Phong tục hỏi cưới của người Việt

Đối với những cặp uyên ương sắp sửa tiến đến hôn nhân xây dựng tổ ấm mới thì chắc hẳn ai cũng bỡ ngỡ với trình tự cưới hỏi bao gồm những bước như thế nào. Wikicachlam mời các bạn cùng nhau tìm hiểu về phong tục cưới hỏi của người Việt để hoàn thành tốt lễ cưới của mình nhé.

Phong tục hỏi cưới của người Việt-1

Trình tự trước khi tiến đến hôn lễ của người Việt Nam bao gồm:

  1. Đăng ký kết hôn: Trước khi chuẩn bị lễ cưới thì cặp đôi phải lên chính quyền địa phương để được cấp giấy chứng nhận kết hôn.
  2. Chụp ảnh cưới làm kỷ niệm: Các cặp đôi thường đến các trung tâm chụp ảnh cưới để làm bộ album cưới làm kỷ niệm.
  3. Chuẩn bị nhẫn cưới, quà cưới, tiệc cưới, quần áo ….
  4. Chọn người làm trung gian lớn tuổi và có kinh nghiệm đứng ra đại diện làm chủ hôn.

Và sau đây là trình tự diễn ra hỏi và cưới của người Việt:

1. LỄ DẠM NGÕ

Sau khi được sự đồng ý cùa nhà gái, nhà trai đem lễ sang để hỏi cưới, lễ vật bao gồm trầu, cau, rượu, chè, bánh, kẹo, nước uống… Trầu cau là vật bắt buộc của người Việt Nam, và nếu không có trầu cau tức là không đem theo lễ vật. Sau đó đem lễ này dâng lên bàn thờ tổ tiên và sau đó nhà trai đem về phần lễ mà nhà gái đã lưu lại hay còn gọi là lại quả. Nếu sau lần dạm ngõ này không có vấn đề gì thì lễ ǎn hỏi chính thức được tiến hành. Điều đáng chú ý là trong lần chạm mặt này, cô dâu, chú rể tương lai sẽ được thấy mặt nhau, vì thế còn được gọi là lễ xem mặt.

Xem Thêm  Những mẫu váy cưới đẹp nhất thế giới hiện nay

2. LỄ ĂN HỎI

Hay còn gọi là lễ vấn danh tức theo tục xưa là hỏi tên tuổi cô gái. Còn ngày nay cha mẹ đôi bên đã biết biết rõ rồi. Cô gái nhà nào đã nhận lễ vấn danh coi như đã có nơi, có chốn. Trong ngày ăn hỏi nhà trai sẽ đem sính lễ tới bao gồm trầu, cau, trà, thuốc hoặc xôi gà để chính thức hỏi cưới cô dâu. Sau khi làm lễ trước tổ tiên và họ hàng hai họ thì định luôn ngày cưới. Sau ngày lễ ăn hỏi, nhà gái trích trong lễ vật nhà trai đưa đến một lá trầu, một quả cau, một gói trà nhỏ, một cái bánh cốm, hoặc vài hạt mứt. Tất cả gói thành hộp hay phong bao giấy hồng, mang đến cho các gia đình họ hàng, bạn hữu của nhà gái. Nhà trai cũng báo hỉ, nhưng không phải có lễ vật này mà chỉ cần thiếp báo hỉ.

Phong tục hỏi cưới của người Việt-2

3. LỄ CƯỚI

Lễ cưới phức tạp hơn và bao gồm nhiều nghi thức.

Lễ nạp tài: Là ngày nhà trai đem sính lễ sang nhà gái để đón dâu Ý nghĩa của lễ nạp tài là nhà trai góp phần với nhà gái chi phí cỗ bàn, cho nhà gái và cô dâu biết mọi thứ đã chuẩn bị sẵn. Với đồ nữ trang cho cô dâu làm vốn (bố mẹ chồng sẽ trao lúc làm lễ ở nhà gái trước đông đủ quan viên được mời – nội ngoại nhà gái), cô có thể yên tâm xây dựng tổ ấm mới, chứ không đến nỗi sẽ gặp cảnh thiếu thốn.

Lễ xin dâu: Trước giờ đón dâu nhà trai cử người đem trầu, rượu đến xin dâu, báo đoàn đón dâu đã đến.

Xem Thêm  Kinh nghiệm chọn váy cưới ngắn cho cô dâu

Lễ rước dâu: Nhà trai sẽ chuẩn bị tươm tất để đến nhà gái rước dâu. Nhà trai sẽ đi thành đoàn và đem theo các mâm quả bao gồm trầu cau, rượu, bánh phu thê, xôi gà, hoặc heo quay, hoặc là bánh kem… Sau khi vào nhà gái thì sẽ tiến hành làm lễ bao gồm người đại diện nhà trai sẽ thắp nhang bàn thờ rồi ra đón nhà trai vào. Cô dâu và chú rể lạy trước bàn thờ tổ tiên sau đó bưng trà và trầu ra mời họ hàng. Cha mẹ và họ hàng nhà gái cùng tặng quà cho cô dâu. Sau khi lễ rước dâu xong xuôi thì cả đoàn rời nhà gái, để đưa dâu về nhà chồng. Họ nhà gái chọn sẵn người đi theo cô gái, gọi là các cô phù dâu.

Rước dâu vào nhà: Khi đoàn đưa dâu về đến cửa nhà. Lúc này, bà mẹ chồng cầm bình vôi, tránh mặt đi một lúc, để cô dâu bước vào nhà. Hiện tượng này được giải thích theo nhiều cách. Thường người ta cho rằng việc làm này có ý nghĩa khắc phục những chuyện cay nghiệt giữa mẹ chồng và nàng dâu sau này.

Lễ tơ hồng: Diễn ra sau khi hai họ ra về, một số người trừ người thân tín ở lại chứng kiến cô dâu chú rể làm lễ cúng tơ hồng. Người ta cho rằng vợ chồng lấy được nhau là do ông Tơ bà Nguyệt trên trời xe duyên cho vì vậy cúng tơ hồng là để tạ ơn hai ông bà này. Lễ cúng đơn giản, ông cụ già cầm nhang lúc đón dâu, hoặc ông cụ già cả nhất của họ hàng làm chủ lễ. Hai vợ chồng lạy lễ tơ hồng rồi vái nhau.

Xem Thêm  Cách trang trí phòng cưới đơn giản nhưng vô cùng đẹp

Trải giường chiếu: Mẹ chồng, hoặc một ngừoi phụ nữ cao tuổi khác có đông con nhiều cháu, phúc hậu, hiền từ sẽ đưa cô dâu chú rể vào phòng tân hôn, bà sẽ trải sẽ trải đôi chiếu lên giường ngay ngắn, xếp gối màn cẩn thận…

Lễ hợp cấn: Trước giường có bàn bày trầu rượu và một đĩa bánh phu thê. Ông cụ già đứng lên rót rượu vào chén rồi mời đôi vợ chồng cùng uống. Lễ hợp cấn này để kết thúc đám cưới tại nhà trai.

Lễ cưới: Cho dù đám cưới lớn hay nhỏ, cũng phải có tiệc cưới. Tiệc cưới được tổ chức ngay sau lễ tân hôn. Và ngày nay nếu gia đình nào cần đám cưới gấp hoặc không có nhiều thời gian thì có thể gộp chung lại tiệc cưới của hai nhà trai và nhà gái vào làm một cho thuận tiện.

Lễ lại mặt: Người ta còn hay gọi là nhị hỷ hay tứ hỷ, sau lễ cưới (2 hoặc 4 ngày). hai vợ chồng trẻ sẽ trở về nhà cha mẹ vợ mang theo lễ vật để tạ ơn gia tiên. Lễ vật bao gồm trầu, xôi, gà hoặc lợn. Cha mẹ vợ làm cơm để mời chàng rể và con gái mình. Lễ lại mặt này cũng nhằm thể hiện sự tôn kính và cảm ơn của chàng rể đối với cha mẹ vợ.

Các phong tục cưới hỏi của người Việt Nam đa số đều tuân thủ những quy tắc như vậy, xong những vùng miền khác nhau thì sẽ có 1 số ít đặc trưng riêng nhưng không khác gì nhiều. Và phong tục của một số dân tộc thiểu số sẽ có sự khác biệt lớn so với dân tộc kinh.

Wiki Cách Làm

Bài Liên Quan: