Phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam

Cưới hỏi là một trong những ngày lễ vô cùng trọng đại và thiêng liêng đối với mỗi đôi uyên ương do vậy việc hiểu và nắm rõ nghi thức cưới hỏi là vô cùng quan trọng. Trong đó có nhiều vấn đề bắt buộc phải làm và những vấn đề cần kiêng kị phải nghe theo. Những nghi thức, phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam từ rất lâu được ông cha ta truyền lại từ bao đời nay, do đó chúng ta cần phải giữ gìn, tôn trọng và tiếp tục phát huy.

Những nghi thức cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam

1. Chạm ngõ

Phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam-1

Lễ chạm ngõ là được ví như lễ ra mắt giữa nhà trai và nhà gái cho hai bên được phép tìm hiểu nhau trước khi đi đến hôn nhân. Nhưng trên thực tế, đây là một cách để hai bên gia đình hiểu nhau, thân thiết hơn nên không cần lễ vật, chỉ cần mang theo trầu, cau hoặc hoa quả.

Dù là nghi thức đơn giản, nhưng nhiều gia đình hiện nay vẫn giữ lễ chạm ngõ vì cho rằng nếu hai gia đình không quen biết nhau từ trước mà tổ chức lễ ăn hỏi, đám cưới cho con cái sẽ là đường đột.

Tuy nhiên, về chức năng, nếu bỏ qua nghi thức này mà tiến thẳng vào đám hỏi và đám cưới sẽ có chút đường đột, ngang tắt. Vì thế, dù không quá quan trọng nhưng cũng không thể bỏ qua lễ chạm ngõ.

2. Lễ ăn hỏi

Lễ ăn hỏi là ngày mà đôi uyên ương siết chặt nhau, là hai bên gia đình chấp nhận hai bạn là của nhau. Chấp nhận cô dâu và chú rể của hai gia đình.

Xem Thêm  Kinh nghiệm chọn giường cưới cho đôi uyên ương mới cưới

Theo phong tục thì nhà trai cần chuẩn bị như sau:

  • Khay trầu rượu có đủ nhạo và ly
  • Hai hộp bánh
  • Trái cây
  • Lợn sữa quay và xôi gấc
  • Bánh xu xê (phu thê)
  • Tiền nạp tài (tiền nát)
  • Một cặp rượu
  • Một cặp trà song hỉ
  • Đôi đèn cầy hình long phụng
  • Trầu cau theo yêu cầu nhà gái nhưng số lượng phải chẵn
  • Nữ trang cho cô dâu (đôi bông nhất định phải có, ngoài ra có thể thêm dây chuyền, vòng, lắc, nhẫn đính hôn…)

Phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam-2

Khác với nhà trai, nhà gái cần chuẩn bị nhiều hơn bởi lễ ăn hỏi được tổ chức tại nhà gái. Do đó nhà gái cần chuẩn bị bao gồm:

– Không trí không gian buổi lễ ăn hỏi sao cho thật sang trọng từ quần áo cho đến thức ăn đãi trong ngày lễ ăn hỏi.

– Chuẩn bị đội hình bê tráp tương ứng với họ nhà trai.

Lưu ý:

  • Để bức ảnh thêm xinh, bạn cần chuẩn bị khâu quần áo cho đội hình bê tráp, lựa chọn người bê tráp bằng hoặc nhỏ tuổi hơn cô dâu, chưa lập gia đình, gương mặt khả ái, xinh tươi.
  • Không quên thuê người chụp hình để lưu lại kỉ niệm hạnh phúc của cô dâu & chú rể trong ngày lễ ăn hỏi của đời mình.
  • Trang phục nhất thiết phải đồng nhất, thường đội hình bê tráp sẽ chọn mặc áo dài truyền thống để thực hiện nghi lễ ý nghĩa này.
  • Cô dâu & chú rể không quên chuẩn bị lì xì cho đội hình bê tráp nay nhé.

– Chuẩn bị tinh thần thoải mái, vui vẻ để chào đón quan khách và họ nhà trai đến làm lễ ăn hỏi cho cô dâu & chú rể.

Xem Thêm  Những mẫu váy cưới công chúa giúp cô dâu đẹp tựa thiên thần

3. Lễ ăn cưới

Phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam-3

Trong ngày lễ ăn hỏi, họ nhà trai sẽ thông báo đến họ nhà gái ngày ăn cưới. Căn cứ vào ngày đó, nhà trai sẽ tiến hành làm lễ rước dâu theo đúng phong tục  truyền thống.

Trước khi ngày lễ ăn cưới diễn ăn, họ nhà trai sang nhà gái thực hiện nghi thức “Nạp Tài”. Nghi thức này có ý nghĩa là mang lễ vật chẳng hạn như tiền sang để cô dâu tự ý mua sắm quần áo, những vật dụng cá nhân mang theo sử dụng bên nhà chồng.

Lễ xin dâu

Sau lễ ăn hỏi sẽ là lễ xin dâu, trước khi đến giờ đón dâu chính thức, đại diện nhà trai, thường là một người phụ nữ thân thiết trong gia đình sẽ mang cơi trầu đến nhà cô dâu trước để làm lễ xin dâu.

Mẹ cô dâu sẽ nhận tráp trầu cau và mang lên thắp hương trên bàn thờ tổ tiên của nhà gái. Đây là nghi lễ truyền thống lâu đời, có ý nghĩa như lời chấp nhận chính thức cho cô dâu về nhà chồng.

Lễ đón (rước dâu)

Phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam-4

Sau lễ xin dâu, khi gia đình cô dâu đồng ý để nhà trai tới đón dâu, chú rể sẽ mang hoa cưới, hoặc cùng lễ vật để đón cô dâu về nhà.

Và trong ngày trọng đại đó gia đình hai nhà sẽ trao tặng quà, của hồi môn cho cô dâu như lời chúc phúc cặp vợ chồng son sẽ luôn giàu sang, hạnh phúc.

Đi cùng lễ rước dâu, họ nhà trai cần chuẩn bị những mâm lễ vật như sau:

  • 1 mâm trà rượu
  • 1 mâm trái cây
  • 1 mâm bánh
  • 1 mâm trầu cau
  • Bánh kem,….

Tùy theo điều kiện kinh tế của họ nhà trai mà mâm lễ vật có thể trang trọng ít hay nhiều.

Song đó, cô dâu & chú rể hãy chuẩn bị đôi bê tráp toàn trai xinh gái đẹp để thực hiện nghi thức trao mâm quả nhé. Thường đội bê tráp sẽ mặc trang phục đồng màu, thống nhất.

Xem Thêm  Phong tục cưới hỏi của người miền Bắc

Đãi tiệc

Tiếp đến sẽ tổ chức đãi tiệc nhầm thông báo tin kết hôn với quan viên hai họ, bạn bè và người thân. Hiện nay nhiều gia đình tổ chức tiệc cưới chung sau khi nghi lễ đón dâu kết thúc.

Nếu tổ chức tiệc riêng, gia đình nhà gái thường mở tiệc trước khi nhà trai đến đón dâu, còn nhà trai sẽ đãi tiệc sau khi cô dâu về gia mắt họ hàng chú rể.

4. Lễ lại mặt

Phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam-5

Cuối cùng là sau đám cưới, khi cô dâu đã về nhà chồng, mẹ chồng sẽ chuẩn bị một mâm lễ nhỏ để cô dâu và chú rể mang về nhà gái, làm lễ chào hỏi bố mẹ cô dâu. Đây được gọi là lễ lại mặt, hay lễ nhị hỷ.

Thời gian đôi vợ chồng mới cưới về nhà gái lại mặt là khoảng 1-3 ngày sau khi thành hôn. Thời gian này tùy thuộc vào khoảng cách địa lý giữa hai nhà cũng như tùy thuộc vào điều kiện, công việc của cô dâu chú rể.

Xem thêm:

Nếu bạn sắp kết hôn, hãy tham khảo nội dung bài viết này nhé. Với những nghi thức phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong việc kết hôn trong tương lai. Thông qua đó, bạn sẽ chuẩn bị chu đáo hơn cho ngày lễ trọng đại của cuộc đời. Chúc đôi bạn trẻ luôn hạnh phúc và vui vẻ đi hết cuối con đường.

Bài Liên Quan: