Bệnh Parvovirus khiến chó lừ đừ, mệt mỏi, bỏ ăn

Nếu một ngày cún cưng của bạn cảm thấy chán ăn, mệt mỏi và lừ đừ thì khi đó bạn nên nghĩ tới bệnh Parvovirus. Đây là một trong những bệnh khá phổ biến ở chó con, bệnh có thể gây nên tỉ lệ tử vong tới 80%, và chó thường chết sau 48-72h kể từ khi có những triệu chứng đầu tiên.

Nguyên nhân gây bệnh Parvovirus:

  • Bệnh này do vi khuẩn Canine Parvovirus (CPV) gây ra. Bệnh không lây trực tiếp từ chó này sang chó khác mà là từ phân của chó bi bệnh phát tán ra môi trường và lây qua chó khác.
  • Bệnh dễ gặp ở chó con và những chú chó chưa được tiêm chủng phòng bệnh.
    Bệnh Parvovirus khiến chó lừ đừ, mệt mỏi, bỏ ăn-1
  • Khi bị nhiễm  vi khuẩn Canine Parvovirus (CPV). Bệnh có thể phát triển theo 2 hướng:

+ Parvovirus vào cơ thể chó rồi tấn công vào máu-> Tuỷ xương, hạch bạch huyết, lá lách -> Hoại tử tế bào lympho -> Giảm tế bào lympho -> Chết.

+ Parvovirus vào cơ thể chó rồi tấn công vào máu-> Ruột -> Hoại tử biểu mô ruột -> Viêm ruột, tiêu chảy -> Khỏi bệnh.

Các thể bệnh và triệu chứng

Sau khoảng 3-10 ngày sau khi bi nhiễm bệnh, cún của bạn sẽ có biểu hiện ủ rũ, nôn mửa, sốt, mệt mỏi.

Bệnh Parvovirus khiến chó lừ đừ, mệt mỏi, bỏ ăn-2

Các thể bệnh:

  • Thể tim: Các mấu tim bị nhiễm trùng được tìm thấy ở chó đang nhiễm bệnh hoặc chó con sau khi sinh. Bệnh thường tiến triển nhanh, nặng và gây chết non ở chó con (khoảng 8 tuần tuổi).
  • Thể đường ruột: Virus gây nguy hại nghiêm trọng tới đường ruột, gây bong tróc các tế bào niêm mạc. Điều này dẫn đến cún bị tiêu chảy, xuất huyết.
Xem Thêm  Những bộ phim kiếm hiệp hay nhất của Kim Dung

Cách điều trị bệnh:

  • Truyền dịch Lactate Ringer và Glucose 5% để chống mất nước và cung cấp năng lượng.
  • Imodium (Loperamide) 1 viên/15kgP bắt uống 3 lần/ngày để cầm tiêu chảy.
  • Chống ói bằng Primperan (metocloperamide) 1ml/10kgP tiêm bắp.
  • Dùng Actapulgite hoặc Varogel: 1 gói/10kgP, uống 3 lần/ngày.
  • Sử dụng kháng sinh chống phụ nhiễm như: Septotryl, Baytril, Multibio 1ml/10kgP/ngày. Trợ sức bằng: B-complex hay Lesthionin C.

Cách phòng bệnh:

Bệnh Parvovirus khiến chó lừ đừ, mệt mỏi, bỏ ăn-3

  • Khi nuôi bất kỳ một cún cưng nào bạn cũng cần đưa chúng đi tiêm chủng đầy đủ. Đặc biệt là vaccin Parvo khi chó được 6 tuần tuổi.
  • Nên tiêm cho chó mẹ vaccin trước khi chúng mang thai 1 tháng để tạo miễn dịch cho chó con.
  • Cho cún đi thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện những biểu hiện lạ một cách sớm nhất.
  • Vệ sinh nơi ở sạch sẽ.  Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho cún.
  • Đừng quên khử trùng định kỳ nơi ở của cún để diệt trừ mầm bệnh gây bệnh hại cho cún.

Hi vọng với một vài thông tin chia sẻ hôm nay đã giúp bạn tìm hiểu rõ hơn phần nào về bệnh Parvovirus, cách phòng tránh và điều trị bệnh cho chó nhé.

Bài Liên Quan: