Phong tục cưới hỏi của người miền Bắc

Tùy theo từng vùng miền và lối sống mà có những phong tục cưới hỏi khác nhau, hôm nay wikicachlam chia sẽ các bạn về phong tục cưới hỏi miền Bắc.

Đám cưới không chỉ là việc trọng đại của cô dâu và chú rễ mà còn quan trọng đối với họ hàng hai bên, tùy theo môi trường, tập tục của từng miền mà có những nền văn hóa, phong tục cưới hỏi khác nhau. Mặc dù vậy, điều cốt lỗi vẫn là chúc cho đôi uyên ương được mãi mãi hạnh phúc bên nhau.

Phong tục cưới hỏi của người miền Bắc-1

phong tục cưới hỏi miền Bắc

Mặc dù, từng miền, từng vùng có những phong tục cưới hỏi khác nhau, nhưng vẫn diễn ra ba lễ cưới hỏi cơ bản: lễ chạm ngõ, lễ ăn hỏi và cuối cùng là lễ cưới. Đó là 3 lễ chính trong phong tục cưới hỏi của người Việt Nam.

1. Lễ chạm ngõ:

Đối với phong tục cưới hỏi miền Bắc, lễ chạm ngõ hay còn được gọi là lễ dạm ngõ là nghi lễ đầu tiên trước khi tiến hành lễ cưới. Là lễ mà hai bên gia đình gặp mặt nhau để giao lưu và cho phép hai đôi uyên ương này tìm hiểu về nhau. Lễ vật trong ngày dạm ngõ đơn giản chỉ gồm thuốc, trầu cau, chè, bánh kẹo và số lượng chẵn.

Đối với lễ chạm ngõ này, nhà trai qua nhà gái không cần quá đông, chỉ gồm 4 người là đủ. Và việc đón tiếp bên nhà trai cũng đơn giản hơn trong lễ cưới, chỉ cần hai bên gia đình thấy thoải mái, thân thiện, ấm cúng bên nhau. Còn đối với bên nhà gái chuẩn bị sẵn nước trà, thuốc, bánh kẹo, trái cây… để mời nhà trai. Lễ vật mà nhà gái nhận được từ nhà trai sẽ được đặt lên bàn thờ tổ tiên để thắp hương. Cuối cùng hai bên vui vẻ bàn chuyện xem ngày, và chọn ngày lạnh tháng tốt và các thủ tục cho lễ ăn hỏi sắp tới.

Xem Thêm  Cách chọn áo dài chụp ảnh cưới đẹp và hợp thời trang

Phong tục cưới hỏi của người miền Bắc-2

mâm lễ vật

2. Lễ ăn hỏi miền Bắc: 

Lễ ăn hỏi miền Bắc được diễn ra sau lễ chạm ngõ. Đây được xem là sự thông báo chính thức về việc hứa gả con cái giữa hai họ.

Trong lễ ăn hỏi miền Bắc, các thủ tục như: ăn hỏi, xin cưới và nạp tài được gộp luôn trong ngày này. Nhà trai sẽ mang tới nhà gái 30 chục trầu và tráp ăn hỏi. Sau khi bố của chú rể và bố cô dâu giới thiệu họ hàng và những người tham dự, mẹ chú rể sẽ lần lượt đưa 30 chục trầu. Chục trầu đầu tiên là cho nghi thức ăn hỏi, chục trầu tiếp theo cho nghi thức xin cưới và chục trầu thứ 3 là cho lễ nạp tài. Sau khi nhà gái nhận chục trầu thứ 3 thì sẽ đến lễ nhận các tráp ăn hỏi của nhà trai.

Trong lễ ăn hỏi miền Bắc tráp ăn hỏi có thể gồm 5, 7, 9 hoặc 11 tráp nhưng phải là số lẻ. Đồ lễ ăn hỏi không thể thiếu là bánh cốm, bánh su sê, mứt sen, chè, rượu, trầu cau, thuốc lá… và có thêm xôi, lợn quay.

3. Lễ cưới miền Bắc:

Sau lễ ăn hỏi thì tiếp đến sẽ là lễ cưới mà hai bên gia đình đã định ngày lành tháng tốt. Nhà trai sẽ mang lễ vật đến nhà gái.

Phong tục cưới hỏi của người miền Bắc-3

lễ vật

Ngoài mâm lễ vật mang đến thì người miền bắc sẽ mang tiền mặt làm vật dẫn cưới. Phần tiền này có thể do nhà gái đưa ra hoặc do nhà trai tự quyết định số tiền và bỏ vào phong bì đỏ trong khay nhỏ do mẹ chú rể cầm để trao tặng cho con dâu. Phần tiền dẫn cưới này không có ý nghĩa mua bán mà nó thể hiện sự kính trọng của gia đình nhà trai cũng như muốn góp phần chi phí cho lễ cưới cho gia đình nhà gái. Nhằm mang đến quan hệ thân thiết cho hai bên gia đình.

Xem Thêm  Cách trang điểm cô dâu theo phong cách Hàn Quốc

Nhà gái chấp thuận và hai bên bố mẹ sẽ cho chú rể đón con dâu xuống nhà ra mắt và mời trà người lớn tuổi. Tiếp đó, cặp vợ chồng trẻ sẽ được thắp nén hương lên bàn thờ tổ tiên và chính thức trở thành người một gia đình.

Cuối cùng là đến việc nhà gái lại quả cho nhà trai và trả lại mâm lễ vật. Việc lại quả đối với người miền bắc rất được quan trọng và việc chia mâm quả phải được dùng bằng tay và kiêng kỵ việc sử dụng dao để cắt quả. Sau quá trình lại quả, nhà trai về để chuẩn bị cho ngày lễ cưới sắp tới.

Đó là những phong tục cưới hỏi của người miền Bắc mà wikicachlam muốn chia sẽ cho các bạn đang muốn tìm hiểu về phong tục cưới của miền Bắc. Chúc các bạn luôn hạnh phúc và vui vẽ trong ngày trọng đại của mình.

Wiki cách làm

Bài Liên Quan: