Bảng tra chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần chuẩn nhất

Bảng tra chiều dài xương đùi thai nhi là một trong những bảng thông số cần thiết. Bảng này giúp mẹ và gia đình biết được tình trạng phát triển của thai nhi. Từ bảng tra này, bạn có thể đánh giá được khả năng phát triển của bé là bình thường hay không? Liệu bé có đang khỏe mạnh hay không? Và dự đoán được sức khỏe sau này của bé.

Dưới đây, mình sẽ cung cấp cho các bạn một bảng tra chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần siêu chuẩn xác. Theo từng tuần tuổi, bảng tra sẽ có các chỉ số: FL, BPD, EFW, GH, TTTB . Những chỉ số này dùng để tính tuổi thai, trọng lượng thai và một số thông số khác như chiều cao cân nặng thai.

1. Bảng tra chiều dài xương đùi của thai nhi

Bảng tra chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần chuẩn nhất-1Bảng tra chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần chuẩn nhất-2Bảng tra chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần chuẩn nhất-3

Căn cứ theo bảng tra trên đây, bạn có thể tra cứu để xem chiều dài xương đùi của con bạn có bất thường hay không. Chiều dài xương đùi ngắn là một trong những tiêu chí để đánh giá mức độ nguy cơ của việc mắc hội chứng Down. Tuy nhiên, để xác định chính xác, cần phải có nhiều thông số khác nhau để đánh giá. Do đó, bạn cũng đừng quá lo lắng nếu bé có chiều dài xương đùi ngắn. Hãy đi khám thai thường xuyên và định kì, các bạn sĩ sẽ đưa ra những kết luận đúng đắn nhất. Đồng thời sẽ tư vấn cho bạn chế độ ăn uống phù hợp.

Xem Thêm  Cách nhận biết tinh bột nghệ nguyên chất thật hay giả

Chiều dài xương đùi của thai nhi sẽ thay đổi đựa trên 4 yếu tố chính:

  • Yếu tố di truyền:  Yếu tố này tác động đến chiều dài xương của thai nhi ở mức 23% (đây cũng là mức ảnh hưởng của yếu tố di truyền lên chiều cao của trẻ).
  • Chế độ dinh dưỡng: Đây có thể coi là yếu tố quyết định, nó chiếm gần 40%. Để trẻ sau này có thể có chiều cao như ý, ngay từ trong bụng mẹ, bạn đã phải cung cấp cho bé những dinh dưỡng thiết yếu. Bao gồm: vitamin D, can-xi, chất đạm, i-ốt, sắt, a-xít folic, các a-xít béo không no (DHA, ARA)…
  • Môi trường sống: Nhân tố này cũng có tác động đang kể đến chiều dài xương đùi và chiều cao của con sau này. Khi mang thai, tốt nhất, bạn nên ở những nơi có không khí trong lành, ít khói bụi. Thường xuyên vệ sinh cá nhân, đảo cơ thể và môi trường xung quanh luôn sạch sẽ.Cần tránh tiếp xúc với các mầm bệnh và thức ăn nhiễm khuẩn, thức ăn sống hay ôi thiu. Đồng thời, tránh xa rượu bia, thức uống có cồn và caffein. Tất nhiên, bạn cũng không được hút thuốc hoặc hít khói thuốc lá trong quá trình mang thai.
  • Thói quen của bà bầu: Thói quen không tốt của bà bầu cũng có thể ảnh hưởng tới chiều dài xương đùi và chiều cao của trẻ. Các thói quen không tốt ví dụ như thức khuya, lười vận động, hay bị stress…
Xem Thêm  Mẹo chống say tàu xe hiệu quả không cần dùng đến thuốc

2. Các sử dụng các thông số

a) Số đo đường kính lưỡng đỉnh (BPD)

Thông số này được sử dụng để tính trọng lượng của thai nhi thông qua 1 trong 2 công thức sau:

  • Trọng lượng (gam) = [BPD (mm) – 60] x 100. Ví dụ: Nếu bé có số đo đường kính lưỡng đỉnh là 85 mm thì trọng lượng của bé sẽ là (85-60)x100 = 2500 gam = 2,5 kg.
  • Trọng lượng (gam) = 88,69 x BPD (mm) – 5062. Ví dụ: Nếu bé có số đo đường kính lưỡng đỉnh là 85 mm thì trọng lượng của bé sẽ là 88,69×85 – 5062 = 2477 gam = 2,47 kg.

Thông số này còn được sử dụng để tính tuổi thai như sau:

  • BPD (cm) = 2 Tuổi thai (tuần) = (4×2)+5
  • BPD (cm) = 3 Tuổi thai (tuần) = (4×3)+3
  • BPD (cm) = 4 Tuổi thai (tuần) = (4×2)+2
  • BPD (cm) = 5 Tuổi thai (tuần) = (4×1)+1
  • BPD (cm) = 6/7/8/9 Tuổi thai (tuần) = (4×6/7/8/9)

b) Đường kính ngang bụng (TAD)

Bạn có thể sử dụng thông số TAD để tính trọng lượng của thai nhi thông qua công thức sau:

Trọng lượng (gam) = 7971xTAD (mm) – 4995

c) Chiều dài đầu mông (CRL: Crown Rump Length)

Thông số này được sử dụng để tính tuổi thai theo công thức:

Tuổi thai (tuần) = CRL (cm) + 6,5. Ví dụ: thai nhi có CRL = 4,5 cm thì tuổi thai là 4,5 + 6,5 = 11 tuần.

d) Chiều dài xương đùi (FL: Femur Length)

Thông số này được sử dụng để tính tuổi thai theo công thức:

  • FL(Cm) = 2 Tuổi thai(tuần) = (5×2) +6
  • FL(Cm) = 3 Tuổi thai(tuần) = (5×3) +4
  • FL(Cm) = 4 Tuổi thai(tuần) = (5×4) +3
  • FL(Cm) = 5 Tuổi thai(tuần) = (5×5) +2
  • FL(Cm) = 6 Tuổi thai(tuần) = (5×6) +1
  • FL(Cm) = 7/8 Tuổi thai(tuần) = (5×7/8 )

e) Công thức tính chung:

Dựa trên tất cả các thông số: BPD, TAD, LF, người ta có thể tính trọng lượng thai nhi (P(g))một cách chuẩn xác hơn thông qua công thức:

Xem Thêm  Những bệnh người cao tuổi dễ mắc lúc giao mùa

P(g) = 13,54BPD + 42,32TAD + 30,53FL – 4213,37

Hi vọng các thông tin mình cung cấp trên đây sẽ giúp ích cho mẹ và gia đình. Hỗ trợ các bạn hiệu quả trọng việc chăm sóc bà bầu và thai nhi. Giúp trẻ lớn lên một cách khỏe mạnh.

Bài Liên Quan: