Kinh nghiệm thuê phòng trọ dành cho tân sinh viên

Hiện nay, việc tìm phòng trọ không phải là chuyện dễ dàng tại các thành phố lớn, đặc biệt đối với các bạn sinh viên lên thành phố(TP) để học hay những người làm nhân viên văn phòng đi làm xa nhà. Có thể thấy ở các TP lớn, phòng trọ đầy rẫy không thiếu, nhưng để tìm một phòng trọ thích hợp để ở mà giá không quá cao đối với sinh viên thì thật sự nan giải. Bài viết hôm nay, Wiki Cách Làm sẽ chia sẻ cùng các bạn những kinh nghiệm thuê phòng trọ dành cho tân sinh viên mà bạn nào cũng nên bỏ túi để không phải mất thời gian và mất tiền vào những nơi không phù hợp.

Tổng hợp kinh nghiệm thuê phòng trọ dành cho tân sinh viên

Đối với các bạn tân sinh viên khi mới lên TP học, việc đầu tiên cần làm là phải tìm phòng trọ để ở ổn định. Vì là người mới nên các bạn chưa biết đường và chưa quen được môi trường ở nơi này ra sao nên cần phải có những kinh nghiệm thuê phòng trọ để tránh bị mắc bẫy “cò” hoặc chủ nhà trọ lừa đảo.

Kinh nghiệm thuê phòng trọ dành cho tân sinh viên-1

Các kênh tìm nhà trọ

1. Tìm trên mạng

Thời buổi công nghệ thông tin, nếu bạn muốn tìm một vấn đề gì đó đều đã có mạng Google hỗ trợ 24/24, vì thế đa phần các bạn tân sinh viên sẽ lên mạng và chỉ cần gõ từ khóa tìm nhà trọ là sẽ hiện ra rất nhiều thông tin cho các bạn lựa chọn. Tuy nhiên, các tin đăng trên mạng đa phần là của các nhà môi giới, cho nên các bạn phải tìm hiểu kỹ và chọn lọc. Khi chọn lọc cần dựa trên 2 yếu tố cơ bản:

– Thứ nhất các bạn nên để ý tới thời gian đăng tin.

– Thứ 2 để xác định là trung gian hay chủ nhà, các bạn chỉ cần Search số điện thoại liên hệ đó ngay trên google, nếu là trung gian thì các bạn sẽ thấy ngay đủ mọi loại tin liên quan sdt đó như tuyển sinh, bán nhà, bán đất…

Có thể chọn cách tìm phòng trọ qua các nhà môi giới. Tuy nhiên, nếu mức phí 30, 40 hay 50% tiền tháng đầu, hay bắt bạn đóng phí mai quay lại nhận phòng, đóng phí đặt trước khi nào có sẽ thông báo thì bạn nên đặt ngay dấu hỏi vì đó 98% là lừa đảo…

2. Tìm phòng trọ thông qua bạn bè, người quen 

Đây là một cách có thể nói là tốt nhất và đáng tin cậy nhất. Nếu bạn có bạn bè hay người quen sống nơi này, chắc rằng họ sẽ am hiểu lối sống nơi đây cũng như đường xá, các con hẻm và quan trọng nhất là giá cả phòng trọ tại khu vực.

Đối với tân sinh viên, nếu không có người quen thì bạn nên chủ động vào các group tìm nhà trọ sinh viên trên Facebook để đăng bài tìm phòng trọ (nhớ ghi rõ các thông tin, nhu cầu, giá cả mình cần). Chắc chắn sẽ có người comment giới thiệu với bạn, nên chú ý cẩn thận cũng có thể gặp phải “cò” trên đấy.

Xem Thêm  TOP 15 bộ phim ý nghĩa bạn nên xem ít nhất một lần trong đời

Khi có người giới thiệu thì nên hỏi cụ thể về giá, diện tích phòng, tốt nhất là cho xem ảnh và xin sđt chủ nhà trọ để liên hệ.

3. Tự đi tìm trực tiếp

Nếu bạn muốn trực tiếp đi tìm thì nên nhờ người quen biết đường ở khu vực hướng dẫn để tránh bị lạc và chạy vòng vòng mất thời gian, tốn sức. Trên đường bạn sẽ thấy những bảng thông báo cho thuê phòng treo trực tiếp trước cổng nhà đó, các biển treo bên ngoài, dán cột điện, treo gốc cây mà có kèm câu “Miễn trung gian” thì đó thường là biển treo của trung gian (cò nhà), bạn nên gọi điện thoại trước cho sđt ghi trên đó để hỏi về giá phòng, điện nước và địa chỉ để xác định đó có phải là chủ nhà hay “cò”. Nếu là chủ nhà sẽ trả lời cụ thể cho bạn, nếu là trung gian sẽ hẹn bạn đến địa điểm đâu đó để dẫn bạn xem phòng. Nếu họ không trả lời được các thông tin bạn hỏi thì nên bỏ qua, nếu trả lời được những thông tin đó và được giá thì nên đến xem.

Các tiêu chí lựa chọn phòng trọ nên lưu ý

1. Xác định khu vực ở và giá phòng 

Kinh nghiệm thuê phòng trọ dành cho tân sinh viên-2

Bạn là tân sinh viên mới nên chưa biết nhiều về đường xá ở khu vực này, vì thế nên tìm những phòng trọ ở gần trường học để tiện đi lại. Nếu trường học ngay trung tâm TP cũng đồng nghĩa với việc giá phòng sẽ không hề rẻ thì bạn nên tìm nhà bắt đầu từ yếu tố quan trọng nhất – tiền: mức giá bạn có thể thuê cũng như khoản tiền cọc bạn có thể chuẩn bị để trao “liền tay”. Thường thì bạn cần đặt cọc một tháng đối với phòng trọ nhỏ, cọc 2 – 3 tháng đối với phòng trọ lớn, chung cư, hoặc tùy theo yêu cầu của người cho thuê. Đối với những nơi yêu cầu đặt cọc trước 3 tháng trở lên thì bạn nên cân nhắc và tìm hiểu kỹ chất lượng phòng cũng như an ninh thông qua những người đang ở trọ. Để tránh trường hợp bạn đặt cọc trước 3 tháng mà ở 1 tháng bạn thấy chán và muốn chuyển đi thì lại mất tiền cọc.

Tiếp theo, bạn cần chú ý đến khu vực nơi bạn định thuê trọ. Hãy quan tâm đến những vị trí thuận tiện cho việc học tập, làm việc của bạn nhất; khu vực đông dân cư, gần chợ và bệnh viện thì càng tốt. Tuy một số khu vực có thể thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe nhưng bạn hoàn toàn có thể khắc phục điều này bằng cách đi xe bus, hoặc chủ động thời gian đi sớm về muộn một chút, tìm các tuyến đường dễ lưu thông…

Bên cạnh đó, cũng hãy quan tâm tìm hiểu xem khu vực này có thường bị ngập khi trời mưa không. Những khu vực bạn cảm nhận thấy nó trũng, thấp thì nên bỏ qua vì khi trời mưa to rất dễ thấy cảnh lội nước lõm bõm trước khi vào nhà.

Khi đi xem nhà, hãy tranh thủ hỏi han những người xung quanh về vấn đề trật tự an ninh của khu phố và để ý một chút về cuộc sống sinh hoạt của hàng xóm. Nếu bạn ở trong ngõ, hẻm thì vấn đề này rất đáng lưu ý. Không nên tìm những nhà trọ quá xa, quá hẻo lánh và nên hạn chế ở những nơi có nhiều tệ nạn như bài bạc, cá độ, nhiều quán karaoke tụ tập, quán bia rượu tụ tập…

Xem Thêm  Giới thiệu địa chỉ làm thẻ thang máy uy tín, giá rẻ tại Hà Nội

2. Chất lượng phòng trọ

Kinh nghiệm thuê phòng trọ dành cho tân sinh viên-3

Vì tìm phòng trọ ở lâu dài để học hành nên bạn phải chú ý đến chất lượng phòng dựa trên các yếu tố sau đây:

– Không gian ở cũng như diện tích phòng phải thoải mái, không nên chật quá sẽ khiến mọi sinh hoạt bất tiện, hoặc quá rộng sẽ làm lãng phí tiền trọ của bạn. Đảm bảo phòng không quá kín, không khí có thể lưu thông, có cửa sổ và ánh sáng.

– Vào buổi trưa hoặc mùa hè, phòng có bị nóng hay không. Thật sự nếu buổi trưa đi học về mệt mỏi mà trong phòng lại quá nóng thì thật sự rất khó chịu.

– Nhà vệ sinh phải an toàn, kín đáo và sạch sẽ, hạn chế sử dụng chung với 4 người trở lên vì như thế sẽ vô cùng bất tiện cho sinh hoạt của bạn sau này. Nếu bạn nào không quen sống ở những khu nhà trọ tập thể nhà cấp 4 – sử dụng chung nhà tắn, nhà vệ sinh thì hãy bỏ qua. Vì nhà vệ sinh, nhà tắm tập thể sẽ rất kinh khủng, không phải ai cũng có ý thức tốt trong một dãy nhà trọ.

Một điều hết sức lưu ý, khi thuê phòng bạn sẽ gặp 2 trường hợp: ở cùng chủ nhà hoặc không.

– Nếu ở chung chủ: bạn nên chọn chủ nhà có giờ giấc sinh hoạt phù hợp với mình, không quá xét nét đến cuộc sống riêng của bạn. Không dễ để biết chủ nhà có “hợp” với bạn hay không, nhưng hãy để ý qua những lần bạn tiếp xúc, trò chuyện khi đến xem nhà. Bạn có thể hỏi thêm thông tin như: “Tôi có thể dẫn bạn về chơi không?”; “Tôi về khuya quá có ảnh hưởng gì không?”… Và yêu cầu có chìa khóa cổng và phòng riêng.

– Nếu không chung chủ: bạn nên kiểm tra kỹ các thiết bị điện, ống nước cũng như các đồ vật có sẵn trong nhà xem có hư hỏng gì không trước khi bạn nhận phòng thuê để yêu cầu chủ nhà sửa lại và để tránh việc bạn chịu những chi phí hao tổn không phải do mình. Nên hỏi kĩ chủ nhà về giờ giấc đóng mở cổng. Nếu mình có nhu cầu đi làm thêm về muộn thì nên chọn những nhà mà giờ giấc đóng cổng phù hợp, thường thì các nhà  trọ khóa cổng trước 23h00. Nếu bạn muốn đi làm về muộn hơn thì hãy cố tìm những nhà được cầm chìa khóa cổng riêng.

Bạn cũng cần chú ý nơi để xe có rộng rãi, an toàn không, nếu chỗ để xe quá chật thì bạn nên cân nhắc lại có nên thuê không vì sẽ làm bạn mất khá nhiều thời gian và sức lực vào mỗi buổi sáng chỉ để dắt xe ra ngoài. Bên cạnh đó, bạn cũng cần nhờ chủ nhà hoặc hỏi thông tin về việc đăng ký tạm trú, tạm vắng tại nơi bạn ở nhé.

3. Giá phòng và điện nước

Kinh nghiệm thuê phòng trọ dành cho tân sinh viên-4

Về giá cả thì ban đầu bạn nên thỏa thuận với chủ nhà thời gian đóng tiền, giá tiền cọc, giá phòng mỗi tháng, tiền điện, nước, giữ xe, wifi,.. (nếu có).

Xem Thêm  Cách tra số seri tiền 100k, 200k, 500k

Tốt nhất là nhà hoặc phòng trọ của bạn nên có đồng hồ điện, nước riêng. Trong trường hợp bạn nghi ngờ có hiện tượng câu trộm điện, nước từ nhà bạn, hãy tắt cầu dao điện và nước và kiểm tra đồng hồ xem có tiếp tục nhảy số hay không. Nếu có tức là bạn đã bị câu trộm, nếu không, bạn cần có kế hoạch sử dụng tiết kiệm hơn. Vấn đề này ở các nhà trọ ít khi xảy ra. Hãy hỏi giá điện nước trước khi thuê xem có đắt hay rẻ so với mức giá trung bình khu vực.

4. Kiểm tra kỹ trước khi ký hợp đồng

Khi cầm bản hợp đồng thuê nhà, bạn nên đọc thật kỹ các nội dung bên trong. Các khoản mục cần quan tâm là thông tin người cho thuê và người thuê cần rõ ràng, giá tiền thuê nhà, số tiền đặt cọc, chi phí bồi thường các thiết bị có sẵn nếu hư hỏng, thời gian trả nhà hay kết thúc hợp đồng trước hạn là bao lâu… Cần ghi rõ số tiền đền bù nếu chủ nhà phá bỏ hợp đồng trước thời gian kết thúc hợp đồng.

Không có một mức quy định bắt buộc cho việc đặt cọc tiền thuê nhà, nhưng thông thường số tiền đặt cọc bằng giá trị của 1-2 tháng tiền thuê. Trường hợp tiền đặt cọc quá cao các bạn cũng phải lưu ý. Trước khi chuyển vào phòng các bạn cũng nên kiểm tra hiện trạng của những cơ sở vật chất bên trong và cẩn thận có biên bản ghi rõ hiện trạng để tránh bị chủ nhà bắt đền oan. Số điện, số nước tính từ ngày đầu chuyển đến cũng cần được ghi lại rõ ràng.

Những lời khuyên khi quyết định thuê phòng trọ cho tân sinh viên

+ Nhà chủ dễ tính

+ Phòng trọ thoáng mát, sạch sẽ

+ Hàng xóm có vẻ thân thiện, những người trông đàng hoàng thì tốt.

+ Nước dùng sạch (Không mùi), tránh những nhà trọ dùng nước giếng.

+ Có công tơ điện đặt trước cửa phòng – tiện theo dõi, tránh câu trộm, chỉnh công tơ.

+ Có nhà để xe an toàn – hỏi luôn gửi xe có mất phí không, vì có nhà bắt nộp tiền gửi xe 100.000đ/tháng.

+ Cửa, cửa sổ chắc chắn, được khóa an toàn.

+ Giá thuê không quá đắt so với những nhà tương tự. (Xem 10 chọn 1)

+ Tránh thuê những phòng ở quá cao mà phải leo cầu thăng bộ: Vì mệt, nóng khi mùa hè.

+ Tránh luôn phòng ở tầng 1 mà độ cao của nền nhà thấp hơn hoặc bằng với ngoài sân – để tránh tình trạng bắt cá trong gầm gường mỗi khi trời mưa.

+ Hỏi kĩ khi xem nhà về điện nước, hợp đồng, có phải đặt cọc như thế nào.

+ Không nên đặt tiền nhiều tháng theo yêu cầu của nhà chủ.

+ Cân nhắc thật kĩ trước khi quyết định đặt tiền thuê.

Nếu hiện tại bạn chưa tìm được phòng trọ ưng ý thì hãy tham khảo phòng trọ giá rẻ mà chất lượng ở đây.

Wikicachlam vừa chia sẻ với các bạn về kinh nghiệm thuê phòng trọ dành cho tân sinh viên. Hi vọng qua những kinh nghiệm trên đây, các bạn sẽ tìm được cho mình một phòng trọ ưng ý. Chúc các bạn thành công!

Bài Liên Quan: