Làm văn hay: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Rằm tháng giêng”

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh.

Làm văn hay: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Rằm tháng giêng”-1

Bài làm

Mở bài

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Là một trong ba danh nhân văn hóa thế giới của người Việt. Không những thế, Hồ Chí Minh còn là một nhà thơ lớn của văn học Việt Nam. Bác đã để lại cho đời nhiều tác phẩm văn học giá trị và ý nghĩa. Trong đó, bài thơ “Rằm tháng giêng” được viết vào thời kì kháng chiến chống Pháp cũng là một tác phẩm văn học yêu nước tiêu biểu.

Thân bài

Bài thơ này được viết vào năm 1948. Đây là thời kì kháng chiến chống Pháp bước vào giai đoạn quan trọng. Là khoàng thời gian Hồ Chí Minh cùng Đảng mở cuộc họp về tình hình quân sự 1947-1948. Bài thơ được viết sau khi Bác kết thúc cuộc họp với cán bộ. Trong cảnh sắc thiên nhiên bao la, trăng tỏa khắp dòng sông. Thưởng thức cảnh thiên nhiên xinh đẹp với núi rừng hùng vĩ và ánh trắng mộng mơ, Hồ Chí Minh đã làm nên bài thơ:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên .
Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên .
Yên ba thâm sứ đàm quân sự .
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền .

Từ thể thơ thất ngôn, bài thơ này về sau đã được Xuân Thủy dịch sang tiếng Việt theo thể lục bát và đặt tên “Rằm tháng giêng”:

Xem Thêm  Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc phần 1 2

      “Rằm xuân lòng lọng trăng soi.
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
          Giữa dòng bàn bạc việc quân.
Khuya về bát ngát trăng ngân dầy thuyền.”

Bản dịch này đã lột tả được gần như toàn bộ nội dụng và ý nghĩa của bài thơ mà Hồ Chí Minh sáng tác đêm ấy. Bài thơ đã thể hiện một cách chân thực lòng yêu thiên nhiên, đất nước của Bác Hồ.

Với hai câu thơ đầu:

      “Rằm xuân lòng lọng trăng soi.
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.”

Ta đã thấy được cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp nơi đây. Nước sông bao la, đất trời bạt ngàn hòa quyện một cách đầy huyền ảo với ánh trắng ngày xuân. Trăng rằm ngày xuân sáng vằng vặc, chiếu soi khắp đất trời thiên nhiên. Một khung cảnh đây thơ mọng hiện ra trước mắt ta “Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.” Với Hồ Chí Minh, cảnh đẹp nơi đây đã hòa quyện cùng mùa xuân: sông xuân, nước xuân, trời xuân. Cái nét tươi đẹp, tràn đầy sức sống của mùa xuân đã thấm đượm vào thiên nhiên và hòa chung vào tấm lòng của nhà thơ.

Theo như nguyên tác “Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên”,  cảnh xuân lại càng được nhấn mạnh hơn với điệp từ “xuân”. Cách điệp từ này đã mang lại cho người nghe một cảm giác chân thực và gần gũi hơn. Khiến cho cảnh sắc và không khí mua xuân được miêu tả một cách rõ ràng và đầy đủ.
Hai câu tiếp theo:

Xem Thêm  lời bài hát yêu một người vô tâm

          “Giữa dòng bàn bạc việc quân 
Khuya về bát ngát trăng ngân dầy thuyền .”

Dù thưởng thức phong cảnh thiên nhiên hữu tình, Hồ Chí Minh vẫn không quên nhiệm vụ. Bác Hồ và các vị lãnh đạo vẫn tiếp tục bàn việc nước, bàn sách lược kháng chiến. Dù kháng chiến gian khổ, việc quân như núi, khiến lòng người rối bời. Những Bác Hồ vẫn giữ đúng tâm thái của một kẻ lãnh đạo tài tình. Khi công việc kết thúc, Bác vẫn tự tại và thả hồn mình vào cảnh sắc thiên nhiên.

Thật thơ, thật lãng mạng, cảnh sắc thiên nhiên lúc này thật tuyệt diệu. Giữa dòng bàn việc quân cơ. Con thuyền nhỏ chở Bác và cũng chở luôn cái lấp lánh tuyệt đẹp của ánh trăng. Vẻ đẹp này cũng như tâm hồn Bác lúc này, thật trong sáng và tự do. Hình ảnh một người một thuyền với ánh trăng sáng thật lãng mạn biết mấy. Có lẽ, Hồ Chí Mình mang trong mình một phong thái thật khoáng đạt và ung dung. Sự tự tin, lạc quan của nhân vật đã tạo nên một hình ảnh độc đáo cho tác phẩm.

Kết bài

Tác phẩm “Rằm tháng giêng” của Hồ Chi Mình đã mang lại cho ta những cảm xúc tuyệt vời. Sự tươi đẹp và lãng mạn của thiên nhiên mang đến những cảm nhận thật thanh tao và thuần khiết. Đồng thời, ở đâu đó trong bài thơ, vẫn có những khoảng lặng, những nét sâu lắng của một vị lãnh tụ. Có thể nói, Hồ Chí Minh vừa là một vị lãnh tụ tài ba, vừa là một thi si tuyệt vời của đất nước ta. Qua bài thơ, ta có thể học hỏi thêm được phong thái và tinh thần lạc quan của Hồ Chí Minh.

Xem Thêm  Cách nhắn tin với con gái không gây nhàm chán

Hi vọng bài văn trên đây sẽ giúp bạn có thêm gợi ý cho bài văn của mình.

 

Bài Liên Quan: