Làm văn hay: phân tích nhân vật Huấn Cao

Đề bài: Phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Làm văn hay: phân tích nhân vật Huấn Cao-1

Dàn bài

1. Giới thiệu tác phẩm, nhân vật.

Chữ người tử tù truyện ngắn trích từ tác phẩm nổi tiếng Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân (1940).

Tác phẩm Chữ người tử tù có nội dung tư tưởng sâu sắc, nổi bật tác phẩm là về phương diện nghệ thuật. Giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm tập trung chính vào hình tượng nhân vật Huấn Cao và cảnh cho chữ của nhân vật.

2. Vẻ đẹp của Huấn Cao là sự tài hoa

Huấn Cao có tài viết chữ đẹp, đó là chữ Hán. Các nhà nho xưa thường xem việc viết chữ thành một môn nghệ thuật. Có người viết chữ, thì có người chơi chữ. Thường thì viết chữ rồi treo chữ đẹp ở những nơi trang trọng đó là thú vui của người xưa.

Huấn Cao là nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp, ông nổi tiếng khắp một vùng tỉnh Sơn. Ngay cả viên quản ngục của một huyện nhỏ vô danh cũng biết. Để có được chữ ông Huấn Cao, viên quản ngục tốn công sức và sự dũng cảm.

3. Huấn Cao là con người có “thiên lương”

Huấn Cao con người có “thiên lương” ý thức của ông trong việc sử dụng cái tài của mình.

Huấn Cao có tài viết chữ, nhưng không phải ai ông cũng cho chữ. Ông chỉ trân trọng những ai biết yêu quý cái đẹp, cái tài. Huấn Cao quyết không phụ tấm lòng của họ, nên mới diễn ra cảnh cho chữ trong tù, tác giả gọi là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.

4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Huấn Cao.

Nguyễn Tuân đã đặt nhân vật vào một tình huống truyện độc đáo: cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao với quan coi ngục, nhưng cũng là cuộc hội ngộ của những kẻ “liên tài tri kỉ”.

Xem Thêm  Lê Thẩm Dương là ai? Tiểu sử Tiến sĩ Lê Thẩm Dương

Miêu tả Huấn Cao làm nổi bật sự chiến thắng cái tài, cái đẹp, cái tâm và khí phách ngang tàng, Nguyễn Tuân triệt để sử dụng sức mạnh của nguyên tắc tương phản, đối lập của bút pháp lãng mạn: đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, giữa cái đẹp, cái cao cả với phàm tục, dơ bẩn. Có sự tương phản ở những chi tiết tạo hình được sử dụng để miêu tả không khí của cảnh cho chữ.

Sự đối lập tương phản giữa việc cho chữ với hoàn cảnh lúc đó, sự đối lập phong thái người cho chữ với tư thế của kẻ nhận chữ.

Ngôn ngữ miêu tả nhân vật nổi bật đó là giàu chất tạo hình, nhiều từ Hán Việt, lời ăn tiếng nói mang khẩu khí lớn của hình tượng Huấn Cao.

5. Kết luận.

Nhân vật Huấn Cao chính là tâm điểm của tác phẩm, con người có sự tài năng nghệ thuật, ông là biểu tượng cho cái tài, cái đẹp, cái tâm trước cái phàm tục, dơ bẩn, khí phách ngang tàng, xưa nay hiếm. Tác giả thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao.

Bài văn mẫu

Nguyễn Tuân là một trong những cây bút tài hoa văn học Việt Nam. “Chữ người tử tù” tác phẩm tiêu biểu trong đó hình tượng nhân vật Huấn Cao đại diện cho vẻ đẹp của con người tài hoa, thiên lương và khí phách anh hùng ngất ngưởng.

Trong tác phẩm ông Huấn Cao có vẻ đẹp của con người nghệ sĩ tài hoa. Huấn Cao ông có tài viết chữ Hán, nhà nho thuở xưa viết chữ để bộc lộ tài năng và cái chí của mình, nét chữ là nết người. Viết chữ trở thành một môn nghệ thuật tên gọi là thư pháp. Người ta thường treo chữ đẹp ở những nơi trang trọng trong xem đó như là vật báu có tính giá trị.

Xem Thêm  Những câu stt hay bằng tiếng Nhật giàu ý nghĩa

Huấn Cao còn là một nhà thư pháp nổi tiếng, “Tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp” nổi tiếng khắp một vùng. Ngay cả viên quan quản ngục cũng biết “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm”. “Có được chữ ông Huấn Cao mà treo là có một báu vật trên đời”. Để xin được chữ ông Huấn Cao, viên quản ngục không chỉ tốn công mà còn đôi khi phải đánh đổi cả sự liều mạng. Bởi vì biệt đãi một tử tù như Huấn Cao là vi phạm quy định có khi phải trả giá tính mạng.

Không chỉ là người nghệ sĩ có khí chất, tài hoa mà Huấn Cao người anh hùng hiên ngang bất khuất. Người anh hùng dám đứng lên chống lại triều đình phong kiến mục nát, tha hóa. Trong mắt của bọn lính gác, Huấn Cao là một kẻ “ngạo ngược và nguy hiểm nhất”, với thầy thơ ông là người “văn võ đều có tài cả”, còn đối với viên quản ngục thì Huấn Cao là người anh hùng “chọc trời quấy nước”. Huấn Cao là một người tài ba trong mắt của mọi người, kẻ tử tù nhưng có tấm lòng kiên trung, thanh cao hiếm thấy.

Huấn Cao dù là tử tù mang trọng tội nhưng ông không tỏ vẻ gì sợ hãi, khúm núm hay chịu khuất phục trước cái xấu . Huấn Cao tỏ thái độ thản nhiên trước sự biệt đãi của viên quản ngục dành cho mình, ông cho rằng hắn biệt đãi mình chỉ nhằm mục đích xin chữ mà thôi, ở ông đã toát lên phong thái ung dung và bất khuất.

Không chỉ vậy ở Huấn Cao còn là con người có thiên lương trong sáng. Ông có tài viết chữ đẹp nhưng không phải ai ông cũng cho chữ, đó là vì ông biết yêu quý cái đẹp, cái tài. Ông tỏ thái độ coi thường khi thấy viên quản ngục biệt đãi mình vì nghĩ rằng viên quan ấy có ý đồ gì đen tối .Thế nhưng khi được thầy thơ lại nói hết về sở nguyện cao quý ấy thì Huấn Cao đã nói suýt chút nữa “ thì ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ”. Cảnh tượng mà ông Huấn Cao cho chữ trở thành “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.

Xem Thêm  Cách giữ hạnh phúc vợ chồng bền vững với thời gian

Trong cảnh cho chữ Nguyễn Tuân đã làm toát lên nhân cách cao đẹp Huấn Cao. Đây à người anh hùng mà tác giả đang tìm kiếm. Hình tượng Huấn Cao trở thành biểu tượng sự chiến thắng ánh sáng đối với bóng tối, cái đẹp cái cao cả đối với cái phàm tục, dơ bẩn.

Qua từng nét bút phác họa nhân vật Huấn Cao hiện lên oai phong và đĩnh đạc, để làm nổi bật vẻ đẹp của Huấn Cao, Nguyễn Tuân đặt nhân vật vào một tình huống truyện có một không hai đó là cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao với quản ngục và thầy thơ lại. Cuộc gặp gỡ của tử tù với cai ngục.

Ngôn ngữ miêu tả nhân vật giàu chất tạo hình, trong đoạn cho chữ ông đã sử dụng nhiều từ ngữ hán việt, lời ăn tiếng nói mang khẩu khí bậc trượng phu xưa để làm tăng thêm vẻ đẹp một thời vang bóng ở hình tượng Huấn Cao trong tác phẩm.

Tác phẩm “Chữ người tử tù” đã thành công khi xây dựng nhân vật Huấn Cao có sự tài năng, đức độ, nhân cách trong sáng và khí phách của con người xưa nay hiếm. Nhân vật đại diện cho sự chiến thắng của tài, đẹp, tâm trước cái phàm tục, dơ bẩn của chế độ đương thời.

 

Bài Liên Quan: