Phân tích bức tranh tứ bình của bài thơ Việt Bắc

Điểm bắt sáng cho toàn bài thơ Việt Bắc phải nói đến bức tranh tứ bình. Đoạn thơ là một bức tranh được thêu dệt bằng ngôn từ toàn bích và rất hoàn hảo, cho ta thấy được sự hòa nguyện giữa cảnh và người, giữa cuộc đời thực với tấm lòng nhiệt huyết yêu cách mạng. Dù hoàn cảnh khó khăn trong chiến đấu những con người lao động vẫn yêu đời và đầy lạc quan.

Phân tích bức tranh tứ bình của Việt Bắc:

Toàn đoạn thơ tác giả đã khắc họa tất hết bốn mùa trong năm, mỗi mùa đuề mang một nét đẹp riêng. Mở đầu đoạn thơ là 2 câu thơ tác giả muốn gợi nhớ kỉ niệm giữa người ở lại và người ra đi, đồng thời bộc lộ tấm lòng của mình.

“Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người “

Điệp từ ” Ta về” vang lên như đặt ra những nỗi niềm của người từ giã, hình ảnh đẹp nhất của câu thơ này đó là ” hoa cùng người” phải chăng con người ở nơi đây cũng được ví như một bông hoa đẹp của Việt Bắc. Hình ảnh cho thấy sự hòa nguyện giữa con người và thiên nhiên, bên hoa người được mang vẻ đẹp, bên người hoa lại được mang vẻ sống động. Và sau đấy là một bức tranh được vẽ ra với 4 mùa.

” Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”

Phân tích bức tranh tứ bình của bài thơ Việt Bắc-1

Không phải theo thứ tự các mùa trong năm lần lượt diễn ra, ở đây bức tranh mùa đông được tác giả chấm phá đầu tiên. Hình ảnh bông hoa chuối đỏ rực nổi bật giữa màu lá xanh của đại ngàn như xua tan đi cái lạnh lẽo của một đông, mà thay vào đó là một sự ấm áp đến lạ kì. Tác giả sử dụng biện pháp đối lập về màu sắc nhưng lại hài hòa trong cách diễn đạt. Câu thơ trên gợi cho ta nhớ về bức tranh thiên nhiên mang hơi hướng của mùa hè trong các vần thơ của Nguyễn Trãi

Xem Thêm  Những bộ phim hay nhất của Nhã Phương

“Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiện mùi hương “

Kết hợp hài hòa hơn nữa đó chính là giữa sức đẹp của thiên nhiên lại có một nét chấm phá về hoạt động của con người. ” Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”. Người Tây Bắc lúc nào đi rừng cũng mang một con dao để ánh nắng chiếu vào cho thú dữ sợ mà không tấn công. Tác giả không hề miêu tả thần thái gương mặt mà tập trung vào hình ảnh chiếu sáng của lưỡi dao, tưởng chừng như chính con người là điểm hội tụ ánh sáng. Hình ảnh con người được đặt giữa trung tâm bức tranh Tây Bắc là một hình ảnh lớn lao, làm chủ thiên nhiên, làm chủ đất nước kì vĩ.

Đông sang Xuân vội đến, mùa xuân Tây Bắc nổi bần bật với sắc trắng của hoa mơ, như một nàng thơ đầy sự thanh khiết.

Phân tích bức tranh tứ bình của bài thơ Việt Bắc-2

“Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”

Mùa xuân là mùa của sự đâm chồi nảy lộc, là mùa của sự tràn đầy sức sống. Tác giả kết hợp nghệ thuật đão ngữ ” trắng rừng” ,với từ ” trắng”  không đơn thuần là một tính từ nữa mà ở đây nó đảm nhận vai trò của một động từ. Thêm vào đó động từ ” nở” nhấn mạnh sự lan tỏa của sắc trắng lấn át màu xanh của lá, tạo nên một không gian dịu mát của hoa mơ, khiến bức tranh trữ tình hơn là giữa đồi núi hoa mơ nở trắng muốt ấy là sự nổi bật hình ảnh con người lao động cần mẫn ” chuốt từng sợi giang”, một công việc hằng ngày mà người dân vẫn làm. Động từ ” chuốt” kết hợp với trợ từ ” từng” thể hiện sự cần mẫn, bàn tay khéo léo, tỉ mĩ, tài hoa của người lao động.

Xem Thêm  Cách trồng mít Thái siêu sớm ra trái quanh năm

Chuyển đến mùa tiếp theo đó chính là mùa hè, mùa của âm thanh tiếng ve kêu rộn ràng khắp núi rừng.

” Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình”

Phân tích bức tranh tứ bình của bài thơ Việt Bắc-3

Nếu đọc sơ qua người đọc sẽ hiểu nhầm thành là chính tiếng ve làm nên một mùa hè rộn thanh âm, nhưng thực chất chính âm vang của tiếng ve làm hoa phách đổ vàng. Câu thơ gợi lên sự vận động của thời gian. Trên cái nền vàng hoa phách ấy là hình ảnh ” cô em gái hái măng một mình “. Việc đặt con người lao động cần mẫn không thể hiện sự cô đơn mà hiện ra là một vẻ đẹp của một người phụ nữ chịu thương chịu khó. Đồng thời câu thơ này gợi nhớ cho người ra đi những tình cảm tấm lòng chân thành mà người ở lại đã dành cho họ.

Để hoàn thiện một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc không thể không nhắc đến vị sắc của mùa thu, mà nổi bật của phong tranh này đó là hình ảnh ánh trăng.

” Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

Phân tích bức tranh tứ bình của bài thơ Việt Bắc-4

Ánh trăng là một hình ảnh bất diệt khi đi vào thơ ca kháng chiến. Đọc đến câu thơ về ánh trăng này ta lại nhớ đến ánh trăng ” đầu súng trăng treo” của Chính Hữu, và ở đây tuyệt nhiên không có một sự thông báo của sự chiến thắng, nhưng ánh trăng hình ảnh thể hiện sự yên bình sau những ngày tháng vất vả dường như đã nói lên hộ. Khép lại bức  trang tứ bình là hình ảnh “tiếng hát ân tình” của người ở lại gợi thương nhớ.

Xem Thêm  Hình ảnh mùa xuân thiên nhiên đẹp nhất

Lần lượt là câu lục tả cảnh câu bát tả người, đó chính là nghệ thuật đắc sắc của đoạn thơ. Đoạn thơ đã hòa nguyện được vẻ đẹp của con người và thiên nhiên, phong cảnh Việt Bắc đẹp trữ tình nên thơ.Bức tranh là sự phát vẽ về nét đẹp hiện đại và cổ điển, để nhắc về thiên nhiên nơi này thì người ta lại nhơ ngay ở đây mang những tâm hồn của những con người đầy chất phác, giàu tình nghĩa và thủy chung son sắt.

Bài Liên Quan: