Làm văn: phân tích bài thơ Nhàn

A. Mở bài

– Giới thiệu Nguyễn Bỉnh Khiêm con người học vấn cao thâm, tài giỏi nhưng sống trong xã hội đầy bất công ông đã dùng ngòi bút của mình để chiến đấu với gian tà.

– “Nhàn” bài thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nêu lên quan niệm sống tốt đẹp của tác giả.

B. Thân bài

– Hai câu đề:

“Một mai/một cuốc/một cần câu

Thơ thẩn dầu ai/ vui thú nào”

+ Nhịp điệu mở đầu trong bài thơ mang lại cảm giác nhẹ nhàng, ung dung.

+ Bằng cách sử dụng những vật dụng quen thuộc của người dân lao động cho thấy cảnh nghèo khó nhưng an nhàn, thanh bình.

+ Nhà thơ vượt lên trên nỗi lo lắng bon chen của đời thường để tìm đến thú vui của ẩn sĩ.

– Câu thực:

+ Cách sử dụng phép đối: dại >< khôn, nơi vắng vẻ >< chốn lao xao cho thấy được sự khác nhau giữa lối sống của tác giả và người đời thường. Ông cho rằng nơi vắng vẻ là nơi thôn quê yên bình ở đó không còn bon chen chốn quan trường, đây mới thực là cuộc sống.+ Tác giả dùng cách xưng hô “ta”, “người”Hai vế tương phản làm nổi bật ý nghĩa, nhấn mạnh phương châm, quan niệm sống của tác giả khác với thông thường. Đồng muốn ngầm ý phê phán thói đời, thói người, và thể hiện cái cao ngạo của kẻ sĩ.- Hai câu luận:“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xem Thêm  Làm gì khi người yêu cũ có người yêu mới?
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”+ Cuộc sống giản dị của tác giả như ăn “măng trúc” “giá” -> Thấy được cuộc sống an nhàn, thanh cao, lối sống hòa nhập với thiên nhiên.

+ Cái thú sống an nhàn ẩn dật, những con người có nhân cách cao đẹp khi sống trong thời loạn lạc ấy để giữ được phẩm giá cốt cách của mình chỉ có cách cáo quan về ẩn dật, an lòng với cảnh nghèo khó, sống chan hòa với thiên nhiên với vũ trụ.

– Hai câu kết:

Rượu đến cội cây ta sẽ uống

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao

+ Tác giả như xem nhẹ lẽ đời sống sa hoa phú quý.

+ Lối sống thanh cao của ông đã vượt qua những thứ quyền quý, cao sang.

C. Kết bài

– Quan niệm sống Nguyễn Bỉnh Khiêm đó là sự ham mê lao dộng, con người hòa hợp với thiên nhiên, thanh cao, rời xa quyền lực, danh vọng.

Bài văn mẫu

Nguyễn Bỉnh Khiêm nhà thơ nhà chính trị có tiếng tăm trong lịch sử dân tộc nước nhà. Ông là một người học vấn uyên thâm và từng làm quan lớn nhưng do ông có bất đồng với quan lại thời đó nên từ quan trở về ở ẩn, say mê với cuộc sống an nhàn, hưởng thụ những thú vui tạo nhã, đắm mình vào trong thiên nhiên.

Làm văn: phân tích bài thơ Nhàn-1

Nguyễn Bỉnh Khiêm có bài thơ “Nhàn” rất nổi tiếng, nội dung bài thơ thể hiện sự thanh nhàn trong tâm hồn tác giả khi không sống trong cảnh bon chen lúc làm quan trong triều. Sự an nhàn là điểm nhấn mang lại cho người đọc sự yên bình thư giãn. Mở đầu bài thơ hai câu rất giản dị, mộc mạc:

Xem Thêm  Những bài thơ hay nhất về nụ cười, cười chưa hẳn đã vui

“Một mai một cuốc, một cần câu

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”

Điệp từ “Một’ nhắc lại ba lần toát lên sự nhàn hạ, thanh bình của người nông dân. Câu thơ thể hiện sự giản dị gần gũi của  người gắn bó với đồng ruộng, đồng quê vô cùng thân thương.

Cuộc sống giản dị gắn bó với công việc đồng áng, thiên nhiên tuy rằng có chân nặng nhọc nhưng tinh thần thì luôn vui vẻ, lạc quan:

“Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao”

Tác giả dùng hai cụm từ “vắng vẻ” và “xôn xao” thể hiện trái ngược nhau nhưng thể hiện quan điểm sống của tác giả. Mặc cho người đời chê cười tác giả khi cáo quan về ở ẩn, đó là hành động dại dột của một người không có tư duy. Bởi trong thời đó ai đỗ đạt có học thức đều muốn được ra làm quan, phụng sự triều đình. Nhưng ông cảm giác làm quan thật mệt mỏi và bon chen và trong một triều đình thối nát ông từ quan trở về để sống an nhàn, thoải mái hơn.

“Thu ăn măng trúc đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao”

Tác giả đã tái hiện nên bức tranh đồng quê yên vui thanh tịnh,khoái lạc quan trong sâu thẳm tâm hồn tác giả. Trong hai câu thơ này tác giả đã nhắc tới đầy đủ 4 mùa trong một năm, và mùa nào tác giả cũng có những niềm vui riêng dành cho mình. Mùa thu thì măng, mùa đông thì được ăn giá. Mùa xuân thì được thả mình trong hồ sen, của mùa hè thì được tắm ao cá. Cảnh sắc thôn quê thật hữu tình.

Xem Thêm  Ảnh Free Fire, hình nền game Free Fire đẹp nhất

Đến hai câu thơ kết tác giả đã đúc kết được tinh thần, cốt cách của chính mình đó là:

Rượu đến cội cây ta sẽ uống

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao

Hai câu thơ này đã làm nổi bật triết lý của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông từng đỗ Trạng nguyên nhưng không coi trọng tiền tài, vật chất.Với ông phú quý chỉ “tựa chiêm bao”, như một giấc mơ, khi tỉnh dậy mọi thứ phù phiếm sẽ tiêu tan mà thôi. Có thể xem đây chính là cách nhìn nhận sâu sắc, đầy triết lý nhất. Với một con người thanh tao và ưa sống an nhàn thì phú quý chỉ như hư vô mà thôi, ông yêu nước nhưng yêu theo một cách thầm lặng nhất.

“Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên đồng quê tươi đẹp, bài thơ thể hiện sự thanh nhàn, một tâm hồn vui sống hòa mình trong thiên nhiên quê quên đi mọi sự đời.

 

Bài Liên Quan: