Phân tích bài thơ Trao Duyên Truyện Kiều

Mục đích của bài viết này nhằm để có thể giúp đỡ các bạn học văn lớp 10 trở nên dễ dàng hơn. Cụ thể đây là một bài phân tích về đoạn thơ Trao Duyên của Truyện Kiều Nguyễn Du. Mời các bạn cùng tham khảo bài phân tích bài thơ Trao duyên để lấy thêm tư liệu cho bài tập của mình nhé.

Phân tích bài thơ Trao Duyên Truyện Kiều

Người ta thường nói, khi đặt con người vào thế cảnh hiếu – tình là một vị trí vô cùng khó khăn vạn trạng. Tuy nhiên công đức sinh thành của các bậc cha mẹ vẫn luôn là cao cả nhất, thế nên dù tình yêu kia có cao cả đến nhường nào cũng lặng lẽ cuối nhường mình trước nghĩa tình phụ mẫu. Và trong Kiều của Nguyễn Du cũng chọn chữ “nghĩa” lớn lao ấy. Kiều vẫn có một mối tình rất sâu đậm, sau nhiều lần thoát khỏi lầu xanh, khó biết bao mới tìm được một người thương mình thật lòng, và Kiều mong muốn được bù đắp cho tình cảm kia của mình. Dẫn đến một quyết định sau nhiều đêm liền suy nghĩ, nàng trao duyên lại cho người em là Thúy Vân. Đoạn thơ Trao Duyên của Nguyễn Du chính là nói lên tất cả tâm trạng của nàng Kiều khi trao duyên của mình cho nàng em Thúy Vân.

Phân tích bài thơ Trao Duyên Truyện Kiều-1

Duyên và phận là hai từ khóa luôn đi gắn liền với nhau, duyên là một thứ để cho ta gặp gỡ và yêu nhau nếu may mắn hơn có phận thì sẽ cùng nhau đi đến trọn cuộc đời. Cái duyên cái phận ấy là do các bậc thánh nhân, là do chính ông Tơ bà Nguyện se tơ kết tóc, nhưng không câu chuyện ở đây chính Kiều đã đoạt lấy cái quyền thiêng liêng ấy để nối sợ tơ duyên của mình dành cho người em. Có duyên nhưng chằng phận với chàng Kim Trọng, thế nên để viết tiếp chữ phận cùng chàng, nàng đã trao duyên cho người em. Với nàng việc đó như một điều để nàng có thể đáp lại bao nhiêu ân tình mà chàng đã trao gửi. Dĩ nhiên nàng không thể không xót xa vì tình yêu duy nhất và đầu tiên của mình đã chẳng may không thành.

Xem Thêm  STT về trà xanh Tuesday, Những câu cà khịa trà xanh tiểu tam

Với hai câu đầu của đoạn thơ, ta sẽ thấy hành động của nàng rất lạ, nàng như đang cúi mình hạ thấp bản thân để cầu xin và mong sự chấp thuận từ người em của mình.

“Cậy em em có chịu lời.

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”

Là một vị trí của người chị đáng lí ra theo đúng truyền thống sẽ chẳng bao giờ phải vái lạy hay nhờ cậy người em của mình, hay nói một cách khác hơn ở đây nàng Kiều đang cố vái lạy và nhờ nàng Vân đền đáp trao duyên với Kim Trọng. Những từ ngữ “cậy”, “ngồi lên”, “lạy”, “thưa” là những từ để chỉ thái độ kính trọng của người dưới đối với người trên. Đồng thời từ nghĩa của “cậy” như muốn ép buộc Thúy Vân nhiều hơn là “nhờ”

Sau khi đã nói lên những lời nhờ cậy tiếp đến là những tâm tư tình cảm của bản thân mình. Đó chính là những tâm sự tận sâu trong đáy lòng của nàng.

“Giữa đường đứt gánh tương tư

Keo loan chấp mối tơ thừa mặc em

Kể từ khi gặp chàng Kim

Khi ngày quạt nước khi đêm chén thề

Sự đâu sóng gió bất kì,

Hiểu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”

Nàng đã thể hiện được nỗi đau xót của bản thân mình khi tình duyên ngang trái không thành, chính vì chữ hiếu mà nàng đã phụ tình chàng Kim, thế nhưng chàng Kim vẫn một lòng thương nhớ và giúp đỡ cho nàng tại quê nhà. Chính vì không thể viết tiếp một câu chuyện tình đpẹ với Kim Trọng thế nên nàng đã trao sang cho người em đế tiếp tục. Dù là chị em nhưng phải gượng ép trao đi một thứ mà mình cũng vô cùng yêu thương thì đó chính là một thứ quý báu vô cùng.

Xem Thêm  Drama là gì? Hít drama là gì trong giới trẻ, facebook?

Thúy Kiều đã đặt Thúy Vân vào môt trường hợp dù muốn chối từ cũng không được, vì Kiều vịn vào tình cảm gia đình và thêm nữa là tình máu mủ ruột già

“Ngày xuân em hãy còn dài

Xót tình máu mủ thay lời nước non

Chị dù thịt nát xương mòn

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây!”

Cả hai chị em đều có tuổi xuân còn rất dài, thế nhưng với cách nói của Kiều dường như tuổi xuân của cô đã dừng lại khi cô chọn chữ hiếu thay vì chữ tình vì Kim Trọng, ngoài ra cách nói ấy như một điềm dự báo cuộc đời của Kiều tiếp đến sẽ bước trên một con đường đầy chông gai sóng gió. Nếu Vân chấp nhận lời của Kiều, mặc cho sang thế giới bên kia không còn nguyên vẹn thì Kiều cũng cảm thấy thơm lây cho sự hi sinh của em mình.

Phân tích bài thơ Trao Duyên Truyện Kiều-2

“Chiếc vành với bức tờ mây

Duyên này thì giữ vật này của chung

Dù em nên vợ nên chồng

Xót người bạc mệnh ắt lòng chằng quên

Mất người còn chút của tin

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa”

Hai kỉ vật đã được nàng nhắc đến: chiếc vành, tờ mây. Họ đã thề nguyền có nhau dù cho sống chết, họ đã có với nhau những ngày tháng hạnh phúc, mà giờ đây hoàn cảnh đã buộc Kiều chọn chữ Hiếu. Dẫu đã trao cho Thúy Vân những kỉ vật ấy nhưng không thể dấu đi sự luyến tiếc của mình. Có thế nói các câu thơ trên đã cho thấy lòng của nàng đau đớn tột cùng một cách rất rõ nét. Đó chính là tâm trạng mong uốn trở lại những ngày tháng trước đây cùng Kim Trọng.

Xem Thêm  Hướng dẫn đăng ký nộp thuế điện tử qua mạng mới nhất 2019

“Mai sau dù có bao giờ

Đất lò hương ấy so tơ phím này

Trông ra ngọn cỏ lá cây

Thấy hiu hiu gió thì hay chị về

Hồn còn mang nặng lời thề

Nát bồ thân liễu đền nghì trúc mai

Dạ đài cách mặt khuất lời

Rảy xin chén nước cho người thác oan”

Sự bất công của xã hội đã buộc Kiều mất đi tình yêu của mình khiến nàng đau đớn thật sự, giống như một cái chết cứ vương vấn cõi trần không thể siêu thoát được. Những lời dặn dò với Thúy Vân như cho ta thấy việc sau ấy chính là nàng tìm đến cái chết. Cái chết dường như là một điều gì đó rất nhẹ nhàng không còn là một điều đáng sợ. Nàng ý thức được con đường mà mình đang bước đi có thể chết đi ất cứ lúc nào.

Như vậy qua phân tích của đoạn thơ ta thấy được các tâm tư tình cảm của Kiều, duyên phận đã trớ trêu với nàng, thế nên chữ tình kia không thể trọn vẹn phận má đào. Không muốn chàng Kim mãi đợi mình nên cô đã trao duyên cho người em, dẫu biết điều ấy không thể tránh khỏi sự đau khổ.

Xem thêm: Phân tích bài thơ Tây Tiến

Hi vọng với bài văn phân tích bài thơ Trao duyên của Truyện Kiều Nguyễn Du mà chúng tôi tổng hợp đã giúp ích cho bạn phần nào về tóm lước các kiến thức cơ bản nhất cần phân tích trong khổ thơ này. Chắc chắn học sinh sẽ đạt điểm cao trong bài kiểm tra của mình.

Bài Liên Quan: