Khi nói đến nghệ sĩ Chế Linh, người ta sẽ nghĩ ngay đến những bản nhạc vàng nhẹ nhàng từ thời thập niên 60. Những ca khúc của ca sĩ Chế Linh phù hợp với khán giả độ tuổi trung niên trở lên, các ca khúc này đều mang âm điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, dễ nghe và dễ đi vào lòng người nên thường được những người lớn tuổi yêu thích. Mặc dù ngày nay ca sĩ Chế Linh đã không còn hoạt động nhiều trong nghệ thuật nhưng cái tên này đã để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm trí khán giả mỗi khi nhắc về. Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu đôi nét về tiểu sử Chế Linh để biết về cuộc đời, sự nghiệp của ông trong suốt chặn đường qua.
Contents
Tìm hiểu tiểu sử Chế Linh – Danh ca huyền thoại của làng nhạc vàng thập niên 60
1. Tiểu sử Chế Linh – thông tin cá nhân
– Tên thật: Jamlen (Trà-len), tên Việt là Lưu Văn Liên
– Dân tộc: Chăm
– Bút hiệu: Tú Nhi và Lưu Trần Lê
– Sinh ngày: 3 tháng 4 năm 1942
– Quê quán: Paley Hamu Tanran, gần Phan Rang (nay thuộc Làng Hữu Đức, xã Phước Hữu (Ninh Phước – Ninh Thuận).
Cuộc đời của Chế Linh sớm mất cha khi ông lên 4 tuổi. Sau khi học hết tiểu học chương trình Pháp thì ông được các linh mục Pháp dạy về nhạc lý. Ông tiếp tục theo học trung học tại trường Bồ Đề Phan Rang.
2. Sự nghiệp ca hát
Tháng 8 năm 1959, Chế Linh quyết định vào Sài Gòn một mình, ông tìm được công việc giúp việc nhà (nấu ăn, trông con) cho một ông chủ người Hoa tốt bụng trong Sài Gòn. Đến năm 1962, Chế Linh đã may mắn gặp được đoàn văn nghệ Biệt Chính Biên Hòa và ông quyết định theo đoàn làm ca sĩ, vì ở đây ông được trả lương rất hậu.
Sau 2 năm thì đoàn văn nghệ tan rã, Chế Linh chuyển sang làm tài xế chở đá tại núi Bửu Long ở Biên Hòa chung với nhạc sĩ Bằng Giang. Tại đây, ông vừa làm việc vừa viết nhạc và luyện giọng, tình yêu âm nhạc trong ông cũng bắt đầu nảy nở. Đĩa nhạc đầu tay của Chế Linh ra mắt năm 1964 mang tên Vùng biển trời màu áo em. Ngay sau đó, Chế Linh đã ký hợp đồng với công ty Đĩa Hát Việt Nam.
Đến năm 1980, ông vượt biên sang Malaysia rồi định cư tại Canada. Tại nơi đất khách quê người này, ông vẫn tiếp tục theo đuổi niềm đam mê ca hát và sáng tác của mình. Một số tác phẩm nổi tiếng để đời của Chế Linh như: “Đêm trên đường lạ”; “Mù”; “Hết rồi”; “Thành phố buồn 2”; “Nỗi buồn của tôi”; “Một trời thương nhớ”…
3. Cuộc sống đời tư 4 vợ 14 con của Chế Linh
Nói về cuộc sống đời tư cá nhân của Chế Linh cũng khiến nhiều người chú ý. Năm 21 tuổi ông đã kết hôn với người vợ đầu tiên, chỉ 4 năm sau đó vợ ông đã sinh 5 đứa con. Khi đứa con thứ 5 của ông đang còn chập chững thì ông đã ly dị với người vợ đầu để kết hôn với em gái của vợ cũ. Sống cùng cô vợ thứ hai này được 4 năm và ông đã có thêm 4 đứa con. Tính cách phong lưu của ông vẫn không dừng lại ở đó.
Năm 1971, ông lại tiếp tục ly dị với cô vợ thứ 2, chỉ sau 1 năm Chế Linh đã cưới thêm người vợ thứ 3 là Thúy Hằng khi cô ấy chỉ mới 17 tuổi. Không màn đến sự can ngăn của gia đình, Thúy Hằng đã quyết tâm làm vợ Chế Linh và sinh thêm 2 đứa con.
Cho đến năm 30 tuổi, Thúy Hằng đã tự tử và để lại dòng thư tuyệt mệnh: “Em ra đi để anh còn mãi mãi trong tim em và em cũng còn mãi trong tim anh!”.
Đến cuối năm 1975, Chế Linh đã tái hôn với Vương Nga và tiếp tục có thêm 3 đứa con.
4. Những ca khúc bất hủ của Chế Linh
– Hận đồ bàn, Giọt lệ sầu, Hoa trinh nữ, đây là những ca khúc, album nổi tiếng của Chế Linh thời điểm vừa ra mắt. Cho đến nay những tác phẩm âm nhạc này vẫn giữ được ấn tượng sâu sắc và gây sự chú ý đối với nhiều khán giả yêu nhạc.
– Ca khúc Vọng gác đêm sương là một trong những ca khúc bất hủ của ông với người tình sân khấu Thanh Tuyền.
Một số ca khúc bất hủ khác được yêu thích đến tận ngày nay: Đêm buồn tỉnh lẻ, Bài ca kỷ niệm, Đếm bước cô đơn, Lời thương chưa ngỏ, Đoạn cuối tình yêu, Mai lỡ mình xa nhau, Khung trời kỷ niệm, Đoạn buồn cho tôi,…
5. Thành công và giải thưởng
Danh ca Chế Linh được người hâm mộ xem như một tượng đài âm nhạc đã trải qua nhiều thập kỷ mà ông vẫn giữ được tên tuổi và phong độ của mình. Ngày nay, mặc dù đã ngoài 70 nhưng giọng ca Chế Linh vẫn nhận được sự yêu thích của nhiều khán giả và các fan hâm mộ.
Chế Linh là một giọng ca vàng của Việt Nam nhưng ông chủ yếu sống và hoạt động nghệ thuật tại nước ngoài nên không có nhiều giải thưởng âm nhạc. Giải thưởng duy nhất mà ông có được là vào năm 1972 với Giải Kim Khánh và giải thưởng Huy chương vàng đệ nhất hạng nam ca được tổ chức bởi nhật báo Trắng Đen. Đây được xem là giải thưởng danh giá mà không phải ai cũng có được.
>>> Xem thêm: Tiểu sử Nhật Kim Anh: quê quán, sự nghiệp, đời tư
Đây là sơ lược về tiểu sử Chế Linh, bạn có thể tham khảo để biết thêm về cuộc đời, sự nghiệp cũng như những ca khúc bất hủ mà danh ca huyền thoại của làng nhạc vàng để lại. Mặc dù những ca khúc này đã xuất hiện từ thập niên 60 nhưng đến ngày nay nó đã trở thành ca khúc bất hủ, đi vào lòng người nhất là những khán giả yêu thích nhạc trữ tình.