Tết Hàn thực là gì? Tết Hàn thực cúng gì?

Mỗi quốc gia sẽ có nền văn hóa, phong tục tập quán riêng. Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa của Trung Quốc cho nên có nhiều ngày lễ tết bắt nguồn từ Trung Quốc như tết Hàn thực. Có nhiều bạn trẻ ở các vùng khác không biết tết Hàn thực là gì và nó có ý nghĩa như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngày tết đặc biệt này.

Tết Hàn thực là gì?

Tết Hàn thực là gì? Tết Hàn thực cúng gì?-1

Tết Hàn thực hay còn gọi tết bánh trôi hoặc tết bánh chay là một ngày tết được tổ chức vào mồng 3 tháng 3 âm lịch. Từ “Hàn thực” ở đây có nghĩa là thức ăn lạnh. Đây là một ngày tết truyền thống xuất hiện tại một số tỉnh của Trung Quốc, các tỉnh miền Bắc Việt Nam và một số cộng đồng người Hoa trên thế giới.

Mỗi năm cứ vào ngày tết Hàn thực, nhiều gia đình thường xay bột, đồ đỗ xanh, làm bánh trôi, bánh chay, nấu xôi chè lễ Phật và cúng gia tiên. Họ xem đây là một cách tưởng niệm người thân trong những ngày cuối xuân. Tuy nhiên, ít ai biết rằng tết Hàn thực có xuất xứ từ Trung Quốc, được biết tới nhiều qua tiểu thuyết Đông Chu liệt quốc.

Còn ở Việt Nam, vào ngày tết Hàn thực mồng 3 tháng 3 âm lịch người ta chỉ làm bánh trôi nước hay bánh chay để thay thế cho đồ lạnh, nhưng chỉ cúng gia tiên và có ít liên hệ đến Giới Tử Thôi và những kiêng kỵ khác.

Tết Hàn thực 2019 là ngày nào?

Tết Hàn thực 2019 vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch (tức ngày Chủ Nhật, 7/04/2019). Liền trước đó là ngày Thanh minh – mồng 1 tháng 3 Âm lịch.

Xem Thêm  Văn cúng tất niên trong nhà hay ngoài trời

Nguồn gốc tết Hàn thực

Tết Hàn thực là gì? Tết Hàn thực cúng gì?-2

Tết Hàn thực được viết theo tiếng Hán dịch ra có nghĩa là tết ăn đồ lạnh. Đây là phong tục cổ truyền có xuất xứ từ Trung Quốc dựa theo một truyền thuyết được lưu truyền nhiều đời.

Đó là vào đời Xuân Thu (770 – 221), vua Tấn Văn Công nước Tấn gặp loạn nên bỏ nước lưu vong sang nước khác để mưu sinh, nay Tề mai Sở. Lúc bấy giờ, có một hiền sĩ tên Giới Tử Thôi theo phò vua, giúp đỡ và hiến dâng nhiều mưu kế. Vào một ngày nọ, khi vua Tấn đang trên đường lánh nạn, lương thực cạn kiệt, Giới Tử Thôi đã âm thầm cắt một miếng thịt trên đùi mình và nấu lên để dâng vua. Vua ăn xong hỏi lại mới biết đó là thịt của hiền sĩ nên vô cùng cảm kích.

Suốt 19 năm trời, Giới Tử Thôi đã theo phò vua Tấn, họ cùng nhau nếm mật nằm gai, khổ luyện thành tài. Sau này, khi Tấn vương giành lại được ngôi vị, trở về làm vua nước Tấn và phong thưởng nồng hậu cho những người có công khi tòng vong nhưng ngài lại quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không đem lòng oán trách mà nghĩ rằng việc theo phò vua là chuyện nên làm, những gì ông đã bỏ ra không đáng nói. Cho nên, ông đã cùng mẹ già vào núi Điền Sơn ở ẩn.

Về sau khi vua Tấn nhớ ra liền cho người đi tìm Tử Thôi, nhưng vì là người không tham vọng nên ông đã từ chối không về lĩnh thưởng. Tấn vương liền đưa ra lệnh đót rừng để éo Tử Thôi quay về, không ngờ Tử Thôi lại quyết chí cùng mẹ chết cháy trong biển lửa.

Sau đó, nhà vua rất hối hậ và cho lập miếu thờ. Hàng năm đến ngày 3 tháng 3 âm lịch cũng là ngày chết cháy của 2 mẹ con Tử Thôi thì cấm dùng lửa nấu ăn, ngay cả việc làm cỗ cúng cũng phải làm từ hôm trước. Từ đó trở đi, ngày này được coi là ngày tết Hàn thực.

Xem Thêm  Cách cắm hoa 20/11 đơn giản, đẹp và ý nghĩa nhất

Tết Hàn thực cúng gì? Ý nghĩa tết Hàn thực

Tết Hàn thực là gì? Tết Hàn thực cúng gì?-3

Mặc dù tết Hàn thực có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng tại Việt Nam thì ngày tết này vẫn mang sắc thái riêng, đậm chất Việt. Cứ mỗi năm vào ngày mồng 3 tháng 3 âm lịch, người dân đều ăn những thức ăn nấu chín để nguội với tấm lòng thành kính để tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.

Không giống với người Trung Quốc, vào ngày này người việc không cấm dùng lửa, vẫn nấu nướng như bình thường. Đặc biệt ở chỗ là người Việt còn sáng tạo thêm món bánh trôi, bánh chay với ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội – hàn thực.

Tết Hàn thực ở Việt Nam mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, nhớ ơn công lao của tổ tiên, những người đã khuất. Tết Hàn thực tại Việt Nam mang một màu sắc dân tộc riêng, trường tồn trong quá trình dựng nước và cứu nước.

Bánh trôi và bánh chay là hai thứ bánh đặc trưng của ngày tết Hàn thực. Từ lâu 2 thứ bánh này đã đi vào những câu thơ ca dân tộc và trở thành món bánh đặc trưng, phổ biến của người Việt. Cả 2 loại bánh này đều được làm từ bột gạo nếp thơm. Bánh trôi thì nặn viên nhỏ, bên ngoài màu trắng, bên trong nhân đường đỏ, thả luộc trong nồi nước sôi. Bánh chay thì nặn tròn dẹt, không có nhân, đặt lên đĩa nhỏ, khi ăn thì đổ nước đường lên trên.

Vào ngày này, các gia đình sẽ vay quần bên nhau cùng thưởng thức đĩa bánh trôi, bánh chay để cảm nhận nhân tình thế thái trong cuộc sống. Nhiều người còn truyền tai nhau rằng, ăn bánh trôi bánh chay vào ngày này để ôn lại những chuyện xưa cũ, chuyện một thời đã xa của dân tộc ta.

Xem Thêm  Ý nghĩa lịch sử cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9

Những ngày tết truyền thống và những phong tục này cứ ăn sâu vào tiềm thức người Việt, để mỗi năm cứ vào ngày này mọi nhà đều nô nức, nhộn nhịp với những món bánh trôi, bánh chay hòa cùng mùi thơm phức của đỗ xanh, đường mật tạo nên một bầu không khí sôi động, ấm cúng và ý nghĩa.

Những điều kiêng kỵ trong ngày tết Hàn thực

Đối với người Trung Quốc, vào ngày tết Hàn thực người ta rất kiêng đốt lửa, chỉ được ăn chay. Còn ở Việt Nam thì có thể đốt lửa và không bắt buộc ăn chay. Người Việt thường dùng bánh trôi để cúng và thắp hương.

Một trong những điều quan trọng, kiêng kị trong ngày mồng 3-3 âm lịch đó là người dân không nên ăn mặn. Để mọi việc suôn sẻ, thuận lợi hơn thì các gia đình nên ăn chay, cúng chay.

>>> Xem thêm: Trung thu ngày mấy 2019? Nguồn gốc, ý nghĩa Tết Trung thu

Tết Hàn thực là gì? Hiểu theo đúng cái tên của nó có nghĩa là ăn thức ăn lạnh. Đối với các tỉnh ở miền Nam Việt Nam có lẽ phong tục này không được phổ biến nhưng các tỉnh miền Bắc thì mỗi năm cứ vào ngày này, người ta thường tổ chức nấu bánh trôi, bánh chay để cúng tổ tiên thể hiện sự kính trọng, báo hiếu của con cháu. Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ bổ sung cho bạn thêm nhiều kiến thức mới hữu ích về nền văn hóa cũng như phong tục người Việt.

Bài Liên Quan: