Ngứa tai trái phải ở nam và nữ nói lên điều gì?

Ngứa tai là hiện tượng chúng ta thường gặp trong đời sống hàng ngày, có nhiều nguyên nhân làm cho tai bạn bị ngứa. Có thể là do côn trùng cắn hoặc do tác động nào đó từ yếu tố môi trường, đây là lý giải theo góc nhìn khoa học. Tuy nhiên, cũng như hiện tượng giật mắt, nếu nhìn theo góc độ tâm linh thì hiện tượng ngứa tai cũng mang theo những điềm báo trong tương lai gần của bạn. Sẽ không ít người thắc mắc ngứa tai trái – phải ở nam và nữ nói lên điều gì? Chúng ta hãy cùng giải mã hiện tượng ngứa tai dưới đây.

Nguyên nhân ngứa tai

Ngứa tai có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  1. Nhiễm trùng: Tai bị nhiễm trùng có thể gây ngứa, đau và sưng. Vi khuẩn hoặc virus có thể xâm nhập vào tai và gây ra tình trạng này.
  2. Dị ứng: Nếu bạn bị dị ứng với một chất nào đó, như phấn hoa hoặc bụi mịn, tai của bạn có thể bị ngứa.
  3. Nấm: Nấm có thể phát triển trong tai và gây ngứa.
  4. Lợi khuẩn: Các loại vi khuẩn có thể tồn tại trên da tai, gây ngứa và bệnh viêm tai.
  5. Bướu cổ: Nếu bướu cổ gây áp lực lên dây thần kinh, nó có thể gây ngứa tai.
  6. Tăng acid uric trong máu: Tình trạng này có thể gây ngứa tai và đau nhức.

Nếu bạn bị ngứa tai trái kéo dài hoặc tái diễn thường xuyên, nên đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và điều trị đúng cách.

Ngứa tai trái phải ở nam và nữ nói lên điều gì?-1

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng ngứa tai, một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:

– Những vấn đề về da khiến tai bị ngứa như eczema, bệnh vẩy nến, viêm da tiết bã nhờn và khô sẽ gây nên hiện tượng ngứa tai. Tai khô có thể điều trị bằng dầu oliu hoặc dầu em bé, còn các loại bệnh về da thì điều trị bằng steroid.

– Ngứa tai do ráy tai: Người ta thường làm sạch ráy tai nhưng thật sự ráy tai có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào tai. Tuy nhiên, nếu ráy tai quá nhiều sẽ khiến tai bạn bị ngứa, đau, mất thính giác, ù tai thậm chí chảy mủ lỗ tai.

– Ngứa tai do nhiễm trùng tai: Một trong những nguyên nhân khiến tai bạn bị ngứa khó chịu chính là bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Trường hợp này bạn có thể gặp các triệu chứng khác như cảm cúm.

Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khác khiến tai bạn bị ngứa. Nếu tình trạng ngứa tai diễn ra thường xuyên, liên tục thì hãy tìm đến bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Hiện tượng ngứa tai trái ở nam và nữ theo khung giờ nói lên điều gì?

Ngứa tai trái phải ở nam và nữ nói lên điều gì?-2

– Ngứa tai trái từ 23 giờ tối đến 1 giờ sáng: Báo hiệu vận đào hoa của bạn sắp tới, có người đang để mắt đến bạn, hãy tinh ý hơn để đừng vụt mất cơ hội này nhé.

– Ngứa tai trái từ 1 giờ đến 3 giờ sáng: Bạn sắp phải trình bày hay thuyết trình rất nhiều để giải thích một vấn đề nào đó, hãy tự tin vào bản thân mình.

– Ngứa tai trái từ 3 giờ đến 5 giờ sáng: Có nguy cơ bị rơi mất tiền, phải ngăn nắp, cẩn thận kẻo rơi cả ví.

– Ngứa tai trái từ 5 giờ đến 7 giờ sáng: Bạn sắp có một trải nghiệm vui vẻ và thú vị khiến bạn không thể nào quên.

– Ngứa tai trái từ 7 giờ đến 9 giờ sáng: Bạn sắp đi xa, có thể là chuyến du lịch hoặc công tác ngắn ngày. Hãy chuẩn bị mọi thứ chu đáo để an tâm đi xa.

– Ngứa tai trái từ 9 giờ đến 11 giờ sáng: Sắp có chuyện không may xảy ra, bạn cần phải bình tĩnh giải quyết vấn đề, đừng rối tung lên.

– Ngứa tai trái từ 11 giờ đến 13 giờ trưa: Bạn sắp nhận được tin vui, bạn vẫn chưa khám phá hết khả năng của mình đâu thế nên hãy tự tin lên.

– Ngứa tai trái từ 13 giờ đến 15 giờ: Bạn sẽ gặp may mắn, có người sẽ giúp đỡ bạn một cách nhiệt tình.

– Ngứa tai trái từ 15 giờ đến 17 giờ chiều: Bạn sắp có cơ hội đi nước ngoài, đó có thể là chuyến công tác hoặc một chuyến du lịch.

Xem Thêm  Nằm mơ thấy người chết là điềm báo gì? Đánh con gì?

– Ngứa tai trái từ 17 giờ đến 19 giờ tối: Bạn có nguy cơ làm mất tiền bạc hay đồ đạc. Bạn nên cẩn thận, trước khi rời đi hãy kiểm tra thật kỹ mọi thứ xem có sót lại gì không.

– Ngứa tai trái từ 19 giờ đến 21 giờ tối: Bạn sắp được người nào đó mời ăn uống. Đây cũng là cơ hội để mở rộng mối quan hệ mới, bạn đừng quá e ngại.

– Ngứa tai trái từ 21 giờ đến 23 giờ tối: Bạn sắp nhận được tin vui khiến bạn cảm thấy vô cùng hạnh phúc.

Hiện tượng ngứa tai phải ở nam và nữ theo khung giờ

Ngứa tai trái phải ở nam và nữ nói lên điều gì?-3

– Ngứa tai phải từ 23 giờ tối đến 1 giờ sáng: Bạn có nguy cơ để quên đồ hay làm rơi đồ vì lý do nào đó.

– Ngứa tai phải từ 1 giờ đến 3 giờ sáng: Bạn nên kìm chế bản thân tránh gây ra xung đột sẽ làm hỏng chuyện vì sự nóng nảy của mình.

– Ngứa tai phải từ 3 giờ đến 5 giờ sáng: Có việc sắp xảy ra, bạn nhớ tập trung thực hiện nó.

– Ngứa tai phải từ 5 giờ đến 7 giờ sáng: Bạn sắp nhận được tin vui từ người lạ.

– Ngứa tai phải từ 7 giờ đến 9 giờ sáng: Có người đang muốn tìm bạn để chia sẻ những chuyện quan trọng, bạn nên để tâm đến điều đó.

– Ngứa tai phải từ 9 giờ đến 11 giờ sáng: Bạn có cơ hội nhận thưởng, nhận được tài sản lơn hay nhận thừa kế,…

– Ngứa tai phải từ 11 giờ đến 13 giờ trưa: Có người muốn gặp bạn để tâm sự lại những chuyện cũ.

– Ngứa tai phải từ 13 giờ đến 15 giờ: Bạn sắp gặp lại người bạn xa xứ lâu ngày.

– Ngứa tai phải từ 15 giờ đến 17 giờ chiều: Sắp tới sẽ xảy ra một sự kiện mang lại cho bạn nhiều kỳ vọng lớn lao.

– Ngứa tai phải từ 17 giờ đến 19 giờ tối: Sắp tới sẽ có tin vui đến với bạn. Bạn đã bỏ ra nhiều công sức nên bạn xứng đáng được nhận nó.

– Ngứa tai phải từ 19 giờ đến 21 giờ tối: Bạn sắp nhận được một thông tin mới từ người yêu, dù đó là tin vui hay buồn thì bạn cũng nên chấp nhận điều đó.

– Ngứa tai phải tử 21 giờ đến 23 giờ tối: Có người mời bạn tham dự buổi tiệc thì bạn không nên từ chối. Bạn cũng không cần phải quá nổi bật chỉ cần chuẩn bị áo quần đơn giản, thanh lịch là được.

Cách phòng và chữa trị hiện tượng ngứa tai

Theo lời khuyên của các bác sĩ thì thông thường nếu bị ngứa tai bạn hãy áp dụng những cách chữa trị cơ bản như sau:

– Giữ cho lỗ tai sạch sẽ, không để nước vào lỗ tai, nhất là những lúc tắm hoặc đi bơi. Nếu nước vào lỗ tai thì bạn hãy thấm khô hoặc lau chùi sạch sẽ nếu không sẽ gây nên hiện tượng lỗ tai bị ngứa ngáy khó chịu.

– Bạn hãy vệ sinh lỗ tai sạch sẽ, lưu ý không nên ngoáy tai lâu quá hoặc dùng chung móc ngoáy tai với người khác. Nếu tai của bạn không được vệ sinh thường xuyên sẽ có lớp màng, vảy đóng lại làm cho tai bị ngứa. Khi đó bạn hãy dùng cồn với nước tẩm vào bông gòn để lau vết vẩy đó ra.

– Không nên tiếp xúc trực tiếp với khói bụi và không nên đeo tai nghe quá nhiều.

“Vạch trần” những nguyên nhân gây ngứa lỗ tai và cách phòng tránh.

1. Ngứa lỗ tai do nhiễm trùng

Viêm tai giữa trong đợt cảm lạnh hoặc cảm cúm do virus, sau đó có thể bội nhiễm vi khuẩn. Đôi khi, triệu chứng ngứa trong tai là do tai bị nhiễm trùng và cũng là dấu hiệu cho thấy nhiễm trùng đang tiến triển. Trong trường hợp này, bạn nên đi khám để được điều trị, tránh biến chứng thủng nhĩ, trở thành viêm mạn tính hoặc các biến chứng nội sọ nguy hiểm khác. Khi tai giữa bị viêm, màng nhĩ bị thủng, dịch viêm chảy ra ống tai có thể gây viêm ống tai và kích ứng gây ngứa lỗ tai.

Bên cạnh đó, viêm ống tai ngoài cũng có thể xảy ra nếu nước bị đọng trong tai hoặc ráy tai tích tụ quá nhiều, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Để phòng ngừa tình trạng này, bạn nên tránh để nước đọng trong tai, lấy ráy tai đúng cách. Nhờ bác sĩ tư vấn nếu thấy viêm có xu hướng nặng lên. Khi đó, bác sĩ sẽ làm sạch ống tai và làm thuốc tai cho bạn. Một số loại thuốc kháng sinh nhỏ tai, kể cả kháng sinh uống được sử dụng để khống chế nhiễm trùng.

2. Ngứa trong lỗ tai do tai quá khô

Bình thường, da ống tai luôn có một độ ẩm nhất định do chất bã nhờn tiết ra bao phủ bề mặt để bảo vệ ống tai. Chất này đặc như sáp và thường được gọi là ráy tai. Ráy tai sinh lý đó sẽ “thu gom” các tế bào chết, bụi mịn, vi khuẩn… bám trên ống tai và dần dần khô đi, sau đó tự rớt ra ngoài mà không cần phải “khai quật” bởi tăm bông và móc ráy.

Xem Thêm  Nằm mơ thấy rụng răng là điềm báo gì? Đánh con gì?

Nếu bạn vệ sinh tai quá mức, làm mất hết màng ráy bảo vệ thì da ống tai sẽ bị khô đi, kích ứng gây ngứa và suy yếu sức đề kháng, tạo điều kiện để vi khuẩn và vi nấm tấn công. Một số người, do cơ địa, tế bào chế tiết của da ống tai hoạt động kém hiệu quả, không cung cấp đủ bã nhờn để duy trì độ ẩm, khiến tai bị khô, dễ kích ứng gây ngứa ngáy trong tai. Ở những người này, triệu chứng dễ nhận biết nhất là da vùng cửa tai hay bị bong tróc.

Không ít người có cái “thú” lấy ráy tai, không làm không chịu được và trở thành “nghiện”. Đương nhiên là càng ráy thì tai càng khô, mà càng khô thì càng ngứa, mà càng ngứa thì càng ráy. Cái vòng luẩn quẩn đó có nguy cơ biến thành “thú đau thương” khi da ống tai bị “hành” dẫn tới tổn thương và viêm nhiễm khiến bạn bị ngứa trong tai.

Để tránh tình trạng này, không nên “vệ sinh” tai quá kỹ, hãy để tai tự làm công việc của nó. Ở những người tai khô do cơ địa, nên làm ẩm da ống tai bằng dầu em bé hoặc dầu ô liu. Có thể bôi qua tăm bông nhỏ hoặc nhỏ một vài giọt ở cửa tai cho dầu lan tỏa vào trong ống tai. Điều này đôi khi cũng có thể giúp giảm ngứa trong tai.

3. Dị ứng thực phẩm gây ngứa lỗ tai

Tình trạng dị ứng thực phẩm cũng có thể gây ngứa lỗ tai. Nhiều người do cơ địa “bất dung nạp” nên phải kiêng khem đủ thứ. Các thực phẩm có nguy cơ gây dị này, bao gồm:

  • Sữa
  • Bột mì
  • Quả hạch
  • Đậu nành
  • Cá và hải sản có vỏ (tôm, cua, sò, ốc, nghêu…)
  • Các chất phụ gia, hương liệu dùng trong chế biến thực phẩm, men bia…

Nếu đã bị ngứa tai (ngứa lỗ tai) do dị ứng, bạn cũng có thể cảm thấy ngứa những phần còn lại trên khuôn mặt, thậm chí ngứa toàn thân và nổi mề đay. Đây là phản ứng dị ứng của toàn thân mà da ống tai chỉ là một phần rất nhỏ trong đó mà thôi.

Một số người mắc hội chứng dị ứng miệng, thường gây ngứa quanh miệng khi ăn một số loại thực phẩm như:

  • Hạt dẻ (hạt phỉ)
  • Hạt hạnh nhân
  • Hạt hướng dương
  • Trái cây như táo, dưa, cherry, kiwi và chuối

Ở những người bị dị ứng thức ăn thì triệu chứng ngứa ngáy trên da thịt, ngứa tai chỉ là “thường thường bậc trung” thôi, nếu triệu chứng ngứa chỉ dừng ở đó và người ăn thầm hứa sẽ không “tái phạm”. Nhưng, không ít các trường hợp, khi cơ thể phản ứng quá mức với tác nhân dị ứng, gây phù nề các tổ chức lỏng lẻo như môi, lưỡi, sàn miệng, họng, thanh quản đe dọa bít tắc đường thở và nặng hơn nữa là sốc phản vệ gây nguy hiểm tính mạng. Những trường hợp này đòi hỏi phải được can thiệp cấp cứu y khoa khẩn cấp.

4. Lỗ tai bị ngứa ráy tai tích tụ

Như đã nói ở trên, ráy tai sinh lý có tác dụng như một “tấm khiên” bảo vệ da ống tai và “tóm” những chất bẩn để tống ra ngoài. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, nó bị dính lại, tích tụ thành “cái nút” ráy, nằm “chình ình” bít tắc ống tai, không cho âm thanh lọt vào, tạo môi trường nuôi cấy vi khuẩn và vi nấm, gây kích ứng ngứa ngáy, gây viêm nhiễm và ù tai nghe kém.

Hành vi vệ sinh tai không đúng cách như dùng tăm bông, que lấy ráy không kiểm soát, sẽ vô tình đẩy dồn ráy vào sâu thay vì để nó tự di chuyển ra phía ngoài, khô đi và rớt xuống. Cần cảnh báo, cách lấy ráy tai nguy hiểm như dùng nến xông tai còn có thể gây bỏng, làm tổn thương dẫn đến chít hẹp ống tai sau này.

Để tránh tình trạng đó, nên học cách vệ sinh tai đúng cách. Lưu ý rằng, động tác nhai, chạy nhảy, vận động sẽ làm cho ráy tai bị “lay động” mà dễ bong tróc ra hơn. Nếu ráy tai tạo thành nút, cần phải đi khám và lấy ra. Tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể lấy trực tiếp hoặc dùng thuốc nhỏ làm tan rã ráy và hút rửa ống tai.

5. Dùng máy trợ thính bị ngứa lỗ tai

Một số người có da nhạy cảm dễ bị kích ứng hoặc có cơ địa dị ứng với chất liệu nhựa của máy trợ thính nên dễ bị ngứa tai khi đeo máy. Hơn nữa, nếu trong tai có nước đọng, sẽ không thoát ra được vì máy bịt kín cửa tai, cũng sẽ gây viêm ngứa cho dù không có dị ứng. Những trường hợp nút máy quá to so với ống tai, đè ép da ống tai gây viêm ngứa thì nên yêu cầu các chuyên gia điều chỉnh lại cho phù hợp.

Xem Thêm  Nằm mơ thấy người thân chết là điềm báo gì? Đánh con gì?

6. Ngứa lỗ tai do ứ đọng nước bẩn

Khi nước ứ đọng trong tai mà không thoát ra được, da ống tai bị ngấm nước sẽ suy giảm sức đề kháng tại chỗ, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây viêm. Khi viêm, da ống tai sẽ rất ngứa ngáy, khó chịu. Tình trạng này thường thấy ở những người ham bơi lặn và trẻ nhỏ vui chơi “quá đà” trong nước hồ ao, kênh rạch. Khi tình trạng viêm tiến triển nặng lên, ngoài triệu chứng ngứa trong tai còn xuất hiện các triệu chứng khác như:

  • Đau tai
  • Chảy dịch tai
  • Sưng nề quanh tai
  • Đau nhức cổ mặt và đầu
  • Sưng đau hạch cổ
  • Cảm giác tai bị đầy, nghẽn
  • Nghe kém, ù tai

Để tránh tình trạng không mong muốn này, bạn nên có dụng cụ bịt tai khi bơi lặn, ngăn nước bẩn lọt vào tai. Không nên “ngâm” tai quá lâu trong nước, kể cả trong hồ bơi nước sạch. Sau khi “thỏa chí tang bồng” trong nước xong, phải lau khô vùng tai, tránh để nước đọng trong tai. Khi bị viêm ống tai, nhất là khi viêm tiến triển nặng mà các biện pháp “tự xử” tại nhà không có tác dụng thì bạn nên sử dụng “quyền được trợ giúp” từ chuyên gia y tế. Các bác sĩ có thể làm thuốc tai sau đó hướng dẫn bạn nhỏ tai bằng dung dịch thuốc kháng sinh phù hợp, có thể kèm theo uống kháng sinh và kháng viêm, giảm đau. Lưu ý rằng, chỉ dùng loại thuốc nhỏ tai theo chỉ định, vì một số loại thuốc kháng sinh có thể gây độc cho ốc tai khi màng nhĩ bị thủng. Nên tuân thủ liều lượng và liệu trình điều trị, tránh ngưng thuốc nửa chừng khi chưa hết viêm và cũng tránh lạm dụng quá đà thuốc kháng sinh, gây mất cân bằng hệ sinh thái khiến vi nấm “trỗi dậy” và “lên men” trong tai khiến tai bị ngứa ngáy khó chịu.

7. Viêm mũi dị ứng gây ngứa lỗ tai

Viêm mũi dị ứng là một bệnh toàn thân, biểu hiện tại mũi. Nó cũng là một trong những nguyên nhân gây ngứa lỗ tai. Các bệnh lý trong tai, mũi, họng thường liên quan với nhau. Dị ứng mũi thường do tác động của môi trường, bụi nhà, phấn hoa, lông có dính nước bọt của vật nuôi… Ngoài gây ra tình trạng ngứa mũi, ngứa họng, ngứa mắt và ngứa tai, căn bệnh này còn kèm theo các dấu hiệu khác như:

  • Hắt xì từng tràng
  • Sổ mũi nước trong
  • Đau đầu âm ỉ
  • Nghẹt mũi
  • Chảy nước mắt
  • Kém tập trung
  • Uể oải

Để hạn chế tình trạng này, về nguyên tắc, bạn nên tránh tiếp xúc với các dị nguyên. Dùng thuốc chữa dị ứng theo toa của bác sĩ. Khi triệu chứng viêm mũi dị ứng được kiểm soát, hiện tượng ngứa trong tai cũng sẽ không còn.

8. Ngứa lỗ tai do bệnh da liễu

Bệnh về da có thể biểu hiện ở khắp nơi trên cơ thể mà da ống tai là một trong những vùng đó. Bạn có thể gặp tình trạng tai bị ngứa nếu có các bệnh về da ở vùng lân cận. Các bệnh da liễu có thể gây ngứa lỗ tai bao gồm:

  • Viêm da
  • Bệnh chàm
  • Bệnh vảy nến

Khi mắc các bệnh về da, có thể nhận thấy da quanh tai có những mảng bong tróc, mẩn ngứa. Bạn cần đi khám để được chẩn đoán và chữa trị đúng phương pháp.

Để phòng ngừa, bạn cần giữ vệ sinh vùng quanh tai và thực hiện việc điều trị bệnh về da một cách nghiêm túc. Khi có dấu hiệu bệnh lan từ ngoài vào trong tai, bạn nên đi khám để được điều trị, tránh tổn thương lan sâu vào ống tai gây phức tạp cho việc săn sóc. Tránh tự ý ngoáy ống tai ngoài bằng tăm bông mà hãy đến bác sĩ để được làm sạch một cách an toàn.

Tình trạng ngứa lỗ tai thường không quá nguy hiểm và có thể hết nếu điều trị đúng nguyên nhân. Trong trường hợp ngứa dai dẳng, có kèm theo các dấu hiệu nặng nề khác, bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám và giải quyết, tránh cố loay hoay tự xoay xở tại nhà mà nguy hiểm.

>> Xem thêm:

Những giải mã về hiện tượng ngứa tai trái phải ở nam và nữ trên đây sẽ giúp bạn dự đoán được những việc sắp xảy ra trong tương lai gần nếu nhìn từ góc độ tâm linh. Tuy nhiên, hiện tượng ngứa tai được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khách quan mà chúng tôi cũng đã chia sẻ. Bạn nên thường xuyên vệ sinh tai của mình để tránh bị ngứa và mắc phải một số căn bệnh về tai khó trị khác.

Bài Liên Quan: