Phong tục đám hỏi miền Bắc

Phong tục cưới hỏi của miền Bắc là lễ ăn hỏi lớn và được xem là chính thức hứa gả, sau buổi lễ này thì cặp đôi đã được xem như vợ chồng chưa cưới, và đã xem như là con cái trong nhà. Thông thường nghi thức ăn hỏi miền Bắc được tổ chức chu đáo và phức tạp hơn so với người miền Trung và Nam. Sau đây hãy cùng wikicachlam tìm hiểu xem nhé.

Phong tục đám hỏi miền Bắc-1

1. THỜI ĐIỄM DIỄN RA LỄ ĂN HỎI

Thông thường là đám hỏi sẽ diễn ra trước đám cưới 1 tháng hoặc 1 tuần, khi chọn được ngày tốt thì sẽ tiến hành luôn. Và đám hỏi sẽ được tổ chức tại nhà cô dâu.

2. MÂM QUẢ ĐÁM HỎI

Mâm lễ ăn hỏi sẽ bao gồm các lễ vật:

-Lễ ăn hỏi 3 tráp thường có những lễ vật: trầu cau,chè, mứt hạt sen.

-Lễ ăn hỏi 5 tráp thường có: trầu cau, chè, mứt hạt sen, rượu và thuốc lá, bánh cốm.

-Lễ ăn hỏi 7 tráp thường có: trầu cau, chè, bánh cốm, rượu và thuốc lá, mứt hạt sen, bánh phu thê, bánh đậu xanh.

-Lễ ăn hỏi 9 tráp thường có: trầu cau, chè, bánh cốm, rượu và thuốc lá, hạt sen, bánh phu thê, bánh đậu xanh, lẵng hoa quả kết rồng phụng, lợn sữa quay.

-Lễ ăn hỏi 11 tráp thường có ít nhà chọn lựa, và ngoài những mâm quả như lễ 9 tráp, người ta có thể thêm vào đó những vật lễ khác, chẳng hạn như: tháp bia lon, mâm bánh nướng bánh dẻo, mâm xôi gấc trang trí đậu xanh…

Xem Thêm  Bạn có biết chi phí bao nhiêu cho đám cưới?

=> Đây chỉ là tham khảo, và thông thường sẽ được sự thống nhất của bên đàn trai để chọn ra mâm quả phù hợp và đẹp nhất đem đến nhà gái. Tất cả lễ vật đều được xếp vào mâm quả sơn son thếp vàng và có thể phủ thêm khăn rồng phương màu đổ nhằm mang lại sự giàu có, sung túc cho hai bên gia đình.

– Số lượng tráp luôn là số lẻ tượng trưng cho yếu tố Dương và số lượng lễ vật sẽ là chẵn với ý nghĩa có đôi có cặp.

Phong tục đám hỏi miền Bắc-2

3. LỄ DẪN CƯỚI

Phong bì tiền được sử dụng cho lễ dẫn cưới, số tiền này do nhà gái tự đưa ra hoặc theo yêu cầu nhà trai để bỏ vào số tiền kha khá do mẹ chú rể cầm trao tặng cho con dâu. Với ý nghĩa là gia đình nhà trai mong muốn góp 1 phần nho nhỏ cho gia đình nhà gái để tổ chức đám cưới và gắn bó khăng khít quan hệ giữa 2 bên gia đình.

4. NGHI THỨC ĐÁM HỎI

Để bắt đầu nghi thức thì đúng giờ đã chọn sẵn, đội bê tráp nam và nữ xếp hàng và mang lễ vật vào nhà gái, nhà gái thì chuẩn bị sẵn sàng trà nước để tiếp đón.

– Tiếp đó hai bên trao lễ dẫn cưới và các mâm quả. Khi trao xong thì vào nhà chuẩn bị xếp hàng nhà trai đối diện nhà gái. Sau đó chú rể hoặc ba mẹ sẽ vào phòng dắt cô dâu ra ngoài chuẩn bị tiến hành nghi thức. Đại diện hai bên gia đình sẽ có đôi lời phát biểu trước 2 họ để minh chứng cho lễ đám hỏi của cặp đôi. Và nhà gái sẽ đặt một phần lễ vật lên bàn thờ tổ tiên, tiếp đó là nghi thức thắp nhang tổ tiên. Sau khi hoàn tất thì cô dâu sẽ đi rót ấm trà mời khách. Khi lễ ăn hỏi kết thúc thì nhà gái sẽ chia lại một phần cho nhà trai gọi là lễ lại quả. Khi chia lễ vật sẽ dùng tay chứ không được dùng dao.

Xem Thêm  Những mẫu nhẫn cưới đẹp, sang trọng nhất 2019

– Theo truyền thống, gia đình cô dâu chỉ đãi trà và một ít bánh ngọt trong lễ ăn hỏi, nhưng hiện nay, đa phần nhà gái đều chuẩn bị một bữa ăn mặn tại gia hoặc đặt nhà hàng để thiết đãi nhà trai để tạo thêm sự thân mật, gắn kết giữa hai gia đình.

Wiki Cách Làm

Bài Liên Quan: