Làm văn: Hãy cảm nghĩ khi về thăm trường

Đề bài: Hãy cảm nghĩ khi về thăm trường

Bài Làm

Một buổi sáng trời đông, se lạnh. Chậm rãi bước trên con đường cũ quen thuộc, chỉ khác chẳng phải con đường nền đất năm ấy nữa. Một bản nhạc bất chợt vang lên:

“Về lại trường xưa với bao kỷ niệm

Bóng dáng cô thầy vấn vương không rời

Một thời tuổi thơ trôi theo cánh phượng.”

Du dương, hoài niệm. Như chính tâm trạng tôi hôm nay vậy. Hôm nay, tôi về thăm lại trường cũ, trường THPT Cù Huy Cận.

Làm văn: Hãy cảm nghĩ khi về thăm trường-1

Thời gian thấm thoắt thoi đưa. Mới đó mà đã 10 năm rồi, 10 năm kể từ cái ngày tôi bước chân ra khỏi mái trường, rời xa thầy cô và tung cánh đi tìm chân trời tương lai. Lâu nay, cứ ngỡ mình chưa già, cứ ngỡ cái khoảnh khắc nơi đây vẫn còn tươi mới. Nhưng, đã 10 năm rồi cơ đấy. Bao thế hệ học sinh nối tiếp, bao sự thay khác hiện rõ theo thời gian.

Đang miên man theo dòng hoài niệm, đâu đó có tiếng của cô gái gọi với tới tôi. “Hà Trang ơi, mày phải không?” Tôi giật mình, ngoảnh lại. Thoáng chốc chẳng biết ai, cứ ngỡ quen mà lạ, lạ mà quen. Lại gần mới nhận ra con bé chanh chua, lí lẽ nhất lớp năm xưa, Hải Yến. Thay khác quá, chẳng dám tin bởi còn đâu con bé đen nhẻm, tóc dài gót chân nữa mà là hình ảnh của một quý cô trưởng thành, sang quý. Gặp lại sau chừng ấy năm xa cách, không khỏi ngạc nhiên, bồi hồi hay mừng rỡ. Hôm nay, lớp tôi tụ hội, A3K38. Chúng tôi thong thả tiến vào gần cổng trường. Ở đó, các bạn tôi đang chờ. Mừng mừng, tủi tủi, chúng tôi chào nhau bằng những cái bắt tay, những cái ôm ấm áp. Nào cái Lan, thằng Tuấn, thằng Lưu…. Lâu quá rồi, chúng tôi chưa gặp nhau. Chỉ tiếc, chẳng còn đông đủ 50 thành viên như trước nữa. Lớn cả rồi mà, mỗi người một phương, mỗi đứa một hoàn cảnh một cuộc sống riêng, đâu phải ai cũng đủ đầy để hôm nay quay về chốn cũ. Gạt dòng suy nghĩ thoáng qua ấy đi, chúng tôi cùng nhau rải bước vào cổng, cùng hoài niệm. Mọi kỉ niệm năm xưa ấy chợt ùa về, vui mừng, khắc khoải và cả sự tiếc nuối đan xen.

Xem Thêm  Những câu ca dao, tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Hôm nay, không gian dường như rộng hơn, dài hơn năm ấy. 10 năm rồi mà, chúng tôi chưa kịp nhận ra bản thân mình thay đổi, mà cảnh vật xung quanh đã đổi lá, thay sắc gần hết. Chẳng còn ngôi trường nhỏ xíu hồi xưa ấy nữa, mà khang trang hơn, quy mô hơn… Cổng trường lớn quá, nổi bật dòng chữ: Trường THPT Cù Huy Cận dưới sắc vàng óng ánh pha lẫn ánh nắng mùa đông. Cái Nhàn chợt ré lên “phòng học cũ của tụi mình kìa”. Tất thảy chúng tôi đưa mắt nhìn theo hướng cánh tay ấy. Đám bạn rầm rì “ đúng rồi” “phải rồi”… Chỉ khác, dãy nhà ấy giờ đây là khu thực hành thí nghiệm, tin học, phòng sinh hoạt Đoàn… Vẫn màu vàng ấy, nhưng đậm hơn, sờn cũ hơn. Chắc do ánh nhìn của hoài niệm, hay dấu ấn thời gian. Căn phòng nhỏ ấy, năm xưa là không gian lý tưởng của chúng tôi, không gian để học để ngủ và cả để một tuổi trẻ trỗi dậy. Góc kia, đám bạn tôi khúc khích cười, vui vẻ nhớ lại từng khoảng khắc đã từng có. Những lúc miệt mài ôn thi bên trang vở, những lúc miên man trong giấc ngủ quên xung quanh hay cả lúc tranh nhau quả mận, miếng quế… Thời ấy, cấp 3 như chúng tôi vẫn còn trẻ con lắm, chẳng dám xì teen như đám trẻ giờ, chẳng smart phone, chẳng quan tâm mạng xã hội… Thứ duy nhất chúng tôi biết là lớp học, nơi học hành, yêu đương dỗi hờn đều hội tụ. Để hôm nay, sau muời năm quay lại, chúng tôi những đứa trẻ năm xưa ấy lại trở thành những ông bố bà mẹ, những chàng trai cô gái hiện rõ sự hoài niệm. Tiếng loa phóng thanh vang lên, kéo chúng tôi quay về thực tại. Mãi miên man lại quên mất nhiệm vụ quan trọng của sự trở về hôm nay, chúng tôi đến chúc mừng thầy cô nhân ngày lễ Nhà giáo Việt Nam, 20-11. Tiến vào phòng họp chính, chúng tôi bắt gặp những người thầy người cô, người tỉ mẩn gieo những mầm non tri thức mới cho đời. Những gương mặt ấy, cũ có, mới có nhưng tựu chung đều rạng rỡ phúc hậu như người cha người mẹ chào đón con mình trở về vậy. Có vài thầy cô nhận ra chúng tôi. Vẫn là thầy là cô, nhưng nét già ẩn hiện theo thời gian. Vẫn miệt mài với phấn trắng, vẫn tận tụy với lớp lớp người nhưng tuổi tác lại chẳng buông bỏ ai. Thầy Hiệu trưởng nhận ra tôi- cô bé ngang bướng chăm chỉ năm xưa. Vì sao ư? Bởi ngày ấy, tôi chằng phải là cô bé cán bộ lớp gương mẫu, tôi quậy ngang bạn nhưng cũng học hành ngang bạn. Vậy nên, thầy nhớ mãi tên tôi, cô phóng viên nhỏ hôm nay. Thay mặt lớp, chúng tôi gửi tới thầy cô những lời chúc mừng nồng thắm nhất, trao tay những tình cảm ấm áp và cả sự biết ơn trong những năm tháng đã qua. Cuộc gặp ấy chóng vánh là thế đấy, nhưng đậm dấu ấn trong trí nhớ mỗi chúng tôi. Bởi những người thầy người cô ấy, còn bận bịu chèo đò cho những thế hệ tương lai. Gửi lời chào tạm biệt không gian ấy, chúng gửi lời chào hẹn ước và tri ân sâu sắc nhất cho nơi từng nuôi chung tôi lớn, dạy chúng tôi khôn.

Xem Thêm  Những bộ phim cổ trang Hàn Quốc hay nhất nên xem

Luyến tiếc, níu kéo, bâng khuâng. Tất thảy chúng tôi đều vậy. Chúng tôi rảo bước qua khuôn viên phòng thây Hiệu phó, người chủ nhiệm năm xưa. Cốc, cốc, cốc. Thầy ngước mắt nhìn ra, chúng tôi đứng yên đó nín lặng cùng nhìn thầy. Vẫn gương mặt ấy, vẫn cặp kính ấy, nhưng mái tóc đã lốm đốm trắng… “chúng em chào thầy ạ”. Lời chào vẫn lảnh lót như năm xưa, chỉ khác chẳng phải đón thầy vào lớp nữa. Hôm nay chúng tôi về, có báo trước cho thầy nhưng ai nấy cũng ngạc nhiên, hớn hở đến lạ. Thầy ôm từng đứa trong chúng tôi, tay bắt mặt mừng, hỏi han từng thứ một: công việc, cuộc sống, hôn nhân. Ai nấy cũng háo hức kể cho thầy nghe. Thầy vui lắm. Đứa đã lập gia đình, đứa còn độc thân. Dăm ba đứa lên chức bố chức mẹ rồi. Đứa công thành danh toại, còn đứa mông lung trong dòng đời bấp bênh này. Nhưng tất thảy đều là học sinh của thầy, đều nhờ con chữ của thầy mà được như hôm nay. Đúng là có qua sông mới biết sông dài, chúng tôi có lật qua lật lại với dòng đời bao năm mới thấu được phần nào tình thầy gửi gắm cho chúng tôi năm xưa ấy. Tất thảy đều đáng quý, thứ mà chẳng bao giờ kiếm lại được.

10 năm, dài nhưng ngắn, ngắn nhưng dài. Ngắn so với đường đời, nhưng dài so với những gì đã qua. Kỉ niệm hôm nay, sẽ còn mãi trong chúng tôi, những người học trò từng sống trọn thời niên thiếu nơi đây. Nhớ thầy nhớ cô, nhớ mái trường.

Xem Thêm  Yêu người bằng tuổi nên hay không? Có hợp không?

Bài Liên Quan: