Nhà ở xã hội là gì? Có nên mua nhà ở xã hội không?

Đối với những người thu nhập thấp hoặc công chức, viên chức nhà nước chưa có nhà ở ổn định thì nhà ở xã hội là sự lựa chọn hoàn hảo nhất. Đây được xem là giải pháp tối ưu dành cho nhiều người dân bởi giá thành khá rẻ, phù hợp với túi tiền. Vậy nhà ở xã hội là gì? Có nên mua nhà ở xã hội hay không? Điều kiện mua nhà ở xã hội thế nào? Mời các bạn cùng Wiki Cách Làm tìm hiểu một số nội dung sau đây.

Nhà ở xã hội là gì?

Nhà ở xã hội là gì? Có nên mua nhà ở xã hội không?-1

Nhà ở xã hội là một loại hình nhà ở thuộc sở hữu của cơ quan nhà nước hoặc có thể là bộ phận trung ương, địa phương hoặc các mô hình nhà ở dưới sự quản lý của nhà nước. Với mục đích cung cấp nhà ở giá rẻ so với thị trường cho người dân có thu nhập thấp hoặc công chức, viên chức nhà nước chưa có nhà ở ổn định.

Nhà ở xã hội là giải pháp tối ưu dành cho các cá nhân hay tổ chức đang làm việc cho cơ quan nhà nước. Đây còn được xem là chính sách có ý nghĩa xã hội lớn.

Nhà ở xã hội sở hữu bao nhiêu năm?

Sổ hồng lâu dài: đây là hình thức sở hữu đất và tìa sản gắn liền với đất có thời hạn sử dụng lâu dài. Nếu mua căn hộ sở hữu sổ hồng lâu dài thì thời hạn sử dụng căn hộ từ 50 – 60 năm. Trường hợp, căn hộ xuống cấp không thể sử dụng tiếp tục.

Thì đất dự án vẫn thuộc quyền sở hữu của chủ căn hộ, do đó chủ căn hộ có quyền chuyển nhượng hoặc bán cho một chủ đầu tư khá với mục đích xây dựng lại căn hộ mới hoặc di dời sang nơi khác và tái định cư theo chính sách của nhà nước và địa phương.

Sở hữu 50 năm: hình thức sở hữu này có nghĩa là bạn thuê căn hộ với thời gian sử dụng là 50 năm. Nghĩa khác là chỉ có quyền sử dụng trong thời gian 50 năm, không có quyền sở hữu căn hộ, không bán hay chuyển nhượng căn hộ cho người khác.

Xem Thêm  Hướng dẫn cách nuôi dế mèn sinh sản tốt

Có nên mua nhà ở xã hội  hay không?

Khi sở hữu nhà ở xã hội 5 năm, bạn có quyền mua bán chuyển nhượng nhà ở xã hội đối với nhà ở được cấp quyền sở hữu lâu dài. Đối với nhà ở xã hội dưới dạng nhà nước cho thuê (sở hữu 50 năm) thì không thể thực hiện việc mua bán, chỉ có thể giao dịch trên giấy ủy quyền sử dụng tài sản.

Do đó, khi mua nhà ở xã hội bạn cần tìm hiểu rõ về các loại giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu. Vì cơ cấu nhà ở xã hội với mục địch cung cấp nhà ở giá rẻ cho người thu nhập thấp hoặc công chức nhà nước nên các chính sách ràng buộc trong mua bán, chuyển nhượng.

Tránh xảy ra tình trạng bị đầu cơ, làm giá. Vì thế, việc mua nhà ở xã hội để đầu tư khá nguy hiểm, gặp nhiều rủi ro trong mua bán, chuyển nhượng.

Đặc điểm của nhà ở xã hội

Nhà ở xã hội là gì? Có nên mua nhà ở xã hội không?-2

Tùy theo nhu cầu của đối tương sinh sống trên địa phương mà quy mô, số lượng nhà ở xã hội được xây dựng khác nhau nhằm cung cấp nhà ở giá rẻ cho người dân thu nhập thấp hoặc công chức nhà nước chưa có nhà ở ổn định.

Nguồn vốn phát triển của nhà ở xã hội được hình thành từ việc mua bán, cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn. Số tiền đó được trích ra từ 30 – 50% để mua sử dụng xây dựng dự án phát triển nhà ở thương mại. Ngoài ra, ngân sách xây dựng nhà ở xã hội được huy động từ các nguồn vốn hợp pháp theo đúng quy định của phát luật nhà nước.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhà ở xã hội tại đô thị phải là chung cư được thiết kế đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn chung của pháp luật về xây dựng cũng như số tầng chưng cư. Cụ thể chung cư nhà ở xã hội ở đô thị được quy định cụ thể như sau:

+ Tại đô thị loại đặc biệt không quy định số tầng, hay không giới hạn số tầng.

+ Tại các đô thị loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 5 phải là nhà không quá sáu tầng.

+ Diện tích mỗi căn hộ không quá 60m² sàn và được hoàn thiện theo cấp, hạng nhà ở nhưng không thấp hơn 30m² sàn.

Xem Thêm  Biệt danh hay cho người yêu con gái, con trai độc đáo nhất

+ Nhà ở xã hội phải bảo đảm các tiêu chuẩn hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy định của từng loại đô thị.

Đối tượng mua nhà ở xã hội  là ai?

– Ưu tiên đặc biệt đối với Cán bộ công nhân viên chức nhà nước (không cần chứng minh thu nhập)

– Người có thu nhập thấp (Chưa phải đóng thuế cá nhân)

– Phải có hộ khẩu thường trú / tạm vắng dài hạn (BHXH trên 1 năm)

– Giấy chứng nhận kết hôn (nếu đã kết hôn) / Giấy chứng nhận độc thân

Ở Việt Nam tất cả các đối tượng đã được quy định trong Luật Nhà bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân hưởng lương từ ngân sách nhà nước, công nhân làm việc tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, các đối tượng trả lại nhà công vụ mà có khó khăn về nhà ở.c

Điều kiện mua nhà ở xã hội

Để thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, người mua cần đảm bảo các điều kiện sau đây:

– Chưa có sở hữu nhà ở và chưa thuê hoặc chưa thuê mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước

– Đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích bình quân đầu người trong gia đình dưới 8m² sàn/người hoặc nhà ở tạm, hư hỏng, dột nát.

– Có mức thu nhập bình quân hằng tháng của hộ gia đình không vượt quá 5 lần tổng số tiền thuê nhà ở xã hội phải trả hàng tháng (đối với căn hộ có diện tích tối đa 60m² sàn) và không thấp hơn 4 lần số tiền thuê nhà phải trả hằng tháng (đối với diện tích căn hộ có diện tích tối thiểu là 30m²) tính theo mức giá thuê do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

– Thu nhập sau khi giảm trừ gia cảnh dưới 9 triệu đồng.

Ưu tiên cho:

– Người chưa có nhà ở, mới lập gia đình, diện tích nhà ở bình quân thấp.

– Các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước, cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học trở lên, công nhân tay nghề bậc 5 trở lên chưa được nhà nước hỗ trợ về nhà ở dưới mọi hình thức.

– Cán bộ, viên chức thuộc diện được hưởng chính sách nhà ở công vụ nhưng đã trả lại nhà cho nhà nước (mà họ có nhu cầu thuê, thuê mua nhà ở xã hội).

Xem Thêm  Những bộ phim trinh thám hay nhất Trung Quốc

Trình tự, thủ tục mua nhà ở xã hội

Nhà ở xã hội là gì? Có nên mua nhà ở xã hội không?-3

– Sau khi dự án nhà ở xã hội bắt đầu khởi công, chủ đầu tư xây dựng có trách nhiệm thông báo, cung cấp thông tin liên quan về dự án như quy mô dự án, số lượng nhà ở, địa chỉ liên lạc, … cho sở xây dựng dự án để khiển khai thông báo cho người dân địa phương.

– Giai đoạn trước khi mởi bán dự án chung cư nhà ở xã hội, chủ đầu tư phải có trách nhiệm thông báo cho sở xây dựng bằng văn bản ghi chép đầy đủ nội dung về số lượng căn hộ cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội để sở xây dựng nắm rõ tình trạng xây dựng dự án để có phương án kiểm tra, xác minh.

– Sau khi công việc kiểm tra của sở xây dựng hoàn tất, người dân muốn mua nhà ở xã hội hãy nộp hồ hơ bao gồm các giấy tờ liên quan để chứng mình mình đủ điều kiện sở hữu nhà ở xã hội.

– Sau khi có đủ hồ sơ cá nhân, đối tượng mua nhà ở xã hội, chủ đầu tư xem xét và thông báo hồ sơ được mua nhà ở xã hội theo đúng quy định của luật nhà ở Việt Nam. Danh sách được mua nhà ở xã hội sẽ gửi lại cho Sở xây dựng địa phương nhằm kiểm tra thông tin người mua nhà ở xã hội có hoàn toàn đúng và chính xác không.

– Sở xây dựng có trách nhiệm phản hồi cho chủ đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội trong vòng 15 ngày để chủ đầu tư nhanh chóng thông báo với đối tượng mua nhà ở xã hội và tiến hành thỏa thuận, thống nhất và ký hợp đồng.

Xem thêm:

Từ những thông tin bên trên, chắc hẳn bạn đã biết nhà ở xã hội  là gì? Điểm nổi bật của nhà ở xã hội cũng như đối tượng mua nhà ở xã hội. Đây là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho những người có thu nhập thấp hoặc công chức, viên chức nhà nước chưa có nhà ở ổn định. Để biết thêm thông tin chi tiết hơn về khái niệm nhà ở xã hội , đối tượng mua nhà ở xã hội,… hãy cùng đồng hành với Wiki Cách Làm mỗi ngày nhé. Cám ơn bạn đã quan tâm và theo dõi.

Bài Liên Quan: