Phân tích bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Việt Bắc là một tác phẩm đỉnh cao của Tố Hữu, một nền thi phẩm xuất sắc của thơ ca Việt Nam sau Cách Mạng Tháng 8. Thơ của ông thường gắn liền với các sự kiện trọng đại của đất nước. Cùng phân tích sâu hơn để hiểu về hồn thơ được mọi người yêu mến thông qua bài thơ Việt Bắc

Phân tích bài thơ Việt Bắc:

Phân tích bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu-1

Tố hữu sinh năm 1920-2002 trong gia dình có truyền thống yêu thơ ở Thừa Thiên – Huế. Bản thân giác ngộ lý tưởng cách mạng, ông vừa là chiến sĩ cách mạng, vừa là người thi sĩ với sự nghiệp thống nhất chặt chẽ giữa con người chính trị và con người thơ. Ông mang đến phong cách thơ mới mẻ trong văn chương cách mạng gắn liền với khuynh hướng sử thi nhưng không kém phần lãng mạng chữ tình. Tố Hữu để lại cho nền văn học Việt Nam nhiều tác phẩm có giá trị như Từ Ấy, Việt Bắc, Gió Lộng…. Ông được nhiều giải thưởng văn học qua nhiều tác phẩm. Ấn tượng với em là Việt Bắc mà trong đó có đoạn :

“Mình về mình có nhớ ta

Mười năm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi , nhìn song nhớ nguồn?

Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bang khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay….”

Xem Thêm  Cách trồng và chăm sóc hoa lan trên gỗ

 Việt Bắc là trích trong bài và tập thơ cùng tên Việt Bắc sáng tác năm 154. Việt Bắc là quê hương cách mạng là căn cứ địa vững chắc che chở cho Đảng và chính phủ trong thời gian kháng chiến chống Pháp. Chiến thắng Điện Biên Phủ và hiệp định Gio7nevo7 về Đông Dương được ký kết, miền bắc được hòa bình. Tháng 10/1954 Đảng rời khỏi chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Nhân dịp này Tố Hữu viết bài thơ để bài tỏ tình cảm sâu nặng dành cho Việt Bắc. Tố Hữu ca ngợi con người, cuộc sống của chiến khu Việt Bắc, tác giả khẳng định nghĩa tình chung thủy. Sắt son của Cách mạng với Việt Bắc và ngược lại. Mở đầu đoạn Tố Hữu đã viết:

“Mình về mình có nhớ ta

Mười năm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi , nhìn song nhớ nguồn?”

Tác già tái hiện một hoàn cảnh đặc biệt đó là cuộc chia li mà người đi kẻ ở nào đều chun một nỗi nhớ nhưng mỗi người biểu hiện nỗi nhớ theo cách riêng của mình. Cuộc chia tay giữa người cách mạng với người Việt Bắc trở thành cuộc giã bạn khi tác giả dùng lời xưng hô “mình,ta” quen thuộc trong văn học dân giang. Những câu hỏi tu từ” có nhớ ta, có nhớ ta, có nhớ không” của Tố Hữu tạo nên những âm hưởng thật da diết trong buổi chia li của hai người.

Xem Thêm  Cách làm đèn ngủ handmade từ những bức ảnh

Tố Hữu đã mượn lời người ở lại hỏi người ra đi để nói lên đạo lí uống nước nhớ nguồn vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc “Nhìn cây nhớ núi, nhìn song nhớ nguồn”để nhắc mọi người cũng là nhắc nhở mình. Bốn dòng thơ có đến bốn từ “mình,nhớ” hòa quyện vào nhau, quấn quýt nhau khiến cho đạo lí an tình thủy chung càng thêm sâu nặng.

“Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bang khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay….”

Cách xưng hô của người đi kẻ ở giờ lại là đại từ phiếm chỉ “ai” cũng rất quen thuộc trong văn học dân giang để chỉ về những người yêu thương nhất nay được tác giả vận dụng sáng tạo nhằm khẳng định tình cảm gắn bó thủy chung sắt son giữa người cách mạng và Việt Bắc

Buổi chia tay thật quyến luyến, bịn rịn khi cả hai người cùng có tâm trạng “ buâng khuâng, bồn chồn”. Tác giả dùng nhiều từ láy trong câu thơ và phép tiểu đối của ca dao tạo sự nhịp nhàng, uyển chuyện, cân đối cho câu thơ cà người đọc dễ thuộc vì vậy những vần thơ của Tố Hữu rất gần gủi, thân quên với con người

Hình ảnh hoán dụ “áo chàm” vừa gợi cảm vừa giàu ý nghĩa là màu áo ấy không phai mà đậm đà, bền vững, thủy chung, sắt son nhắc nhở người ra đi luôn nhớ về Việt Bắc. Buổi chia tay diễn ra xúc động, nghẹn ngào không ói nên lời chỉ có thể “cầm tay nhau”với bao cảm xúc, biết bao kỉ niệm ân tình không thể nói hết ra một lần. Cái cầm tay nhau của hai người chứng tỏ tình cảm của người đi kẻ ở sâu nặng không thể nói thành lời mà nó ở tận sâu trong trái tim, trong bề sâu cảm xúc.

Xem Thêm  Những câu nói trong Nhà Gỉa Kim hay nhất bạn không nên bỏ qua

Nhịp thơ đều đặn của câu đầu vì những nghẹn ngào,xao xuyến trong buổi chia ki nay có sự thay đổi sang nhịp 3/3 và 3/5 để hai người cùng giãi bày tình cảm của mình với nhau

Đoạn thơ là lời người ở lại nhưng cũng có cả lời người ra đi, hai người nhắn nhủ nhau xin đừng quên nhau vì chúng ta có những kỉ niệm, những tình cảm gắn bó sắt son, thủy chung không thể xa nhau được

        Việt Bắc là khúc hùng ca và cũng là khúc tinh ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Thể thơ lục bát, kiểu kết cấu đối lập , ngôn ngữ đậm sắc dân gian – tất cả đã góp phần khắc sâu lời nhắn nhủ của Tố Hữu. Hãy nhớ mãi và phát huy truyền thống  quý báu anh hùng bất khuất, ân nghĩa chung thủy của cách mạng, của con người Việt Nam.

Bài Liên Quan: