Nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng

Cha mẹ có thể phát hiện ra trường hợp bé đã hơn một tuổi nhưng vẫn chưa mọc răng. Thông thường, vào khoảng tháng thứ 6 đến tháng thứ 9, những chiếc răng sữa đầu tiên của trẻ sẽ mọc lên. Song không phải trẻ nào cũng mọc răng đúng thời gian trên, có những trẻ đến gần 1 tuổi vẫn chưa mọc răng mà vẫn không có biểu hiện bệnh lý nào. Tuy vậy, nhiều khi chậm mọc răng lại kết hợp với các biểu hiện bệnh tật khác như chậm lên cân, chậm phát triển chiều cao… thì có thể là do trẻ bị bệnh còi xương. Răng mọc chậm còn có thể là nguyên nhân gây nên chứng suy dinh dưỡng cho trẻ không thể ăn thức ăn bên ngoài. Hiểu biết các nguyên nhân làm bé chậm mọc răng cũng như các cách giúp bé mọc răng nhanh là đặc biệt cần thiết. Hãy cung tindep.com tham khảo qua bài viết sau đây nhé!

Nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng-1

Nguyên nhân khiến răng trẻ mọc chậm

Có rất nhiều tiêu chí để bạn có thể theo dõi sự phát triển của bé như chiều cao, cân nặng, chỉ số thông minh. Tuy nhiên có một tiêu chí thể hiện sự phát triển thể chất của bé mà không phải ai cũng biết đó là tình trạng mọc răng ở trẻ. Khi 6 tháng tuổi, bé sẽ mọc những chiếc răng sữa đầu tiên và khi bé yêu được 2 tuổi rưỡi thì bé sẽ có được 20 chiếc răng, có nghĩa là số răng của bé sẽ bằng số tháng tuổi trừ đi 4. Đây là tiến trình bình thường thể sự phát triển thể chất bình thường của hầu hết các bé.

Cũng có nhiều trường hợp, bé được 8-9 tháng tuổi hay thậm chí 10 tháng tuổi mới bắt đầu mọc răng, nhưng vẫn phát triển tốt về thể chất và tinh thần thì đó là do yếu tố về sinh lý cơ thể trẻ. Ngược lại bé chậm mọc răng và đi kèm với các dấu hiệu như chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao, bé thiếu linh hoạt,… thì các bạn cần phải xem xét lại để tìm ra nguyên nhân, cách xử trí khi bé chậm mọc răng để bé có sự phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần.

Xem Thêm  Cách làm giảm độ cận hiệu quả

Nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng-2

1. Nguyên nhân khiến răng trẻ mọc chậm

1. Do di truyền

Mọc răng là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của bé. Ban đầu nướu răng sẽ trở nên cứng hơn và răng của bé sẽ mọc lên. Trẻ 9-12 tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc răng. Dấu hiệu bé sắp mọc răng rất dễ nhận biết. Trẻ thường giảm ăn thức ăn cứng, hay cắn vào lợi, trằn trọc và mất ngủ. Tuy nhiên, có những trường hợp trẻ mọc răng chậm, cần hiểu nguyên nhân để tìm giải pháp phù hợp. Nguyên nhân chủ yếu trong việc bé chậm mọc răng là do yếu tố di truyền trong gia đình, dòng tộc. Nếu trong gia đình bạn có người từng chậm mọc răng, thì bạn cũng không nên quá lo lắng. Bé đang nhận di truyền từ các thế hệ đi trước đó thôi, bạn cần phải chờ đợi thêm cho đến khi trẻ mọc răng.

Nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng-3

2. Thời điểm sinh

Thời điểm sinh và môi trường sống của bé cũng quyết định thời điểm bé mọc chiếc răng đầu tiên. Em bé sinh đủ tháng hoặc quá ngày tháng sẽ có răng sớm hơn so với bé sinh thiếu tháng. Ví dụ, một em bé sinh non khi được 32 tuần (8 tháng) sẽ có răng muộn hơn khoảng 4 tuần so với các bé sinh vào thời điểm đã được 9 tháng 10 ngày. Những em bé sinh ra nhỏ bé, thiếu cân cũng sẽ mọc răng chậm hơn các bé bình thường.

Nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng-4

3. Do thiếu can-xi

Trẻ chậm mọc răng thường do thiếu canxi để phát triển các mầm răng. Thức ăn chính của trẻ là sữa. Sữa là loại thức ăn giàu canxi nhất và dễ hấp thu nhất nên trẻ không thiếu nguồn cung cấp canxi, trừ những trẻ bú mẹ mà mẹ ăn uống kiêng khem làm giảm chất lượng của nguồn sữa, mà mẹ không bổ sung cho bé uống thêm sữa ngoài. Nguồn dinh dưỡng chính của bé khoảng 6 tháng tuổi vẫn là sữa mẹ. Thông thường, bé bú mẹ hoàn toàn sẽ được cung cấp đầy đủ canxi. Trường hợp thiếu canxi dễ xảy ra với nhóm bú bình hoặc chất lượng sữa mẹ kém (nguyên nhân là do người mẹ ăn uống kiêng kem hoặc chế độ dinh dưỡng nghèo nàn).

Xem Thêm  Cách giảm cân 1 ngày 1kg đơn giản

Nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng-5

Tỷ lệ khoáng chất phốt pho trong cơ thể bé quá cao sẽ khiến cho cơ thể bé hấp thụ canxi kém. Bởi vì khi ấy sự hấp thụ canxi trong cơ thể bé sẽ bị sụt giảm. Khoáng chất phốt pho là chất có nhiều trong các loại ngũ cốc, rau, củ, … nếu bạn cho bé ăn nhiều các thực phẩm này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hàm lượng canxi cơ thể của bé.

Một chất nữa cần thiết cho sự hấp thụ canxi là vitamin D. Có 2 nguồn cung cấp vitamin D cho trẻ là thức ăn và từ ánh sáng mặt trời, trong đó nguồn cung cấp chủ yếu là từ ánh sáng mặt trời (chiếm tới 80%). Thức ăn động vật (thịt, cá, trứng, sữa) chứa nhiều vitamin D hơn với một tỷ lệ hấp thụ cao hơn thức ăn có nguồn gốc thực vật. Tuy nhiên, vì vitamin D là một loại vitamin tan trong dầu nên nếu chế độ ăn không có đủ chất béo thì dù ăn nhiều thức ăn động vật, vitamin D vẫn không thể hấp thụ được vào cơ thể.

Nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng-6

4. Do trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương

Khi trẻ chậm mọc răng, nếu kết hợp thêm các dấu hiệu của một tình trạng thiếu dinh dưỡng chung như chậm phát triển cân nặng (Nếu trong vòng vài tháng liên tục bé không tăng cân), chiều cao và các triệu chứng của còi xương như ngủ không ngon giấc ban đêm, hay giật mình khóc thét, có những cơn khóc ngất tím cả người, đổ mồ hôi trộm ban đêm, bẹp hộp sọ, lồng ngực lép, thóp rộng… thì chậm mọc răng ở trẻ là do còi xương.

Nguồn thức ăn hàng ngày và sữa mẹ không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé khiến bé không thể phát triển thể chất toàn diện được.Tuy nhiên, bạn nên chú ý đến nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của bé thay vì ép bé ăn. Có thể tăng khẩu phần ăn cho bé nhưng nên từ từ. Mỗi tuần, bạn cho bé ăn nhiều hơn một chút. Bé 8-12 tháng tuổi có thể ăn 3 bữa cháo mỗi ngày. Bạn nên nấu kèm cháo với thịt (hoặc tôm, cua, cá, lươn), các loại rau (bồ ngót, rau dền…) để thay đổi khẩu vị cho bé. Mỗi tuần, bạn nên cho bé ăn thêm 2-3 bữa cà rốt hoặc bí đỏ. Nấu bữa nào, bạn nên cho bé ăn dứt điểm bữa đó; tránh hâm lại đồ ăn cho bé.

Xem Thêm  Những căn bệnh nguy hiểm nhất mùa Đông

Nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng-7

2. Cách xử trí khi bé chậm mọc răng

Khi bé được 13 tháng tuổi mà vẫn chưa mọc cái răng nào thì có thể khẳng định là bé yêu nhà bạn mọc răng chậm rồi đấy nhé. Nếu bé đi kèm với các dấu hiệu chậm lớn như chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao thì bạn cần phải áp dụng các biện pháp sau:

Mẹ đang trong giai đoạn cho bé bú sữa tuyệt đối không nên kiêng khem mà hãy ăn uống đủ chất dinh dưỡng, mỗi ngày mẹ có thể bổ sung thêm 2-3 ly sữa để bé hấp thu được chất dinh dưỡng qua sữa mẹ nhé, canxi là thành phần không thể thiếu trong các loại sữa đâu đấy.

Trong chế độ ăn hàng ngày, ngoài sữa mẹ cần bổ sung cho bé 03 nhóm dinh dưỡng chủ yếu:

  • Dinh dưỡng để tăng trưởng: Có nhiều trong thịt, cua, tôm, cá,..
  • Dinh dưỡng để tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động: Có nhiều trong dầu thực vật, các loại ngũ cốc, thực phẩm chứa chất béo như pho mai, bơ, sữa,… tốt nhất trong mỗi bát thức ăn của bé nên có từ 1-2 thìa dầu ăn. Tuy nhiên bạn nên cho bé ăn một lượng ngũ cốc vừa phải để bé không bị dư khoáng chất phốt pho khiến cơ thể hạn chế hấp thu canxi nhé.
  • Dinh dưỡng bảo vệ: bao gồm các vitamin và khoáng chất có nhiều trong các loại rau quả tươi, nước khoáng có chứa ion,…

Tuyệt đối không nên pha sữa cho bé bằng các loại nước cháo, nước cơm,  khoáng, nước củ vì các thành phần trong các loại nước này sẽ khiến bé khó hấp thu lượng canxi có trong sữa.

Giữ gìn vệ sinh răng miệng cho bé sạch sẽ, vệ sinh lưỡi và khoang miệng cho bé hàng ngày.

Nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng-8

Trên đây là một số nguyên nhân, cách xử trí khi bé chậm mọc răng, các mẹ hãy tham khảo để có những áp dụng phù hợp với bé yêu nhà bạn nhé. Chúc các mẹ luôn biết chăm sóc sức khỏe các bé bằng phương pháp khoa học nhất, hiệu quả nhất.

Bài Liên Quan: