Kinh nghiệm du lịch làng cổ Đường Lâm kèm giá vé 2019

Quần thể di tích làng cổ Đường Lâm là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng tại Hà Nội gắn liền với cụm từ “ngôi làng hai vua” được đông đảo du khách trong và ngoài nước tìm đến. Giữa lòng thành phố hiện đại, nhộn nhịp như thủ đô vẫn còn đấy nguyên vẹn những giá trị văn hóa tiêu biểu mang đậm màu sắc làng quê Bắc bộ xa xưa như làng cổ Đường Lâm. Chính điều đó làm nên nét thu hút vô tận cho bất kì ai khi nghe nói về nơi đây. Như vậy, để chuẩn bị cho một chuyến du lịch thú vị, trọn vẹn của du khách, Wiki Cách Làm xin chia sẻ chi tiết kinh nghiệm du lịch làng cổ Đường Lâm tất tần tật về giá vé, giờ mở cửa, hoạt động tham quan và ăn uống tại đây cho quý vị cùng tham khảo nhé!

Kinh nghiệm du lịch làng cổ Đường Lâm kèm giá vé 2019

1.1 Thông tin địa chỉ, giờ mở cửa, điện thoại của làng cổ Đường Lâm

Địa chỉ:Số 1 Phó Đức Chính, thị xã Sơn Tây, Hà Nội

Giờ mờ cửa: 8h – 18h từ thứ hai đến chủ nhật

Điện thoại liên hệ: 024 33. 831.080 hoặc 0906227276

1.2 Giới thiệu đôi nét về làng cổ Đường Lâm

Làng cổ Đường Lâm là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút du khách trong và ngoài nước tìm đến tại thủ đô Hà Nội. Nơi đây được gọi đầy đủ là quần thể di tích làng cổ ở Đường Lâm nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 47 km, cách trung tâm hành chính thị xã Sơn Tây 5 km theo chỉ giới đường quốc lộ 32 hướng từ Hà Nội đi lên các tỉnh vùng Tây Bắc. Đến đây, du khách sẽ được chứng kiến và trải mình vào cảnh vật, đời sống chân phương gắn liền với sản xuất nông nghiệp, cũng như các giá trị văn hóa tiêu biểu từ hàng cục thế kỉ nay đã ăn sâu vào tiềm thức và phong cách sống của những con người nơi đây thông qua những bến đình, giếng nước cho đến 956 ngôi nhà cổ. Ngoài ra làng cổ Đường Lâm còn được nhắc đến với những cụm từ ấn tượng khác như: “Làng Việt cổ đá ong” hay “ Làng cổ ấp hai vua”, đó là vua Ngô Quyền vua Phùng Hưng. Năm 2006, làng cổ Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên ở nước ta được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

1.3 Thời điểm thích hợp để đi làng cổ Đường Lâm

Theo kinh nghiệm du lịch làng cổ Đường Lâm, du khách có thể đến tham quan ngôi làng độc đáo này vào bất kì mùa nào trong năm, thế nhưng đẹp nhất vẫn là mùa lễ hội và mùa lúa chín.

Mùa lễ hội 

Kinh nghiệm du lịch làng cổ Đường Lâm kèm giá vé 2019-1

Bạn sẽ được hòa mình vào không khí lễ hội nhộn nhịp, náo nức tại làng cổ vào tháng Giêng hằng năm. Thời điểm này từ mùng 4 đến mùng 10 sẽ diễn ra lễ hội truyền thống làng Mông Phụ nổi tiếng linh thiêng và lễ tếThành Hoàng làng tổ chức tại ngôi đình làng cổ nhất với nhiều các hoạt động như rước kiệu, dâng lợn, dâng gà,… Sau đó người dân tại đây sẽ tham gia vào các trò chơi dân gian như cờ người, cờ tướng, chọi gà, bịt mắt bắt vịt,… tạo nên không khí lễ hội vô cùng vui tươi và náo nhiệt. Sau đó 6 ngày, tại thôn Đông Sàng lại tiếp tục diễn ra lễ hội cầu cho Quốc thái dân an, mùa màng bội thu thông qua nhiều hoạt động hấp dẫn như múa lân, lễ rước nước, tế lễ. Đoàn rước nước bắt đầu từ đình làng ra đến bờ sông Hồng với rồng, lân, ngựa, cờ,… với thời gian sẽ kéo dài suốt gần một ngày. Nhìn chung nếu du khách lựa chọn đi đến làng cổ Đường Lâm vào mùa lễ hội như thế này, chắc chắn các bạn sẽ được tận hưởng trọn vẹn bầu không khí linh thiêng, vui tươi, náo nhiệt vẫn còn mang đậm chất cổ xưa giữa một không gian có bến nước, sân đình, hứa hẹn sẽ mang lại những cung bậc cảm xúc khó phai nhất dành cho bất kì ai đến đây.

Xem Thêm  Top 10 món ăn nhất định phải thử qua khi đi du lịch tại Đà Nẵng

Mùa lúa chín 

Kinh nghiệm du lịch làng cổ Đường Lâm kèm giá vé 2019-2

Sau những chuỗi ngày cầu nguyện, tế lễ với mong muốn được một mùa màng bội thu, vào tháng 5, 6 hằng năm là lúc người dân tại làng cổ Đường Lâm bận rộn với những cánh đồng lúa đang vào mùa chín rộ của mình. Đây đồng thời cũng là mùa du lịch cao điểm tại ngôi làng này. Không chỉ riêng du khách trong nước mà ngay cả du khách nước ngoài cũng tìm đến khung cảnh ấm no, bình yên ấy.

1.4 Bảng giá vé tham quan, vui chơi ở làng cổ Đường Lâm 2019

Một điều cực kì hấp dẫn từ làng cổ Đường Lâm đó là không thu phí vào cổng của bất kì ai. Không những thế bạn còn có thể tìm đến và tham quan bất kì các di tích trong làng, đền chùa, mái đình một cách tự do mà không cần phải mua vé. Thật tuyệt vời phải không nào!

1.5 Hướng dẫn đường đi tới làng cổ

Kinh nghiệm du lịch làng cổ Đường Lâm kèm giá vé 2019-3

Quần thể di tích làng cổ Đường Lâm nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội chừng 40 km, tức là bạn chỉ cần mất khoảng 35 – 40 đi xe thì sẽ đến được nơi. Các bạn có thể di chuyển bằng xe buýt hoặc xe máy và ô tô riêng thông qua chỉ dẫn chi tiết dưới đây:

Di chuyển bằng xe buýt: Hiện tại có 3 tuyến xe buýt hoạt động cung đường từ Hà Nội đến bến xe Sơn Tây như sau

  • Từ bến xe Kim Mã đến bến xe Sơn Tây, tuyến số 70.
  • Từ bến xe Mỹ Đình đến bến xe Sơn Tây, tuyến số 71.
  • Từ bến xe Hà Đông đến bến xe Sơn Tây, tuyến số 77.

Khi đã đến được bến xe Sơn Tây, du khách có thể đi xe ôm hoặc taxi để vào khu vực làng cổ Đường Lâm nhé!

Di chuyển bằng xe máy và ô tô riêng: Tùy theo địa điểm xuất phát và kế hoạch từng người, các bạn có thể lựa chọn một trong hai phương án như thế này

  • Hà Nội -> Đại lộ Thăng Long -> ngã ba Hòa Lạc rẽ phải theo đường 21 -> qua Sơn Lộc đến ngã tư giao nhau với đường 32 -> có biển chỉ dẫn rẽ vào Làng cổ Đường Lâm.
  • Hà Nội -> đi theo hướng về Nhổn -> quốc lộ 32 tới thị xã Sơn Tây -> ngã tư giao nhau với đường 21 -> có lối rẽ vào cổng làng Đường Lâm ở phía bên tay trái đường.

1.6 Khách sạn và giá phòng nghỉ của làng cổ

Kinh nghiệm du lịch làng cổ Đường Lâm kèm giá vé 2019-4

Theo kinh nghiệm du lịch làng cổ Đường Lâm, du khách tìm đến tham quan tại ngôi làng này thường sẽ ra về trong ngày. Thế nhưng nếu bạn có nhu cầu ở lại để được hòa mình và trải nghiệm nhiều giá trị văn hóa nổi bật hoặc những tham gia vào những hoạt động hay ho, bạn cũng có thể ở lại tại homestay hay nhà nghỉ, khách sạn gần làng cổ Đường Lâm thuộc thị xã Sơn Tây.

1.7 Địa điểm tham quan và hoạt động vui chơi ở làng cổ

        1.7.1 Địa điểm tham quan, vãn cảnh

Cổng làng Mông Phụ 

Kinh nghiệm du lịch làng cổ Đường Lâm kèm giá vé 2019-5

Đây là cổng vào cổ nhất còn tồn tại ở ngôi làng Đường Lâm. Cổng làng Mông Phụ được xây trước thời Hậu Lê cho nên mang nét kiến trúc có phần khác biệt so với những cổng làng truyền thống. Hình thù tựa như một ngôi nhà hai mái dốc, có trụ đỡ mái và đầu nóc theo kiểu “thượng gia hạ môn” (trên là nhà, dưới là cổng). Hình ảnh cổng Mông Phụ bên cạnh cây đa, bến nước, ao sen đã tạo nên một khung cảnh đặc trưng của làng quê Bắc Bộ xưa và đó cũng là một trong những giá trị văn hóa tiêu biểu cần giữ gìn của dân tộc ta.

Xem Thêm  Mùa đông nên đi du lịch ở đâu Việt Nam?

Đình làng Mông Phụ

Kinh nghiệm du lịch làng cổ Đường Lâm kèm giá vé 2019-6

Được xây dựng cách đây gần 4 thế kỉ trên một khu đất trung tâm của ngôi làng, đình làng Mông Phụ mang trong mình thiết kế hài hòa giữa hai dân tộc khắng khít Việt – Mường, mô phỏng kiến trúc của nhà sàn với sàn gỗ cách đất trên diện tích khoảng 1800 mét vuông. Đình làng Mông Phụ gồm hai tòa đại bá và hậu cung. Nhà đại bái được dựng bởi 48 cột gỗ, phía trên mỗi cột đều có trạm khắc nhiều hoa văn hình rồng, hình phượng. Nổi bật hơn là những bức hoành phi, câu đối mang giá trị cao về mặt nhân văn và giáo dục. Trong đó phải kể đến bức hoành phi “lão long huấn tử” tức rồng già dạy con và bức hoành phi “dũng cảm cả tưởng” do vua Thành Thái ban tặng.

Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh

Kinh nghiệm du lịch làng cổ Đường Lâm kèm giá vé 2019-7

Đây là nơi thờ tự nhang khói cho vị Thám hoa tài ba Giang Văn Minh từ thời vua Tự Đức. Nhà thờ được xây dựng quay mặt về hướng Nam, có kiến trúc theo hình chữ “nhị” song song. Ngày nay, nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh trở thành một trong những điểm tham quan hấp dẫn với những du khách yêu thích tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, đồng thời đây cũng là nơi giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ trong và ngoài làng tìm đến, góp phần nâng cao giá trị giáo dục và nhân văn cho con người, đặc biệt trong lòng giới trẻ ngày nay.

Các ngôi nhà cổ

Kinh nghiệm du lịch làng cổ Đường Lâm kèm giá vé 2019-8

Làng cổ Đường Lâm nổi tiếng với những ngôi nhà cổ nằm êm đèm bên những con đường làng quanh co, uốn lượn cạnh những giếng nước, gốc đa. Ngôi làng hiện nay có 956 ngôi nhà cổ, trong đó có nhiều ngôi nhà được xây dựng từ những năm 1649, 1703, 1850,… Trong đó không thể không kể đến các ngôi nhà cổ đặc sắc, nổi tiếng như: nhà cổ bà Hà Thị Điền, nhà cổ ông Hà Nguyên Huyến, nhà cổ ông Hà Hữu Thế và nhà cổ bà Dương Lan cùng rất nhiều ngôi nhà cô khác tựu hợp lại tồn tại với nhau đã qua biết bao nhiêu năm tháng. Tất cả các ngôi nhà cổ này đều được xây dựng từ các vật liệu truyền thống như: đá ong, gỗ xoan, tre, gạch đất nung, ngói,… với lối kiến trúc đặc trưng 5 gian hoặc 7 gian. Có thể nói những ngôi nhà cổ như thế này là sản phẩm và quá trình lao động, công lao to lớn của nhân dân trải qua nhiều đời, đồng thời cũng là tài sản, điểm tham quan quý báu thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tìm đến của làng cổ Đường Lâm.

Giếng cổ Đường Lâm

Kinh nghiệm du lịch làng cổ Đường Lâm kèm giá vé 2019-9

Có mái đình, gốc đa, cổng làng thì cũng phải có luôn giếng nước bên cạnh, có như thế mới phản ánh rõ bức tranh cảnh vật gắn liền với đời sống người dân tại ngôi làng cổ Bắc Bộ này. Giếng làng là nơi người dân lấy nước sinh hoạt hàng ngày. Các giếng cổ ở làng đều được đặt ở nơi cao, thoáng mát, gần đình, chùa hoặc trung tâm của xóm, có như vậy mới dễ dàng cho dân làng sử dụng.

Đền thờ vua Phùng Hưng

Kinh nghiệm du lịch làng cổ Đường Lâm kèm giá vé 2019-10

Nằm uy nghiêm giữa rừng cây tĩnh lặng, đền thờ vua Phùng Hưng tại làng cổ Đường Lâm chính là đền thờ có quy mô lớn nhất so với những nơi khác đi kèm kiến trúc độc đáo bao gồm Tả – Hữu Mạc, Đại Bái và Hậu Cung.

Lăng mộ và đền thờ vua Ngô Quyền

Kinh nghiệm du lịch làng cổ Đường Lâm kèm giá vé 2019-11

Nằm cách đền vua Phùng Hưng chỉ 500 m, lăng mộ và đền thờ vua Ngô Quyền được xây dựng trên đồi Cấm, phía trước là một cánh đồng lúa rộng bạt ngàn và vũng Hùm chảy dài ra sông Tích. Đền thờ vua Ngô Quyền bao gồm nơi thờ tự nhang khói, đại bái, hậu cung và nhà bia. Ở phía dưới, cách đền khoảng 100m là lăng vua Ngô Quyền được xây dựng theo hình bốn mái trên bệ cao, có tường bao quanh, tạo nên cảnh khí oai phong, điềm tĩnh trường tồn theo từng năm tháng.

Xem Thêm  Những địa điểm du lịch không thể bỏ qua dịp 30/4 - 1/5

        1.7.2 Hoạt động vui chơi giải trí

Kinh nghiệm du lịch làng cổ Đường Lâm kèm giá vé 2019-12

Với mong muốn mang đến những giá trị dịch vụ tiện ích cho du khách, làng cổ Đường Lâm có cho những vị khách thiện chí của mình thuê xe đạp để họ có thể dễ dàng tham quan toàn cảnh ngôi làng một cách nhanh chóng và thoải mái nhất. Đặc biệt giá thuê xe đạp ở đây cũng rất “hạt dẻ” chỉ từ  30.000 – 50.000 vnd/ 1 xe tính theo giờ và nếu bạn muốn thuê cả ngày thì giá thuê xe khoảng 80 đến 100.000 vnd/ 1 xe.

Sử dụng xe đạp đi dạo sẽ giúp bạn vừa thong thả ngắm cảnh nơi đây lại vừa không sợ giao thông mất an toàn vì xe đạp là phương tiện vô cùng thân thiện với môi trường mà lại còn khá dễ sử dụng. Không chỉ khách Việt Nam mà khách nước ngoài khi đến đây cũng rất thích thú khi được tự đạp xe khám phá ngôi làng.

1.8 Kinh nghiệm ăn uống ở làng cổ

Kinh nghiệm du lịch làng cổ Đường Lâm kèm giá vé 2019-13

Vùng đất nào cũng sẽ có những đặc sản về ẩm thực đặc trưng gắn liền với đời sống văn hóa cũng như điều kiện sinh hoạt của con người sinh sống tại đó. Nói về Đường Lâm, ta vẫn thường nghe râm ran những câu thơ:

“Dù ăn bánh kẹo mười phương

Không bằng kẹo lạc bộn đường quê tôi

Trắng phau là phong kẹo dồi

Giòn tan kẹo bột, bồi hồi tình quê

Chè kho ngọt lịm đam mê

Nhớ cơm phố Mía, tìm về đường Lâm”

Đến làng cổ Đường Lâm, chắc hẳn bạn phải một lần thưởng thức những món ăn dân dã tại đây như: Thịt quay đòn, gà mía, chè lam, kẹo dồi thưởng thức cùng trà xanh, chè kho, bánh tẻ, tương chấm,… Bên cạnh đó du khách sẽ có dịp cùng quây quần bên mâm cơm, bếp nhà tại những nhà dân nếu bạn có nhu cầu đặt các bữa ăn từ họ. Ngoài ra bạn cũng nên mua một ít đặc sản mang về làm quà cho người thân và bạn bè của mình nữa nhé!

1.9 Một số lưu ý khi đi làng cổ Đường Lâm

Theo kinh nghiệm du lịch làng cổ Đường Lâm để chuyến du ngoạn của khách du lịch diễn ra một cách suôn sẻ và tuyệt vời nhất, các bạn nên thân trọng cân nhắc và chuẩn bị kĩ lưỡng thông qua một số lưu ý dưới đây:

  • Có ý thức, trách nhiệm của cá nhân với các khu vực di tích gắn liền với lịch sử, văn hóa
  • Để thuận tiện tham quan quần thể di tích làng cổ Đường Lâm, các bạn nên đi bộ hoặc thuê xe đạp để có thể đi vào từng ngõ ngách của làng. Nếu đi xe máy tới mỗi điểm tham quan các bạn phải gửi xe và tốn khá nhiều tiền gửi, thực tế có một số điểm không ghi giữ xe nhưng có người ra thu tiền.
  • Tại một số điểm tham quan sẽ có người của ban quản lý giới thiệu và thuyết minh về các điểm tham quan cho các bạn, nếu sẵn lòng bạn có thể đưa tiền tips cho họ.
  • Nếu muốn sử dụng dịch vụ ăn trưa, homestay nên liên hệ trước rồi đi chơi, vì thường những gia đình ở đây này khi các bạn đặt họ mới bắt đầu làm cơm.
  • Khi tham quan những ngôi nhà cổ trong làng, các bạn nên xin phép một cách lịch sự họ sẽ nhiệt tình đón tiếp các bạn.
  • Nếu muốn mua quà cho người thân, các bạn có thể mua ngay tại những gia đình này.

Trên đây là tất tần tật những thông tin cần thiết về kinh nghiệm du lịch làng cổ Đường Lâm mà Wiki Cách Làm trân trọng gửi đến quý vị. Hi vọng với những chia sẻ trên sẽ phần nào hỗ trợ cho các bạn chuẩn bị tròn vẹn và nhanh chóng hơn cho chuyến đi tuyệt vời đến ngôi làng cổ này cùng gia đình và bạn bè của mình.

Bài Liên Quan: