ROS là gì? Chỉ số ROS bao nhiêu là tốt?

ROS là gì? ROS là một trong những chỉ số chứng khoán được các nhà đầu tư sử dụng để phan tích lợi nhuận của doanh nghiệp nhằm đánh giá khả năng tài chính và mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp đó trên thị trường. Có được chỉ số này, nhà đầu tư mới ra quyết định có nên đầu tư vào doanh nghiệp đó hay không? Vậy cách tính ROS như thế nào? Chỉ số ROS có ý nghĩa gì?

Chỉ số ROS là gì?

ROS là gì? Chỉ số ROS bao nhiêu là tốt?-1

ROS là viết tắt của Return On Sales được hiểu là tỷ số lợi nhuận trên doanh thu hay tỷ suất sinh lời trên doanh thu. Chỉ số này phản ánh nếu doanh nghiệp thu được 100 đồng doanh thu thì sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận hay mối quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho nhà đầu tư và doanh thu của công ty. Chỉ số ROS được tính theo tỷ lệ phần trăm.

Nếu chỉ số ROS tăng cho thấy công ty đang phát triển một cách hiệu quả và ngược lại, nếu ROS giảm báo hiệu công ty xảy ra nhiều rắc rối về tài chính. Điều này cho thấy nếu công ty biết kiểm soát tốt chi phí sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận

Cách tính chỉ số ROS

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) ở 1 kỳ nhất định sẽ được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế trong kỳ chia cho doanh thu trong kỳ đó. Đơn vị tính là %. Những con số lợi nhuận và doanh thu này có thể lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong bảng báo cáo tài chính.

ROS = (Lợi nhuận ròng / Doanh thu) x 100

Chỉ số ROS sẽ cao nếu công ty cắt giảm được chi phí và gia tăng doanh thu

Xem Thêm  Hướng dẫn cách trồng ớt tại nhà cho năng suất cao

Ví dụ: Một doanh nghiệp có 50.000 USD doanh thu và 30.000 USD chi phí thì lợi nhuận ròng là 20.000 USD

=> ROS = 40%. Nếu công ty muốn hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả hơn thì họ phải tập trung vào việc tăng doanh số trong khi tăng chi phí hoặc tập trung vào giảm cho phí.

– Nếu ROS có xu hướng tăng, cho thấy công ty bán được hàng giá cao.

– Nếu ROS có xu hướng giảm là dấu hiệu cho thấy chi phí đang vượt tầm kiểm soát. Có thể là giá nguyên liệu đầu vào tăng, chi phí bán hàng hoặc chi phí quản lý doanh nghiệp tăng,… hay công ty đang phải chiết khấu để bản sản phẩm/dịch vụ.

Chỉ số ROS có ý nghĩa gì?

ROS là gì? Chỉ số ROS bao nhiêu là tốt?-2

– Chỉ số ROS cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh thu. Nếu ROS mang giá trị dương thì cho thấy công ty đang có lãi.

– Chỉ số ROS càng lớn thì công ty sẽ càng có lãi cao.

– Chỉ số ROS mang giá trị âm nghĩa là công ty đang kinh doanh thua lỗ.

Tuy nhiên, chỉ số ROS phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành khác nhau cho nên khi theo dõi khả năng sinh lời của công ty, người ta thường so sánh tỷ số ROS với tỷ số bình quân của ngành mà công ty đó tham gia.

Bên cạnh đó, tỷ số ROS và số vòng quay tài sản có xu hướng ngược nhau. Vậy nên khi đánh giá tỷ số này người phân tích tài chính thường tìm hiểu nó trong sự kết hợp số vòng quay tài sản.

Xem Thêm  Những bộ phim về đế chế La Mã hay nhất mọi thời đại

Chỉ số ROS bao nhiêu là tốt?

ROS là gì? Chỉ số ROS bao nhiêu là tốt?-3

Để xác định được chỉ số ROS bao nhiêu là tốt, người ta thường đánh giá ROS qua các yếu tố sau đây:

– Lấy chỉ số ROS so với trung bình ngành. Trên thực tế, mỗi ngành sẽ có một chỉ số ROS trung bình riêng, bạn chỉ cần lấy chỉ số ROS của công ty so sánh với chỉ số ROS trung bình đó. Nếu ROS của công ty bạn cao hơn cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động tốt, còn nếu thấp hơn thì cần phải có hướng phát triển mới để có được lợi nhuận.

– Nếu ngành hoạt động của doanh nghiệp là độc lập và chỉ số ROS đứng độc lập thù bạn hãy so sánh ROS với các doanh nghiệp cùng ngành, nếu lớn hơn 10% thì chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động mạnh và ngược lại.

– Xu hướng của chỉ số ROS cũng phản ánh doanh nghiệp đó hoạt động có ổn định hay không. Nếu ROS duy trì và gia tăng từ 3 – 5 năm thì việc đánh giá ROS sẽ cho kết quả cực kỳ khả quan.

– Dựa vào mục tiêu của doanh nghiệp như gia tăng thị phần, niềm tin của khách hàng, marketing, mà tỷ số ROS sẽ biến động.

– Ngoài ra, đánh giá ROS còn dựa vào chu kì kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp kinh doanh tốt theo chu kỳ thì lợi nhuận sẽ tăng rất nhanh, nếu hết chu kỳ thì ROS sẽ lại giảm mạnh. Cho nên khi xây dựng chiến lược kinh doanh dựa vào chỉ số ROS, doanh nghiệp nên xây dựng chiến lược dài hạn chứ không phải 1 – 2 năm.

Một số lưu ý khi sử dụng chỉ số ROS

– Chỉ số ROS phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành. Thế nên khi theo dõi tình hình sinh lợi của công ty, nhà đầu tư nên so sánh ROS giữa các công ty cùng ngành.

Xem Thêm  Ủy nhiệm chi là gì? Cách viết ủy nhiệm chi chuẩn nhất

– ROS là một chỉ số quan trọng trong phân tích báo cáo tài chính. Nhà đầu tư cũng nên kết hợp những chỉ số khác như ROA, ROE để tìm những cổ phiếu tiềm năng trước khi ra quyết định đầu tư.

Mối quan hệ giữa ROS – ROA – ROE

Cả 2 chỉ số này đều được sử dụng để đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp. ROS được lấy từ bảng hoạt động kinh doanh, ROA, ROE được lấy ở bảng cân đối kế toán. Các chỉ số này có mức độ tương đồng về mặt xu hướng với nhau.

Ngoài ra, tỷ số ROS và số vòng quay tài sản có xu hướng ngược nhau. Do đó, khi đánh giá tỷ số này, người phân tích tài chính thường tìm hiểu nó trong sự kết hợp với số vòng quay tài sản.

– ROS = Lợi Nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần

– Vòng Quay tài sản = Doanh thu thuần/ Tổng tài sản

– ROA = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng Tài sản.

– ROE = Lợi nhuận sau Thuế/ Vốn Chủ Sở Hữu

>>> Xem thêm: Profit margin (biên lợi nhuận) là gì? Cách tính biên lợi nhuận

Qua đây bạn đã biết được ROS là gì và chỉ số ROS có ý nghĩa gì cũng như các kiến thức khác liên quan đến chỉ số ROS. Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn trong việc đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp cũng như hỗ trợ bạn trong việc ra quyết định đầu tư vào một doanh nghiệp nào đó. Cám ơn đã theo dõi!

Bài Liên Quan: