ROE là gì? Cách tính ROE trên báo cáo tài chính

Đa số các nhà đầu tư thường chú trọng những chỉ số tài chính của doanh nghiệp vì nó sẽ giúp họ đánh giá được hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực hoạt động của doanh nghiệp. Người ta thường hay nói đến chỉ số ROE của doanh nghiệp, vậy bạn có biết chỉ số ROE là gì không? Nó có ý nghĩa như thế nào đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu dưới đây.

ROE là gì?

ROE là gì? Cách tính ROE trên báo cáo tài chính-1

Thuật ngữ ROE là viết tắt của “Return On Equity“, đây là chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay lợi nhuận trên vốn. Chỉ số này phản ánh năng lực sử dụng vốn để sinh lời của doanh nghiệp.

Ví dụ: Bạn bỏ ra một số vốn để mở cửa hàng kinh doanh thời trang, trong một năm bạn thu được số tiền lời. Lúc này chỉ số ROE chính là tỷ số của số tiền lời / tiền vốn bạn bỏ ra. Cụm từ “một vốn, bốn lời” thì ROE = 4 / 1 = 4 hay 400%, đơn vị tính ROE là %

Cách tính ROE trên báo cáo tài chính

Công thức tính ROE:

ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu * 100%

Trong đó:

– Lợi nhuận sau thuế: là lợi nhuận ròng dành cho cổ phiếu thường.

– Vốn chủ sở hữu:  là nguồn vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp.

Ví dụ:

Doanh nghiệp A dựa vào bản cân đối kế toán cuối kỳ này như sau:

Lợi nhuận ròng sau thuế kỳ này là: 20.000.000đ

Vốn chủ sở hữu kỳ đầu là: 100.000.000đ

Như vậy, ROE = 20.000.000/100.000.000 = 0,2 hay 2%

Có nghĩa là từ một đồng vốn kinh doanh bỏ ra sẽ sinh ra được 0,2 đồng lợi nhuận.

Ý nghĩa của chỉ số ROE

ROE là gì? Cách tính ROE trên báo cáo tài chính-2

Chỉ số ROE thể hiện mức độ hiệu quả khi sử dụng vốn của doanh nghiệp hay nói cách khác là một đồng vốn bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lời.

Về mặt lý thuyết thì chỉ số này càng cao sẽ cho thấy khả năng sử dụng vốn càng hiệu quả. Những cổ phiếu nào có ROE cao thường được các nhà đâu tư ưa chuộng nhiều hơn và tất nhiên giá của chúng cũng ở mức cao hơn so với các cổ phiếu khác.

Xem Thêm  3 cách để biết người đó có thật sự yêu bạn

Người ta thường đánh giá chỉ số ROE dựa trên các yếu tố sau:

– ROE nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng: điều này cho thấy doanh nghiệp chỉ có khả năng trả lãi vay ngân hàng từ số lợi nhuận thu được mà không có dư.

– ROE lớn hơn lãi vay ngân hàng: lúc này ta cần đánh giá xem doanh nghiệp đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường hay chưa, sau đó mới xem xét doanh nghiệp này có khả năng tăng ROE trong tương lai không.

– Chỉ số ROE cao và duy trì trong nhiều năm cho thấy lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp rất tốt. Thường thì những doanh nghiệp có năng lực, lợi thế cạnh tranh cao hay độc quyền thường có chỉ số ROE rất cao.

Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?

Chỉ số ROE là một trong những tiêu chí đánh giá công ty có đủ năng lực tài chính theo chuẩn quốc tế, thông thường thì chỉ số này phải đạt mức tối thiểu là 15%. Trong khi đó, chỉ số ROA (tỷ số lợi nhuận trên tài sản) yêu cầu doanh nghiệp đạt mức tối thiểu là 7,5%.

Tuy nhiên, chúng ta không nên chỉ xét trong 1 năm riêng lẻ mà nên xét qua nhiều năm, ít nhất là 3 năm. Nếu chỉ số ROE lớn hơn hoặc bằng 15% duy trì ít nhất 3 năm thì doanh nghiệp này được đánh giá là làm ăn hiệu quả.

Bên cạnh đó, ta cũng nên quan tâm đến yếu tố động của ROE xem nó có xu hướng tăng hay giảm, nhưng cũng đừng nên chỉ nhìn vào xu hướng tăng giảm một cách phiến diện mà còn phải dựa vào các yếu tố tác động khác để phân tích. Chỉ số ROE được tạo nên từ tích của 3 yếu tố:

ROE = lợi nhuận biên * vòng quay tài sản * đòn bẩy tài chính

Khi ROE tăng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả hơn so với trước đây, khi đó nhà đầu tư sẽ thường dự đoán ROE những năm tiếp theo sẽ cao hơn ROE hiện tại và đánh giá cổ phiếu khả quan hơn. Nếu chỉ số ROE giảm thì nhà đầu tư sẽ đánh giá cổ phiếu thấp hơn.

Xem Thêm  Đóng vai bé Thu kể lại chuyện "Chiếc lược ngà"

Từ đó, ta có kết luận:

ROE >=15% + ROE ngày càng tăng + Duy trì ít nhất 3 năm => Doanh nghiệp tốt.

Mối quan hệ giữa ROA và ROE

ROE là gì? Cách tính ROE trên báo cáo tài chính-3

ROA là tỷ số lợi nhuận trên tài sản, nó thể hiện hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời.

Công thức tính ROA:

ROA = (Lợi nhuận sau thuế / Tài sản) * 100%

Trong đó:

– Lợi nhuận sau thiế là thu nhập ròng dành cho cổ phiếu thường

– Tài sản là tổng số tài sản của doanh nghiệp, bao gồm vốn chủ sở hữu + nợ.

Dựa vào 2 cách tính ROA và ROE ta có thể thấy chúng chỉ khác nhau ở mẫu số. ROA là lợi nhuận sau thuế trên tổng số tài sản, ROE là lợi nhuận sau thuế trên tổng số vốn chủ sở hữu. Từ đó suy ra:

Đòn bẩy tài chính = ROE / ROA = Tổng tài sản / Vốn chủ sở hữu

Để đánh giá một doanh nghiệp hoạt động có tốt hay không, người ta sẽ dựa trên đòn bẩy tài chính. Một doanh nghiệp phát triển tốt thường có đòn bẩy tài chính ở mức hợp lý hoặc rất thấp thế nên khi lựa chọn đầu tư, người ta không chỉ xét chỉ số ROE mà còn dựa trên chỉ số ROA.

Ví dụ:

Doanh nghiệp ABC có: ROE = 25%, ROA = 20%

Doanh nghiệp DEF có: ROE = 30%, ROA = 10%

Nếu các điều kiện tài chính, kinh doanh đều như nhau thì doanh nghiệp ABC sẽ được đánh giá cao hơn doanh nghiệp DEF, mặc dù doanh nghiệp DEF có chỉ số ROE cao hơn.

Đòn bẩy tài chính còn phụ thuộc rất nhiều vào ngành nghề kinh doanh. Các ngân hàng thường có chỉ số ROE rất cao và chỉ số ROA rất thấp, bởi vì bản chất của ngân hàng là lấy tiền người gửi cho người khác vay lại hoặc đầu tư thu lợi nhuận từ sự chênh lệch lãi suất. Cho nên, đối với ngành ngân hàng thì ROE cao hơn ROA gấp 10 lần là chuyện rất bình thường.

Trong kinh doanh, chỉ số ROE bằng: Lợi nhuận biên * Vòng quay tài sản * Đòn bẩy tài chính. Để tăng chỉ số ROE của doanh nghiệp phải tăng ít nhất 1 trong 3 chỉ số này:

Lợi nhuận biên = Thu nhập sau thuế / doanh thu. Nếu muốn tăng lợi nhuận biên thì doanh nghiệp có thể tăng khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao doanh thu, đồng thời cắt giảm chi phí đầu tư.

Xem Thêm  Những cách trang trí cho mùa noel

Vòng quay tài sản = Doanh thu / Tổng tài sản. Nếu muốn tăng chỉ số này, doanh nghiệp cần tạo ra nhiều doanh thu hơn trên tổng số tài sản hiện có.

Đòn bẩy tài chính = Tài sản / Vốn của chủ sở hữu. Nếu muốn chỉ số này tăng lên thì doanh nghiệp phải vay thêm vốn đầu tư. Nếu mức lãi suất vay nợ thấp hơn thu nhập trên tổng số tài sản của doanh nghiệp thì việc doanh nghiệp vay tiền để đầu tư sẽ đem lại hiệu quả.

Những lưu ý về chỉ số ROE

– Không nên xem trọng quá mức chỉ số ROE mà cần phải có sự phân tích, đánh giá, so sánh đồng thời với các chỉ số tài chính khác cũng như các doanh nghiệp cùng ngành để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.

– Chỉ số ROE có thể bị bóp méo trong trường hợp doanh nghiệp giảm vốn chủ sở hữu bằng cách mua lại cổ phiếu quỹ. Lúc này, lợi nhuận không đổi và vốn chủ sở hữu giảm đi khiến chỉ số ROE tăng.

Một số doanh nghiệp có ROE tốt nhất thị trường Việt Nam

Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, cổ phiếu của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk (mã: VNM) luôn nằm trong nhóm tăng trưởng tốt và giá cao nhất thị trường.

Theo thống kê, chỉ số ROE của VNM luôn cao trên 30% trong nhiều năm liền từ 2013 – 2016. Cụ thể: ROE của Vinamilk đạt 37,24% năm 2013, năm 2014 giảm nhẹ còn 30,84%. Đến năm 2015 ROE tăng trở lại mức 37,15% và đến năm 2016 tăng vọt lên 41,73%.

Ngoài VNM, các cổ phiếu khác như: FPT, HPG, TCT… cũng có chỉ số ROE tốt và được giới đầu tư đánh giá cao.

>>> Xem thêm: Doanh thu thuần là gì? Cách tính doanh thu thuần

ROE là gì? Đó là chỉ số tài chính giúp các nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp có thể đo lường hiệu quả kinh doanh của một công ty. Mong rằng những kiến thức trên đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ về chỉ số ROE cũng như cách tính và cách đánh giá hiệu quả kinh doanh thông qua chỉ số này.

Bài Liên Quan: