Xe cơ giới là gì? Xe máy có phải là xe cơ giới không?

Xe cơ giới được xem là một phương tiện giao thông chiếm mật độ lớn trong giao thông đường bộ, do đó để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người lái xe và hành khách. Người tham gia xe cơ giới cần phải nghiêm túc chấp hành đúng luật giao thông đường bộ đã quy định. Vậy xe cơ giới là gì? Xe máy có phải là xe cơ giới hay không? Tốc độ quy định cho xe cơ giới là bao nhiêu? Mời bạn cùng Wiki Cách Làm tham khảo nội dung bài viết sau đây.

Xe cơ giới là gì?

Xe cơ giới là gì? Xe máy có phải là xe cơ giới không?-1

Toàn bộ những phương tiện tham gia giao thông đường bộ sử dụng động cơ và tốn nhiều nhiên liệu được xem là xe cơ giới. Do đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa, xe cơ giới ngày càng phát triển và tăng số lượng. Vì thế thường xuyên xảy ra vấn đề vi phạm giao thông, thậm chí gây tai nạn giao thông.

Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản, người tham gia giao thông cần thực hiện đúng luật giao thông đã quy định. Hạn chế xảy ra tình trạng vi phạm tốc độ hay tai nạn thảm khóc từ tại nạn giao thông.

Các loại xe cơ giới thông dụng hiện nay

Xe cơ giới bao gồm các loại xe ô tô, máy kéo, rơ moóc hoặc xe mô tô hai bánh, ba bánh hoặc xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự được sử dụng động cơ nhằm chở người và hàng hóa trên đường bộ. Xe cơ giới bao gồm cả tàu điện bánh lốp ( tức là các loại tàu sử dụng bằng điện di chuyển di không chạy trên đường ray).

Nói cách khác, trừ xe đạp, xe đẩy và xe lăn thì tất cả các phương tiện giao thông đường bộ sử dụng động cơ và tiêu hao nhiên liệu thì đều được gọi là xe cơ giới.

Xem Thêm  Tiểu sử Kim Tử Long: năm sinh, sự nghiệp, gia đình

Xe máy có thể là xe cơ giới hay không?

Có thể nói, tất cả các phương tiện giao thông sử dụng động cơ và tiêu hao nhiêu liệu đều gọi là xe cơ giới, trong đó có xe máy.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho người điều khiển và người ngồi trong xe cơ giới. Người lái xe cần thực hiện đúng luật giao thông đã quy định về tốc độ, khoảng cách giữa các phương tiện, tải trọng,…

Nguyên nhân gây tai nạn gây ta từ xe cơ giới

Xe cơ giới là gì? Xe máy có phải là xe cơ giới không?-2

Trên thực tế, các tai nan giao thông xảy ra phần lớn do xe cơ giới. Vậy nguyên nhân do đâu?

– Kỹ thuật xử lý tình huống của người điều khiển kém. Thường va chạm và tai nạn giao thông xảy ra phần lớn do kỹ năng xử lý tình huống của tài xế không được hiệu quả, bối rối, lúng túng không gặp phải tình huống bất ngờ.

Nếu các bác tài có nhiều năm kinh nghiệm sẽ rất bình tĩnh để xử lý tình huống dù có kết quả xấu hay tốt, tài xế vẫn cố gắng bình tĩnh giải quyết tình huống theo cách tốt nhất, giảm tối đa hậu quả va chạm.

– Thiết bị động cơ của xe cơ giới không được bảo dưỡng định kỳ. Phần lớn tai nan giao thông xảy ra do mất thắng, mất khiển soát trong lúc lái xe cơ giới,… Đây là những nguyên nhân cơ bản gây ra tai nạn thảm khóc trong giao thông đường bộ.

Để hạn chế tối đa tình trạng này, chủ phương tiện cần thường xuyên đem phương tiện kiểm tra định kỳ nhằm nắm rõ tình hình của phương tiện có hoạt động tốt hay không, cần duy trì hay nên thay bộ phận động cơ nào của phương tiện để đảm bảo phương tiện hoạt động tốt trước khi lăn bánh tham gia giao thông đường bộ.

– Vận chuyện xe cơ giới quá nhanh hoặc quá chậm. Tốc độ di chuyển là yếu tố rất quan trọng mà người lái xe cần ghi nhớ. Tốc độ di chuyển quá nhanh khiến động cơ hoạt động quá mức, khi xảy ra tình huống va chạm khiến người điều khiển khó xử lý tình huống, dẫn đến tai nạn giao thông.

Xem Thêm  Cách nhận biết les kín qua các dấu hiệu đơn giản

– Tải trọng quá mức so với quy định. Chở quá tải trong các loại xe cơ giới cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tai nạn giao thông. Khi tình huống va chậm xảy ra, tải trọng quá nặng khiến người lái xe không làm chủ phương tiện.

Tốc độ quy định đối với xe cơ giới

Xe cơ giới là gì? Xe máy có phải là xe cơ giới không?-3

Căn cứ vào Thông tư số 13/2009 TT-BGTVT (ngày 17/7/2009) quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới khi tham gia giao thông đường bộ như sau:

Xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ trong khu vực đông dân cư

Loại xe cơ giới đường bộ Tốc độ tối đa (km/h)
Ô tô chở người đến 30 chỗ ngồi, ô tô tải có trọng tải dưới 3500 kg  50
Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi, ô tô tải có trọng tải từ 3500kg trở lên, ô tô sơ mi rơ moóc, ô tô kéo rơ moóc, ô tô kéo xe khác, ô tô chuyên dùng, xe ô tô, xe gắn máy40

Xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư

Loại xe cơ giới đường bộ    Tốc độ tối đa (km/h)
Ô tô chở người đến 30 chỗ ngồi (trừ ô tô buýt), ô tô tải có trọng tải dưới 3500kg80
Ô tô tải có trọng tải từ 3500kg trở lên70
Ô tô buýt, ô tô sơ mi rơ moóc, ô tô chuyên dùng, xe mô tô60
Ô tô kéo rơ moóc, ô tô kéo xe khác, xe gắn máy50

Ngoài ra, người tham gia giao thông cần tuân thủ đúng quy định luật giao thông về tốc độ trên đường cũng như khoảng cách an toàn tuyệt đối giữa hai xe cơ giới đang di chuyển trên đường theo đúng biển báo hiệu đường bộ. Cụ thể khi mặt đường khô ráo thì khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau: Đến 60km/h: 30m; trên 60 đến 80km/h:50m; trên 80 đến 100km/h: 70m; trên 100 đến 120 km/h: 90m.

Mức phạt tốc độ đối với xe cơ giới

Xe cơ giới là gì? Xe máy có phải là xe cơ giới không?-4

– Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng, đối người điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định

Xem Thêm  10+ dấu hiệu chàng bật đèn xanh với bạn

– Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng, đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h

– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng, đối với người điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h

– Phạt tiền 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng, đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h

– Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng:

  • Đối với người điều khiển xe không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; tránh, vượt không đúng quy định gây tai nạn giao thông hoặc không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông;
  • Đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h.

Tùy theo mức độ vi phạm giao thông đường bộ mà người điều khiển xe cơ giới sẽ bị tịch thu Giấy phép lái xe từ 1 – 4 tháng.

Xem thêm:

Chắc hẳn từ những thông tin bên trên, bạn sẽ hiểu rõ hơn xe cơ giới là gì? Tốc độ quy định cho xe cơ giới cũng như nguyên nhân gây tai nạn xe cơ giới. Hi vọng thông qua nội dung bài viết này, bạn đọc sẽ có cái nhìn tổng quan về xe cơ giới, nhất là người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người lái xe vàz hành khách ngồi trên xe, người điều khiển cần thực hiện đúng Luật giao thông đường bộ đã quy định.

Bài Liên Quan: