chó. Nguồn gốc của căn bệnh này là do một loại virus có tên Canine Parvovirus (CPV) gây ra được phát hiện vào năm 1978.

Biểu hiện của căn bệnh này chính là: Viêm ruột – xuất huyết gây tiêu chảy, trong phân có lẫn kèm máu, niêm mạc đường tiêu hóa và viêm cơ tim.

Khi chó nhà bạn mắc phải căn bệnh này, cần phải có cách điều trị thích hợp nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng của các bé. Dưới đây là cách điều trị bệnh Parvo ở chó tại nhà bạn cần phải biết.

Nhận biết bệnh Parvo ở chó

Cách điều trị bệnh parvo ở chó tại nhà-1

– Bệnh Parvo thường bùng phát ở chó con từ 6 đến 20 tuần tuổi và 85% ca lây nhiễm phát sinh từ những chó con dưới 1 tuổi.

– Bệnh Parvo thường xuất hiện ở một số giống chó nhất định như chó rốt, chó sục pitbull Mỹ, Doberman Pinscher và chó chăn cừu Đức…

– Theo dõi hành vi của chó, nếu thấy chó có biểu hiện lờ phờ, ít vận động, nằm lì 1 góc và quyết không di chuyển, sau đó tỏ ra yếu ớt và mất cảm giác thèm ăn.

– Chó khi mắc phải virus parvo thường có dấu hiệu bị sốt, biểu hiện trước khi bệnh là thân nhiệt sốt rơi vào 40-41 độ C. Niêm mạc dạ dày sẽ bị sưng tấy và loét khiến chó bị nôn.

Xem Thêm  Tóm tắt "Truyện Kiều" của Nguyễn Du ngắn gọn

– Chó sẽ có dấu hiệu bị tiêu chảy, phân lỏng, phân nhầy, phân có máu hoặc hình dạng bất thường. Bệnh này còn khiến cho cơ thể chó bị mất nước.

– Bệnh Parvo khiến chó bị xuất huyết dạ dày – ruột gây ra tình trạng thiếu máu. Để kiểm tra xem chó của bạn có bị thiếu máu hay không, hãy ấn tay vào lợi của con chó. Màu sắc lợi của một con chó khỏe mạnh sẽ nhanh chóng trở về màu bình thường sau khoảng 2 giây. Nếu lâu hơn thế nghĩa là chó của bạn có thể đang bị tiêu chảy. Lợi của những con chó mắc bệnh này thường trông xanh xao thấy rõ.

Các loại bệnh parvo ở chó thường gặp

1. Bệnh Parvo thể tim ở chó

Đây là hình thức bệnh Parvo ở chó ít hơn so với thể ruột. Đối với dạng Parvo ở thể tim thường rất nặng, làm viêm và hoại tử cơ tim gây khó thở và chết non (< 8 tuần) của chó.Bệnh này có thể có hoặc không đi kèm với các dấu hiệu đường ruột. Hiện nay, bệnh này rất hiếm thấy trên thế giới.

2. Bệnh Parvo thể ruột ở chó

Virus Parvo phân chia trong các tế bào biểu mô ruột gây hoại tử bong tróc các tế bào niêm mạc gây nên tình trạng tiêu chảy, xuất huyết. Niêm mạc sẽ theo phân ra ngoài cùng với những chất khác gây mùi hôi tanh khó chịu.

Hầu hết chó bị ảnh hưởng (85%) ở lứa tuổi 6-20 tuần tuổi. Có ý kiến cho rằng tỷ lệ tử vong khoảng 91% và nếu được điều trị đúng mức thì tỷ lệ sống sót có thể đến 80-95%.

Xem Thêm  Top 7 xe bán tải tốt giá rẻ nhất 2019 đáng nên mua

Bệnh thường có các triệu chứng tiêu chảy nặng gây mất nước, điện giải, máu và nhiễm trùng thứ cấp. Những yếu tố này làm cho con vật có biểu hiện vô thần, sụt cân nhanh, đau đớn, shock do mất máu…Chó thường sẽ không chết do virus, nhưng thường chết do nhiễm trùng thứ cấp.

Cách điều trị bệnh Parvo ở chó tại nhà

Cách điều trị bệnh parvo ở chó tại nhà-2

Khi chó mắc phải các triệu chứng trên và được chuẩn đoán là mắc bệnh Parvo, bạn nên đưa chó đến bác sĩ thú y ngay lập tức, càng sớm càng tốt. Đừng để lâu khiến bệnh đến giai đoạn cuối chó sẽ chết vì mất nước. Những việc quan trọng bạn cần phải làm chính là:

– Ngừng cho ăn và uống trong thời gian con vật chưa có dấu hiệu hồi phục. Nếu chó có dấu hiệu ăn được thì nên cho ăn nhẹ, ăn những thức ăn dễ tiêu như tinh bột, thịt gà… liên tục đến 7-14 ngày sau đó là tốt nhất để giảm bớt tối đa có thể những rủi ro.

– Truyền dịch để giúp bù đắp, cân bằng lại nước và chất điện gải, đồng thời bổ sung năng lượng.

– Chống buồn nôn, chống tiêu chảy, cầm máu và chích thuốc kháng sinh cho chú cún nhà bạn là điều không nên bỏ qua.

– Khi bệnh đang khởi phát nên tiêm kháng huyết thanh. Chống shock do mất máu cho chó.

Những lưu ý khi điều trị bệnh Parvo ở chó

– Nên làm đúng theo phác đồ mà bác sĩ đã đưa ra với từng trường hợp chó bệnh để tránh tiêm các loại kháng sinh dễ gây độc cho con vật trong khi tình trạng mất nước của chúng đang rất trầm trọng. (Nhóm sulfamid, nhóm kháng sinh aminozid (Streptomycin, Gentamycin, Neomycin, Kanamycin). Nhóm cephalosporin: thế hệ 1 (cephalexin, cefalothin, cephazolin, cephadroxil), nhóm polimycin: Colimicin (colistin)…)

Xem Thêm  Deadline là gì? Làm sao để xây dựng deadline hiệu quả?

– Sử dụng thuốc trợ tim không đúng chỉ định sẽ làm con vật nhanh chết hơn.

– Truyền dịch không đủ sẽ không đem lại hiệu quả, truyền không đúng cách sẽ khiến con vật nhanh kiệt sức.

– Lạm dụng các loại thuốc cầm máu và thuốc giảm co thắt tiết dịch.

– Parvo là bệnh do virus gây ra và không thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Cách phòng bệnh Parvo ở chó

– Khi mang chó về nuôi nên tiêm vacxin cho chó. Mũi tiêm đầu tiên nên được thực hiện khi chó từ 5 đến 6 tuần tuổi. Sau đó, cứ cách 2 đến 3 tuần lại cần tiêm một lần và phải tiêm ít nhất là 3 mũi.

– Parvo là một virus dai dẳng, không dễ gì phân hủy. Virus này kháng nhiều loại chất diệt khuẩn và có thể tồn tại trong khoảng thời gian dài lên tới nhiều tháng, thậm chí hơn. Vì thế nên phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và khử trùng cho chó của bạn.

– Tìm kiếm những sản phẩm dán mác có tác dụng khử Parvo hoặc tẩy một cách an toàn theo công thức một phần chất tẩy, 30 phần nước.

Nếu phát hiện chó nhà bạn bị nhiễm virus Parvo thì hãy áp dụng cách điều trị Parvo ở chó tại nhà như trên đây để kịp thời điều trị cho chú chó của bạn. Bệnh Parvo là một bệnh nguy hiểm không thể xem thường nên ngoài việc điều trị tại nhà, bạn cũng nên kết hợp với bác sĩ thú y để có hướng chữa trị tốt nhất nhé.

Bài Liên Quan: