Nghi thức cưới trong nhà thờ ở Việt Nam

Cùng với sự du nhập của các loại tôn giáo vào Việt Nam như Thiên Chúa giáo, Đạo giáo, Đạo Hồi…là những ảnh hưởng nhất định tới nền văn hóa Việt, một trong số đó là Lễ cưới xin của các cặp chuẩn bị kết hôn. Tuy cùng là một đạo thiên chúa giáo nhưng ở phương Tây và ở Việt Nam cũng có một số khác biệt nhất định. Tuy nhiên, điều cơ bản nhất vẫn là cả 2 bên đều phải theo đạo Thiên Chúa, được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa giáo lý hôn nhân( được nhà thờ tổ chức kéo dài liên tục từ 3-6 tháng) mới được tổ chức theo nghi lễ tôn giáo một cách đầy đủ nhất. Nếu không lễ cưới sẽ được tổ chức một cách nhanh gọn với sự tham gia của một vài người chứng kiến chứ không nhiều như bên kia. Để có được một lễ cưới trong khuôn khổ nghi thức Thánh Lễ Hôn phối suôn sẻ, hoàn hảo và thực sự vui tươi một số típ nhỏ mà Wikicachlam gợi ý dưới đây sẽ giúp ích cho bạn có một nghi thức cưới hoàn chỉnh nhất.

Nghi thức cưới trong nhà thờ ở Việt Nam

1. Chọn ngày cho Lễ Hôn Phối

Đầu tiên là về việc chọn thời gian. Đây là một điều hết sức quan trọng và cần thời gian khá nhiều để chuẩn bị. Trước khi Lễ Hôn phối diễn ra khoảng 3 tháng bạn phải cùng người ấy, đại diện hai bên gia đình, hai người làm chứng đến nhà thờ để đăng kí Lễ Hôn phối theo qui định của tòa Tổng giám mục. Thêm vào đó, gia đình bạn phải thống nhất trước được ngày giờ của Lễ Vu Quy, Lễ Kết Hôn để tiện cho Cha xứ sắp xếp lịch chọn ngày tốt( theo lịch Công giáo) Sau đó trước lễ Hôn phối được diễn ra,nhà thờ sẽ đọc thông báo về việc kết hôn của 2 bạn trong suốt 3 tuần vào các thánh lễ hằng ngày gọi là Rao hôn phối để xem có ai thắc mắc, ngăn cản hay có ý kiến và xét tội một trong hai bạn hay không. Đặc biệt bạn có thể xin Cha xứ rút gọn việc Rao Hôn phối từ 3 tuần xuống còn 2 tuần. Chuẩn bị tươm tất cho bước cơ bản này là bạn đã chuẩn bị được kha khá cho Hôn lễ của mình rồi đấy!

Xem Thêm  Phong tục cưới hỏi của người Ấn Độ

Nghi thức cưới trong nhà thờ ở Việt Nam-1

2. Ổn định tâm lí.

Bạn nên tham gia một buổi tĩnh tâm nào đó trước khi cả hai bạn đi xưng tội vào khoảng thời gian 2 ngày trước Lễ Hôn phối diễn ra. Đừng quá lo lắng hay nghiêm trọng vấn đề, bạn đang đi đúng hướng.

3. Lựa chọn trang phục.

Rõ ràng đây là việc không thể thiếu rồi. Trang phục bạn có thể chọn khá đa dạng như áo dài truyền thống , soiree lộng lẫy cho cô dâu hay những bộ cánh veston đĩnh đạc cho chú rể. Nhà thờ không quy định hai bạn phải mặc gì nhưng nói tóm lại bạn phải lưu ý cách chọn trang phục sao cho tinh tế, đẹp nhưng phải phù hợp với chốn trang nghiêm như nhà thờ. Các kiểu soiree cần tránh như: kiểu khoét cổ sâu, hở lưng, tay áo quá ngắn cũn cỡn

Nghi thức cưới trong nhà thờ ở Việt Nam-2

4. Trang trí nhà thờ cho buổi Lễ Hôn phối

Khoản này đã có các hội đoàn, hội các bà mẹ Công giáo…giúp sức trang trí cho bạn. Việc cần làm là bạn phải gửi chi phí cho việc trang trí đó. Hơn thế, nếu bạn thực sự muốn lên ý tưởng thêm cho việc trang hoàng ngày trọng đại của mình như thêm cổng bóng bay hay ruy băng dọc lối đi chẳng hạn, hãy xin phép cha xứ sau đó liên hệ với trưởng hội đoàn để bàn bạc, thống nhất.

Nghi thức cưới trong nhà thờ ở Việt Nam-3

5. Về phần chụp ảnh

Xem Thêm  Những điều nhà gái cần chuẩn bị cho đám hỏi

Chúng tôi sẽ khuyên bạn chọn những người có kinh nghiệm ( nếu là thợ chụp ảnh chuyên và quen biết càng tốt) vì họ thông hiểu diễn tiến của một buổi lễ hôn phối theo kiểu Công giáo, có kinh nghiệm chụp ảnh đúng chi tiết, biết giữ trật tự và không khí chốn trang nghiêm.

6. Các nghi thức cơ bản trong buổi lễ

Lễ Hôn Phối chính là dâng lễ, đọc sách thánh, dâng lời nguyện ước, làm phép trao nhẫn, đón nhận bí tích thánh thể. Hai bạn sẽ được luyện tập trước một lần dưới sự hướng dẫn của Cha xứ để làm quen và đảm bảo mọi thứ hôm sau sẽ diễn ra suôn sẻ. Vào ngày trọng đại trong đời chắc chắc bạn sẽ mang tâm lí hồi hộp và một chút lo sợ, mọi hành động vì thế rất dễ trục trặc và dễ quên. Hãy đảm bảo bạn tự luyện tập thêm ở nhà thật kĩ, nhất là hãy đọc to kinh thánh trước gương và học thuộc lời nguyện ước để bầu không khí thêm thiêng liêng. Giữ bình tĩnh và sự tự nhiên nhất có thể là bí quyết để có một buổi lễ thêm phần trang trọng. Nghi lễ cuối cùng mà hai bạn phải hoàn thành là Kí sổ Hôn phối, trong đó có chữ ký của Cha xứ lẫn hai người chứng giám Hôn phối của hai bạn.

Nghi thức cưới trong nhà thờ ở Việt Nam-4

Các bước trên tuy có hơi dài dòng nhưng có lẽ những điều đó mới tạo nên cái trọng đại của mỗi một đời người. Đừng quá hồi hộp hay lo lắng nhé! Chúc hai bạn hạnh phúc mãi có nhau.

Xem Thêm  Gợi ý phong cách chụp ảnh cưới

Wiki Cách Làm

Bài Liên Quan: