Mông Cổ muốn đánh chiếm Đại Việt để làm bàn đạp tấn công vào phía Nam Trung Quốc, phối hợp với các cánh quân từ phía Bắc xuống tạo nên gọng kiềm tiêu diệt Nam Tống, đó là lí do Mông-Nguyên muốn có được Đại Việt. Tuy nhiên tuy Đại Việt là một nước nhỏ, lạc hậu, nhưng lại giành chiến thắng vẻ vang trước ba lần vó ngựa xâm lược của Mông- Nguyên , không những ngăn chặn được những cuộc tấn công của phe địch mà còn đập tan âm mưu xâm lược cướp nước của chúng. Cụ thế cuộc kháng chiến diễn n ra như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay.
Contents
Lần lượt diễn ra ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên
I. Cuộc kháng chiến lần thứ 1 chống quân Mông Cổ (1258)
1. Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ.
– Vào thế kỉ thứ 13, nhà nước phong kiến Mông Cổ hùng mạnh, hiếu chiến được thành lập
– Mông Cổ muốn chiếm được Đại Việt để hoàn thành thế gọng kiềm tiêu diệt Nam Tống.
2. Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ
a/ Chuẩn bị
– Nhà Trần bắt giữ sứ giả nhà Mông Cổ
– Ban hành lệnh sắm sửa vũ khí
– Quân đội dân binh được thành lập và ngày đêm được rèn luyện tập võ
b/ Tiến hành
– 01/1258, 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai dẫn đầu tiến vào nước ta theo đường sông Thao và bị chặn lại ở Bình Lệ Nguyên, sau đó tiến vào Thăng Long
– Nhà Trần tạm rút khỏi Thăng Long thực hiện kế hoạch ” Vườn không nhà trống” khiến cho giặc Mông tiến vào rơi vào tình trạng thiếu thốn lương thực => rơi vào tình thế khó khăn.
– Ta mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu.
– 29/01/1258 quân Mông rút khỏi Thăng Long và quay về nước.
=> Quân Mông bị đánh bại hoàn toàn
II. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần 2
1. Âm mưu xâm lược Chăm Pa và Đại Việt của nhà Nguyên.
– Xâm chiếm Chăm Pa và Đại Việt để làm cầu nối nhằm thôn tính các tỉnh ở phía Nam Trung Quốc.
– 1283 tiến hành xâm lược Chăm Pa để làm bàn đạp chiếm luôn nước Đại Việt nhưng không thành.
2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến.
– Vua Trần triệu tập Hội nghị ở bến Bình than để bàn về kế hoạch đánh giặc, cử Trần Quốc Tuấn lãnh đạo chỉ huy đánh giặc.
– 1258 tổ chức Hội nghị Diên Hồng ở Thăng Long để bàn cách đánh giặc. Tổ chức tập luyện, duyệt binh ở Đông Bộ Đầu
3. Diễn biến và kết quả.
a/ Diễn biến
– 01/1258 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào nước ta
– Quân ta sau một vài trận chặn đánh địch đã rút về Vạn Kiếp, Thăng Long, và cuối cùng rút về Thiên Trường để bảo vệ lực lượng rồi sau đó thực hiện kế hoạch ” Vườn không nhà trống”
– Cùng lúc Toa Đô từ Champa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa, quân của Thoát Hoan mở cuộc tấn công xuống phía Nam nhằm tạo thế gọng kiềm tiêu diệt quân ta, nhưng không may âm mưu bị thất bại nên đành quay về Thăng Long và vấp vào tình trạng thiếu thốn lương thực
– 05/1258 lợi dụng thời cơ nhà Trần tổ chức nhiều cuộc phản công đánh bại quân giặc ở nhiều nơi.
b/ Kết quả
– 50 vạn quân phần thì bị chết phần còn lại thì tháo chạy về nước, Thoát Hoan chui vào ống đồng chạy về nước, Toa Đô bị chém đầu.
III. Cuộc kháng chiến lần thứ 3 chống quân xâm lược Nguyên ( 1287-1288)
1. Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt
– 02/1287 quân Nguyên ào ạt xâm chiếm Đại Việt, các cánh quân do Thoát Hoan chỉ huy lần lượt tấn công tiến đánh Lạng Sơn, Bắc Giang, cho quân chiếm đóng ở Vạn Kiếp.
– Ô Mã Nhi chỉ huy quân thủy kết hợp với Thoát Hoan
2. Chiến thắng Vân Đồn
– Trần Khánh Dư cho quân mai phục ở Vân Đồn tiến đánh thuyền lương của địch
– Khi thuyền lương tiến đến bị quân ta tiến đánh từ nhiều phía, phần bị đắm phần còn lại bị quân ta chiếm.
3. Chiến thắng Bạch Đằng
– Cuối 01/1288 Thoát Hoan cùng lính tiến vào Thăng Long nhưng chúng ở thế bị động, làm quân địch hoang mang.
– Quân ta bố trí quân địch ở sông Bạch Đằng.
– 04/1288 Khi quân của Ô Mã Nhi rút về theo sông Bạch Đằng, ta nhử địch vào sâu trong trận địa vaò lúc nước dâng cao
– Khi nước rút, thuyền quân địch bị va vào cọc, bị quân ta đánh từ 2 bên phía bờ, quân địch tan hoang, Ô Mã Nhi bị bắt sống.
– Các cánh quân do Thoát Hoan chỉ huy rút về nước trong tình trạng thất bại.
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Được sự ủng hộ tham gia của toàn nhân dân
+ Nhà Trần đã chuẩn bị chu đáo về mọi mặt
+ Tinh thần hi sinh, cống hiến của dân tộc ta
+ Các chính sách, đường lối đánh giặc một cách đúng đắn
+ Sự lãnh đạo tài ba
- Ý nghĩa của cuộc kháng chiến
+ Đập tan ý chí xâm lược Đại Việt của quân Nguyên đồng thời bảo về thành công chủ quyền lãnh thổ, nền độc lập dân tộc
+ Góp phần xây dựng truyền thống quân sự Việt Nam
+ Để lại các bài học quý giá đồng thời giúp hạn chế sự xâm lược quân Nguyên với các nước khác.