Mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định theo Thông tư 200 của BTC

Biên bản thanh lý tài sản là một trong những dạng văn bản được các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân viết lên nhằm thanh lý tài sản cố định. Tài sản cố định được xem là những tư liệu sản xuất dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản cố định có giá trị lớn, được sử dụng lâu dài, ổn định qua nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Để hiểu rõ hơn về vấn đề thanh lý này, hôm nay Wiki Cách Làm sẽ giới thiệu đến các bạn mẫu biên bản thanh lý tài sản theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính.

Mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định theo Thông tư 200 của BTC-1

Tìm hiểu mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định hay nhất 2019

1. Tài sản cố định là gì?

Tài sản số định được xem là những tư liệu dùng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhưng trong quá trình sử dụng, do có một số lý do nào đó mà ban lãnh đạo muốn nhượng bán lại số tài sản này cho tổ chức, cá nhân khác.

Theo thông tư số 200/2014/TT-BTC được ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014, muốn xác định đối tượng máy móc, thiết bị có đủ điều kiện cấu thành tài sản cố định hay không phải thỏa mãn 3 yếu tố sau đây:

  • Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó
  • Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên
  • Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên.
Xem Thêm  Nà ní là gì? Sử dụng nà ní thế nào cho đúng?

2. Bộ hồ sơ thanh lý tài sản cố định cần những chứng từ gì?

Trong bộ hồ sơ thanh lý tài sản nhất thiết cần những chứng từ sau đây:

– Quyết định thanh lý tài sản cố định (TSCĐ)

– Biên bản đánh giá lại tài sản cố định (Ghi nhận tình trạng, giá trị còn lại trên sổ sách kế toán,…)

– Biên bản thanh lý tài sản cố định

– Thông báo thanh lý tài sản cố định: Doanh nghiệp tiến hành đăng báo và chụp lại ảnh tin đăng thanh lý TSCĐ trong 3 kỳ liên tiếp. Nội dung bài đăng phải bao gồm: thông tin về tài sản cố định (tên, đời, số hiệu hoặc mã loại), giá bán, thời gian thanh lý,…

– Hợp đồng thanh lý TSCĐ với cá nhân, tổ chức nhận chuyển nhượng

– Hóa đơn thanh lý TSCĐ

– Các hồ sơ khác như: Quyết định lập hội đồng thanh lý TSCĐ (Bao gồm: giám đốc doanh nghiệp, trưởng bộ phận quản lý trực tiếp TSCĐ, kế toán)

3. Thủ tục tiến hành thanh lý tài sản cố định

Trước khi tiến hành thanh lý tài sản, các doanh nghiệp, cá nhân tổ chức cần chuẩn bị những thủ tục sau đây, giúp quá trình thanh lý diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.

  • Căn cứ kết quả kiểm kê tài sản, quá trình theo dõi sử dụng, bộ phận cơ sở vật chất của doanh nghiệp lập tờ trình thủ trưởng đơn vị phê duyệt danh mục thanh lý tài sản theo các mẫu quy định.
  • Quyết định thanh lý tài sản: Thủ trưởng đơn vị quyết định thanh lý tài sản cố định và thành lập hội đồng kiểm kê, đánh giá lại tài sản.
  • Thành lập Hội đồng thanh lý; kiểm kê, đánh giá tài sản của doanh nghiệp.
  • Tiến hành thanh lý: Hội đồng thanh lý tài sản trình Thủ trưởng đơn vị quyết định hình thức xử lý tài sản (bán tài sản, hủy tài sản)
  • Tổng hợp, xử lý kết quả thanh lý tài sản của đơn vị. Hội đồng thanh lý tài sản tiến hành lập Biên bản thanh lý tài sản cố định, sau đó bộ phận kế toán ghi giảm tài sản và giá trị tài sản theo qui định hiện hành của Nhà nước.
Xem Thêm  News feed là gì trên Facebook? News feed hoạt động thế nào?

4. Gợi ý mẫu biên bản thanh lý tài sản cốđịnh

Đơn vị: ………………

Bộ phận: ……………

Mẫu số 02-TSCĐ

(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC

ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)

BIÊN BẢN THANH LÝ TSCĐ

Ngày……tháng……năm….

Số:…..

Nợ:……

Có:……

Căn cứ Quyết định số: …ngày……tháng……năm….. của ….về việc thanh lý tài sản cố định.

I. Ban thanh lý TSCĐ gồm:

Ông/Bà: …………… Chức vụ …………. Đại diện ………… Trưởng ban

Ông/Bà: …………… Chức vụ ……..…. Đại diện ………. Ủy viên

Ông/Bà: ………………Chức vụ ………… Đại diện ………… Ủy viên

II. Tiến hành thanh lý TSCĐ:

– Tên, ký mã hiệu, qui cách (cấp hạng) TSCĐ …………

– Số hiệu TSCĐ ……………………

– Nước sản xuất (xây dựng) …………………

– Năm sản xuất ………………………

– Năm đưa vào sử dụng ……………. Số thẻ TSCĐ ……………

– Nguyên giá TSCĐ …………………………

– Giá trị hao mòn đã trích đến thời điểm thanh lý …………………………

– Giá trị còn lại của TSCĐ ……………………………………

III. Kết luận của Ban thanh lý TSCĐ.

…………………………………………………

Ngày……tháng…… năm…..

Trưởng Ban thanh lý

(Ký và gh rõ họ tên)

IV. Kết quả thanh lý TSCĐ:

– Chi phí thanh lý TSCĐ: …………. (viết bằng chữ) …………

– Giá trị thu hồi: ……………. (viết bằng chữ) ……………

– Đã ghi giảm sổ TSCĐ ngày……tháng…….năm……..

Ngày…tháng…năm…

Kế toán trưởng

(Ký và ghi họ tên)

Giám đốc

(Ký và đóng dấu)

5. Cách hoạch toán cho việc thanh lý tài sản cố định

Sau khi thanh lý tài sản không sử dụng nữa, các doanh nghiệp, cá nhân tổ chức sẽ hoạch toán các khoản thu nhập như sau:

Xem Thêm  Những bài phát biểu nhậm chức hay nhất

Nợ TK 111, 112, 131,…

Có TK 711 – Thu nhập khác (giá bán chưa có thuế GTGT)

Có TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311).

Các chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý tài sản cố định:

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2141) (giá trị đã hao mòn)

Nợ TK 811 – Chi phí khác (giá trị còn lại)

Có TK 111, 112,….(tổng giá thanh toán)

Đồng thời ghi giảm nguyên giá TSCĐ hữu hình:

Nợ TK 214 – Hao mòn tài sản cố định (Giá trị hao mòn)

Nợ TK 811 – Chi phí khác (Giá trị còn lại)

Có TK 211 – Nguyên giá tài sản cố định hữu hình (Nguyên giá)

Bên trên là mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định của cơ quan doanh nghiệp, các cá nhân tổ chức muốn nhượng bán lại một số vật liệu được sử dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hi vọng thông qua nội dung bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức thật hay và bổ ích. Chúc các bạn luôn thành công!

Bài Liên Quan: