Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy

Nguyễn Duy sinh năm 1948, tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, quê ở thành phố Thanh Hóa. Ông thuộc thế hệ các nhà thơ quân đội trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu

Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy:

Thơ ông gần gũi với văn hóa dân gian, nhưng sâu sắc mà rất đỗi tài hoa, đi sâu vào cái nghĩa, cái tình muôn đời của con người Việt Nam.  Năm 2007, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học Nghệ thuật. Qua những tác phẩm tiêu biểu: Cát trắng (1973), Mẹ và em ( 1987), Đường xa (1990), Về (1994)…và trong đó có bài thơ  Ánh Trăng đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu lắng. Vậy sau đây tôi sẽ phân thích bài thơ trên

“Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỉ

Trần trụi với thiên thiên

hồn nhiên như cây cỏ

Từ hồi về thành phố

quen ánh điện cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường

 Thình lình đèn điện tắt

phòng buyn đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn

 Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng”

Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy-1

 

Trăng gắn liền vởi tuổi thơ của mỗi người. Dù ở thành thị hay nông thôn đều hiện diện từ con hẻm đến đồng ruộng. Trăng lơ lững trên đầu từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vầng trăng trở nên thân thuộc với chúng ta từ thuở thơ ấu cho đến khi trưởng thành. Tác giả Nguyễn Duy cũng thế

Xem Thêm  Ảnh chào ngày mới tốt lành, ý nghĩa tràn đầy năng lượng

trăng với tác giả là đôi bạn không thể thiếu nhau. Trăng chia ngọt sẻ bùi, trăng đồng cam cộng khổ. Từ khi tác giả sống trên tuyến đường Trường Sơn xa gia đình, quê hương vầng trăng mới thành “tri kỉ”. hổi ức ấy được tác giả thể hiện qua hai khổ thơ đầu:

“Hồi nhỏ sống với đồng

Với sông rồi với bể

 Hồi chiến tranh ở rừng

 Vầng trăng thành tri kỉ.”

“Trần trụi với thiên nhiên

Hồn nhiên như cây cỏ

Ngỡ không bao giờ quên

Cái vầng trăng tình nghĩa.”

Nguyễn Duy vốn là người yêu thiên nhiên muốn hòa mình vào thiên nhiên nay từ nhỏ tuổi thơ của tác giả đã in đậm hình ảnh của “đồng,sông,bể”.

Khi tham gia kháng chiến vầng trăng một vật thể của thiên nhiên cũng làm ông xao xuyến trước vẻ đẹp mộc mạc không lộng lẩy kiêu xa. Hình ảnh “vầng trăng” dõi theo ông trong suốt thời chiến đã ghi lại trong thâm tâm ông một thứ tình cảm như tri kỷ tâm giao. Khiến tác giã khắc cốt ghi tâm.

“Từ hồi về thành phố

Quen ánh điện, cửa gương

Vầng trăng đi qua ngõ”

Như người dưng qua đường”Thời gian kháng chiến tác giả quen với cảm giác bao bọc xung quanh mình là thiên nhiên. Hòa bình đưa tác giả về sống với thành phố. Đời sống cũng thay đổi theo, “‘quen ánh điện, cửa gương”, “ánh điện”, “cửa gương” tượng trưng cho cuộc sống hiện đại dần dần “cái vầng trăng tình nghĩa” ngày nào bị tác giả lãng quên. “vầng trăng” ở đây tượng trưng cho những tháng năm gian khổ. Đó là tình bạn, tình đồng chí được hình thành từ những năm tháng gian khổ ấy. “trăng” bây giờ thành “người dưng”. Con người ta thường hay đổi thay như vậy. Nguyễn Duy đưa vầng trăng lên cao ví như con người qua phép nhân hóa. Bởi thế người đời vẫn thường nhắc nhau: “ngọt bùi nhớ lúc đắng cay”, ở thành phố vì quen với “ánh điện, cửa gương”, quen với cuộc sống đầy đủ tiện nghi nên người đời không thèm để ý đến “vầng trăng” từng là bạn tri kỉ một thời.

Xem Thêm  Những kí tự đặc biệt mobile

Qua đó tác giả cũng có ngụ ý là nhắc nhở người đọc đường sống trong nhung lụa mà quên đi ngày tháng cơ hàng. Làm người phải biết trân trọng nghĩa tình.

Ý nghĩa nhân văn đó còn được nêu rõ hơn ở 4 câu thơ tiếp theo

“Thình lình đèn điện tắt

Phòng buyn đinh tối om

Vội bật tung cửa sổ

Đột ngột vầng trăng tròn.”

Vầng trăng” xuất hiện thật bất ngờ, khoảnh khắc ấy, phút giây ấy,… tác giả, bàng hoàng trước vẻ đẹp kì diệu của vầng trăng. Bao nhiêu kỉ niệm xưa bỗng ùa về làm tác giả cứ “rưng rưng” nước mắt:

“Ngửa mặt lên nhìn mặt

Có cái gì rưng rưng

Như là đồng, là bể

Như là sông, là rừng”.

Tác giả không giấu được niềm xúc động mãnh liệt của mình. “Vầng trăng” nhắc nhở tác giả đừng bao giờ quên những tháng năm gian khổ ấy, đừng bao giờ quên tình bạn, tình đồng chí đồng đội, những người đã từng đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi trong những tháng năm chiến đấu đầy gian lao thử thách. Người bạn tuổi thơ, như gặp lại người bạn từng sát cánh bên nhau trong những tháng năm gian khổ.

“Trăng cứ tròn vành vạnh

 Kể chi người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình…”

Bốn khổ thơ cuối Nguyện Duy trách mình,trách người vô ơn quên đi ngày tháng gian lao cùng trăng người bạn đồng cam cộng khổ ngày ấy.quên nghĩa quên tình. Mặc cho ai thay đổi, lãng quên đi mình nhưng ánh trăng vẫn giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn. Đó cũng là bài học mà Nguyễn  Duy muốn gửi gắm vào bài thơ thông qua hình ảnh ánh trăng.

Xem Thêm  Cách trồng nghệ trong chậu cho ra củ to tại nhà

 Giọng thơ trầm tĩnh, sâu lắng. Tứ thơ bất ngờ, mới lạ. “ánh trăng” còn mang ý nghĩa triết lí về sự thủy chung khiến người đọc phải “giật mình” suy nghĩ, nhìn lại chính mình để sống đẹp hơn, nghĩa tình hơn.“Ánh trăng” của Nguyễn Duy gây được nhiều xúc động đối với nhiều thế hệ độc giả bởi cách diễn tả bình dị như những lời tâm sự, lời tự thú, lời tự nhắc nhở chân thành

Bài Liên Quan: