Tùy theo vùng miền mà phong tục cưới hỏi có sự khác biệt. Đối với người miền Trung, phong tục cưới hỏi được tổ chức khá ddonq giản, không câu nệ về vật chất nên chi phí thực hiện cưới hỏi không quá nhiều tiền. Để hiểu rõ hơn về phong tục cưới hỏi miền Trung có gì đặc biệt so với 2 vùng miền Bắc, Nam. Mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Contents
Phong tục cưới hỏi miền Trung có gì đặc biệt?
Đối với phong tục cưới hỏi miền Trung tương đối đơn giản hơn phong tục cưới hỏi miền Bắc. Người miền Trung không xem trọng vật chất, mà nghi thức trong cưới hỏi mới là điều quan trọng do đó các lễ cưới hỏi luôn diễn ra trong nghi thức nghiêm trang và ý nghĩa nhầm mang đến hạnh phúc cho đôi uyên ương.
Phong tục cưới hỏi người miền Trung cũng đầy đủ 3 lễ: lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ cưới. Tuy nhiên, các bạn xem nghi thức và lễ vật trong đám cưới miền Trung khác gì miền Bắc và Nam nhé!
1. Lễ dạm ngõ miền Trung
Lễ dạm ngõ chính là nghi lễ nhỏ trong phong tục cưới hỏi miền Trung. Lễ dạm ngõ mặc dù diễn ra trong phạm vi gia đình nhưng cả nhà trai lẫn nhà gái đều cần chuẩn bị những thủ tục cần thiết nhằm mang đến lễ dạm ngõ hoàn hảo và ý nghĩa nhất.
Cha mẹ đàn trai mang một chai rượu, khay trầu cau sang nhà gái đặt vấn đề về chuyện cưới xin. Sau đó hai bên gia đình xem ngày lành, tháng tốt để làm ngày cưới gã cho hai bạn trẻ.
Để đón tiếp nhà trai một cách chu đáo nhất, nhà gái cần dọn dẹp ngăn nắp nhà cửa đồng thời chuẩn bị mâm cơm gia đình để mời nhà trai dùng cơm chung vui, bữa cơm gắn kết tình cảm gia đình thông gia.
Sau khi dùng cơm gia đình tại nhà gái, nhà trai nên ngõ ý mời nhà gái về nhà chơi vào một ngày thuận tiện nào đó. Vào ngày này, nhà trai cũng chuẩn bị buổi đón tiếp nhà gái bằng bữa cơm gia đình, thân mật.
2. Lễ đính hôn miền Trung
Sau lễ dạm ngõ, chàng trai và cô gái cần chuẩn bị chu đáo mọi thứ để cùng nhau xây dựng tổ ấm mới cũng chính là lúc lễ hỏi tiến hành. Lúc này họ nhà trai sẽ mang lễ vật trầu cau sang họ nhà gái để xin gả con gái cho nhà trai.
Lễ hỏi hay còn gọi là lễ đính hôn, người đại diện (chủ hôn) nhà trai sẽ trình lễ vật với họ nhà gái và thắp hương cáo gia tiên. Sau đó hai bên cùng ngồi uống nước và bàn bạc chi tiết ngày tháng tổ chức lễ cưới cho đôi trẻ thành vợ chồng.
Trong lễ đính hôn của người miền Trung lễ vật gồm năm mâm quả:
- Mâm trầu cau: với 105 quả cau tượng trưng cho câu nói chúc trăm năm hạnh phúc cho hai bạn trẻ.
- Mâm trà rượu, bên cạnh đó nhà trai cần chuẩn bị phong bì tiền để hỗ trợ nhà gái chuẩn bị cho tiệc đám hỏi hôm đó và sính vật hỏi như vòng cổ, dây chuyền, đôi hoa tai, lắc, nhẫn,.. Tùy theo điều kiện kinh tế gia đình mà sính vật khác nhau ít hay nhiều.
- Mâm bánh kem đính hôn
- Mâm quả nem chả với số lượng chẵn cặp
- Mâm ngũ quả được kết rồng phượng cầu kỳ. Ngoài ra, cũng có nhà theo tục cũ đi thêm một quả bánh su sê cũng là mang ý nghĩa chúc đôi bạn trả hạnh phúc dài lâu.
3. Lễ cưới miền Trung
Lễ cưới là lễ cuối cùng trong phong tục cưới hỏi miền Trung, sau lễ cưới đôi trẻ sẽ chính thức về chung một nhà trở thành vợ chồng hợp pháp. Lễ cưới ở họ nhà gái gọi là Lễ VU QUY. Lễ cưới họ nhà trai gọi là Lễ TÂN HÔN. Trường hợp, nhà trai và nhà gái tổ chức chung một địa điểm lễ cưới gọi là Lễ THÀNH HÔN.
Trong lễ cưới miền Trung, trước khi vào nhà gái, đoàn rước dâu cử một người trong họ tộc mang theo khay rượu vào nhà cô dâu để trình giờ xin được vào làm lễ. Sính lễ vẫn là năm mâm quả như lễ ăn hỏi. Nếu nhà gái có bày bàn thờ gia tiên, nhà trai mang theo đôi nến hồng để gắn lên chân nến đặt sẵn.
Trong phong tục cưới của người Miền Trung diễn ra không ồn ào, chủ yếu trong cách hành xữ, nghi thức diễn ra. Việc thưa gửi, trình bày của chủ hôn, bố mẹ hai bên rất cầu kỳ và không bỏ sót. Vị chủ hôn thường là cao niên trong dòng tộc hai bên, thân thuộc với gia đình, vợ con đầy đủ, không tật bệnh, tuổi không khắc kỵ đôi tân hôn. Các phù dâu, phù rể là người chưa có chồng, vợ, tính tình vui vẻ nhanh nhẹn.
Ngoài ra, việc bài trí phòng tân hôn phải do một người phụ nữ lớn tuổi, phúc hậu sửa soạn. Lễ vật rước dâu, nhà trai nhờ một người cao tuổi, đủ vợ chồng con cái, gia đình hòa thuận kiểm tra.
Sau khi lễ xong, cặp nến hồng được người này thổi tắt. Số người nhà trai đi rước dâu luôn ở số chẵn. Khi đón dâu, nhà trai thường cử vài người đàn ông trẻ tuổi hoạt bát, đã có vợ con ra đứng đón sẵn để lấy hên cho đôi tân hôn.
Điều cần lưu ý khi tiến hành cưới hỏi
1. Xem tuổi cô dâu chú rể
Cưới hỏi là ngày trọng đại của đời người, để tránh điều đáng tiếc xảy ra như tai nạn nguy hiểm cho cô dâu chú rể hoặc ly hôn chia cách,… Họ nhà trai và nhà gái cần xem tuổi thật kỹ càng trước khi quyết định đi tiến hôn nhân gia đình. Vợ chồng tuổi hợp, tương sinh mới hòa thuận, làm ăn giàu có, phát tài phát đạt.
2. Chọn ngày tháng năm cưới hợp tuổi
Để cuộc hôn nhân thêm viên mãn, đại diện gia đình 2 bên chọn ngày tốt, ngày hỉ, đạt cát đại lợi để tiến hành rước dâu. Tránh chọn nhầm ngày đại kỵ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình sau hôn nhân, sức khỏe yểu mệnh, chết sớm.
3. Kiêng cử trong việc rước dâu
Những người có tang trong nhà hoặc người đang có thai thì tuyệt đối không nên đi rước dâu. Bởi quan niệm của người xưa, số người đi rước dâu là số lẻ tính phần về thêm cô dâu là chẳn. Hôn nhân gia đình sẽ hòa thuận, vui vẻ hạnh phúc.
Xem thêm: Phong tục cưới hỏi miền Nam có gì đặc biệt
Phong tục cưới hỏi miền Trung có phần đơn giản, không quá cầu kỳ nhưng vẫn đầy đủ các nghi thức. Để tránh sự bối rối, lúng túng trong lúc thực hiện các nghi thức làm lễ, cô dâu chú rể cần tìm hiểu và chuẩn bị chu đáo, nhằm góp phần hôn lễ thêm trọn vẹn ý nghĩa và tràn ngập niềm vui hạnh phúc.