Trẻ tiêm phòng muộn có sao không

Vì 1 số lý do mà có rất nhiều trường hợp trẻ được đưa đi tiêm phòng muộn hơn so với thời gian quy định. Thế nên việc tiêm phòng muộn sẽ khiến bé có nguy cơ nhiễm các khuẩn virus bệnh nếu gặp phải. Do đó nếu bé được tiêm phòng sớm, bé sẽ có kháng thể bảo vệ với bệnh sớm.

Trẻ tiêm phòng muộn có sao không-1

Trẻ tiêm phòng muộn có sao không?

Theo Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận một số ca mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như ho gà, sởi, rubella… Đặc biệt có nhiều trường hợp mắc bệnh sớm như bệnh ho gà ở trẻ 2-3 tháng tuổi, bệnh sởi khi trẻ 9-12 tháng tuổi. Đây là độ tuổi trẻ cần được đưa đi tiêm phòng theo lịch đầy đủ nhưng chưa được tiêm chủng.

Theo các chuyên gia y tế, hiện người dân hay tìm đến các loại vaccine dịch vụ, vô hình trung kéo dài thời gian trẻ không được bảo vệ.

  • Chính những trẻ không được bảo vệ này vô tình trở thành cầu nối mang bệnh đến cho những trẻ bé hơn.
  • Điều này lý giải vì sao có những trẻ 2 tháng tuổi trở xuống đã bị nhiễm.
  • Do vaccine dịch vụ hiếm hoi mà nhu cầu lại lớn nên thời gian qua nhiều trẻ đến tuổi không được tiêm vaccine ngừa ho gà, có khi đến 6 tháng – 1 tuổi các bé vẫn chưa được tiêm, trong khi lịch tiêm văc xin này là khi trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi.
  • Việc tiêm vaccine muộn hơn so với khuyến cáo cũng có thể làm khả năng miễn dịch giảm.
  • Trong tiêm chủng thì việc tiêm đầy đủ và đúng lịch rất quan trọng bởi nó tạo được miễn dịch kịp thời, đầy đủ cho các cháu để phòng bệnh.
  • Nếu cha mẹ trì hoãn, trẻ không được bảo vệ và có nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm do tiêm chủng chậm.
Xem Thêm  Sảy thai sớm và những điều cần biết?

Nguyên nhân cho trẻ tiêm phòng muộn:

  • Theo các chuyên gia y tế nguyên nhân của việc nhiều bậc phụ huynh đã trì hoãn cho con trẻ đi tiêm chủng theo lịch một phần vì các bà mẹ không nắm được trẻ sau khi sinh cần được tiêm những vaccine gì và lịch tiêm chủng như thế nào, đặc biệt là trẻ dưới một tuổi do đó không chủ động cho con em mình đi tiêm chủng.
  • Ngoài ra, một trong các nguyên nhân khác là do một số bà mẹ chờ đợi vaccine Hexa-infarix (Vaccine 6 trong 1 gồm: Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, Viêm gan B, Hemophilus influenza tuýp B) hoặc vaccine Pentaxim (Vaccine 5 trong 1gồm: Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, Hemophilus influenza typ B) tiêm phòng bệnh cho con theo với hình thức tiêm vaccine dịch vụ. Việc chờ đợi tiêm vaccine dịch vụ sẽ làm chậm lịch tiêm chủng cho trẻ. Điều này thực sự rất nguy hiểm, vì tỷ lệ mắc bệnh nặng và tử vong của bệnh ho gà cao nhất  ở trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi. Tâm lý chờ đợi tiêm vaccine dịch vụ mà không đưa trẻ đi tiêm chủng theo lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng trong khi chương trình tiêm chủng mở rộng luôn đảm bảo đầy đủ vaccine để tiêm cho trẻ đúng lịch.
  • Bên cạnh đó, một số bà mẹ không đưa con đi tiêm chủng còn vì những lý do như sợ phản ứng sau tiêm chủng cho trẻ, sợ trẻ ốm (mặc dù trẻ không thuộc diện hoãn tiêm), trẻ bị mắc các bệnh khác như sốt, ho, viêm phổi… do không được phòng bệnh đúng cách trong mùa đông xuân (như giữ ấm cho trẻ khi đi lại, cách ly với trẻ bị mắc bệnh truyền nhiễm…) dẫn đến mất cơ hội tiêm vaccine phòng bệnh. Tuy nhiên, cha mẹ lại không cho trẻ tiêm bù lại ngay và dẫn đến trẻ bị trì hoãn tiêm qua nhiều tháng, đây là khoảng trống thời gian trẻ dễ mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Thêm vào đó, do trẻ di chuyển chỗ ở từ nơi này sang nơi khác song không kịp thời khai báo với cán bộ y tế xã, phường nơi hiện tại mình sống để được tiêm chủng đúng lịch một cách kịp thời.
Xem Thêm  Ma túy đá là gì? Dấu hiệu nhận biết nguời sử dụng ma túy đá

Theo tổ chức Y tế thế giới, lịch tiêm chủng không mang tính ngẫu nhiên. Nó được lập ra dựa vào kết quả vô số nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu trên động vật và thử nghiệm lâm sàng trong nhiều năm nhằm tìm ra ở độ tuổi nào, trẻ có phản ứng miễn dịch tối ưu và do đó có mức bảo vệ tốt nhất, cũng như ở độ tuổi nào trẻ đối mặt với nhiều nguy cơ gặp biến chứng hoặc tử vong nhất khi mắc một trong những bệnh có thể chủng ngừa. Hiện nay ở nước ta, việc tiêm vaccine phòng bệnh thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng không chỉ là tự nguyện mà còn được quy định bắt buộc (theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm). Nếu trẻ không được tiêm vaccine phòng bệnh sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh đồng thời khi trẻ mắc bệnh là nguồn lây nhiễm trong cộng đồng.

Lịch tiêm chủng chương trình tiêm chủng mở rộng

Trẻ tiêm phòng muộn có sao không-2

Hy vọng với những chia sẻ này, các bậc phụ huynh hiểu rõ được tầm quan trọng của việc cho trẻ đi tiêm phòng đúng và đủ lịch để bảo vệ con mình được tốt nhất nhé! Chúc các bé luôn khỏe mạnh!

Bài Liên Quan: