Implant là gì? Cấu tạo, quy trình và ưu nhược điểm

Một hàm răng khỏe mạnh không chỉ không mắc phải những bệnh lý riêng quan đến sức khỏe răng miệng mà còn cần có tính thẩm mỹ cao. Tức là hàm răng phải đều như hạt bắp và không bị mất bất kì chiếc răng nào. Thế nhưng những trường hợp đã bị mất răng vĩnh viễn thì có giải pháp nào ít gây thương tổn và tối ưu cho họ không? Câu trả lời cho thắc mắc này chính là Implant. Vậy Implant là gì? Tại sao đây lại là một giải pháp tối ưu cho những bị mất răng viễn? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wiki Cách Làm để bạn hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị này nhé!

Implant là gì?

Implant là gì? Cấu tạo, quy trình và ưu nhược điểm-1

Implant là tên một giải pháp tối ưu vô cùng tiện ích cho những ai bị mất răng lâu năm hay bị tiêu xương hàm bằng cách phục hình răng mà không gây hư tổn gì cho răng miệng cả. Do đó những ai đã và đang phải đối mặt với tình trạng bị mất một răng, nhiều răng hay cả hàm thì hãy an tâm vì đã có phương pháp cấy ghép này xuất hiện.

Cấu tạo Implant

Implant là gì? Cấu tạo, quy trình và ưu nhược điểm-2

Implant là một trụ nhỏ có hình dạng như một chân răng tự nhiên được làm từ titanium. Khi cấy ghép, chúng sẽ được các bác sĩ đặt vào xương hàm và kết quả là Implant cùng xương hàm sẽ tích hợp cố định lại với nhau. Vậy Implant có cấu tạo như thế nào mà có thể làm được điều đó, để trả lời thắc mắc này chúng ta hãy cùng tìm hiểu cấu tạo của Implant.

Mỗi răng cấy ghép Implant thường có đường kính trung bình từ 3,5 – 6 mm, chiều dài trung bình từ 10 – 15 mm và bao gồm các bộ phận như sau:

  • Trụ Implant: Trụ này sẽ đóng vai trò thay thế cho phần chân răng đã bị mất vĩnh viễn và được làm từ titan.
  • Mão răng: Đây là bộ phận nằm trên cùng mà bạn có thể nhìn thấy dễ dàng sau khi cấy ghép. Chúng có thể được làm bằng kim loại hoặc bằng sứ toàn phần.
  • Abutment: Đây là bộ phận đóng vai trò kết nối hai bộ phần trụ Implant và mão răng ở trên.
Xem Thêm  Các kiểu tóc đầu đinh hiện đại nhất dành cho nam

Quy trình cấy ghép Implant

Implant là gì? Cấu tạo, quy trình và ưu nhược điểm-3

Bước 1: Bác sĩ tiến hành hỏi thăm tình trạng răng miệng nói riêng và sức khỏe cũng như các bệnh lý có thể có của bệnh nhân nói chung để đưa ra kế hoạch điều trị. Nếu bạn là đối tượng có thể cấy ghép Implant thì bác sĩ sẽ tiến hành chụp CT và sử dụng phần mềm khảo sát răng trước khi đi vào điều trị chính thức.

Bước 2: Bác sĩ tiến hành cấy ghép 4 trụ Implant vào xương hàm, 2 trụ phía trước được cấy thẳng và 2 trụ phía sau được cấy nghiêng.

Bước 3: Bác sĩ tiến hành lắp mão răng bằng kim loại hay bằng sứ lên 4 trụ Implant.

Lưu ý: Trong trường hợp bạn bị tiêu xương hàm, bác sĩ sẽ tiến hành lắp xương hàm trước khi ghép trụ Implant.

Những đối tượng nào được cấy ghép Implant?

Implant là gì? Cấu tạo, quy trình và ưu nhược điểm-4

Kỹ thuật nha khoa cấy ghép răng Implant tuy tân tiến nhưng không phải ai cũng có thể áp dụng được vì còn tùy theo tình hình sức khỏe tổng quát của bệnh nhân. Vậy những đối tượng nào được cấy ghép Implant? Câu trả lời nằm ngay phần sau đây.

  • Bệnh nhân trưởng thành từ 18 tuổi trở lên có sức khỏe ổn định, không mắc các căn bệnh mãn tính.
  • Bệnh nhân bị mất 1 răng, nhiều răng hay cả hàm răng vĩnh viễn.
  • Bệnh nhân không bị bệnh tiểu đường.
  • Nếu bệnh nhân bị bệnh cao huyết áp thì cần điều trị ổn định trước khi tiến hành cấy ghép Implant.
  • Nếu bệnh nhân đang bị các bệnh lý liên quan đến nướu răng hay nha chu cũng cần được điều trị hoàn toàn trước khi cấy ghép Implant.

Ưu điểm của cấy ghép Implant

1. Implant phục hồi tính thẩm mỹ cho răng

Implant là gì? Cấu tạo, quy trình và ưu nhược điểm-5

Khi răng bị mất đi, dù nhiều chiếc hay chỉ một chiếc đều có thể làm bạn cực kì mất tự tin khi cười nói, giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày. Vì vậy cấy ghép răng Implant sẽ trả lại cho bạn những chiếc răng mới có hình dáng không khác gì những chiếc răng cũ đã bị mất, giúp bạn tỏa nắng với nụ cười trên môi.

Xem Thêm  Nối mi có hại gì không? Nối mi có bị rụng mi thật không?

2. Implant phục hồi chức năng của răng

Implant là gì? Cấu tạo, quy trình và ưu nhược điểm-6

Sau khi cấy ghép Implant, các bạn sẽ không cần bị hạn chế trong việc ăn uống như trước nữa. Những trụ Implant sau khi được gắn lên và ổn định trên xương hàm sẽ đảm bảo khả năng nhai của răng được phục hồi tối ưu nhất. Điển hình bạn có thể ăn những món ăn từ thịt heo hay thịt gà mà không cần phải kiêng khem khổ sở nữa.

3. Implant ngăn ngừa tình trạng tiêu xương do mất răng

Implant là gì? Cấu tạo, quy trình và ưu nhược điểm-7

Một khi răng bị mất đi, xương hàm không còn nơi chống đỡ và làm trụ nữa nên sẽ bị tiêu lõm vào theo từng ngày. Dần dà như thế sẽ khiến cho hai má của bạn bị hóp vào, làm ảnh hưởng thẩm mỹ của cả khuôn mặt và thậm chí còn có thể gây tổn thương đến những chiếc răng xung quanh. Do đó cấy ghép các trụ Implant sẽ giúp bạn ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm như thế diễn ra.

4. Implant không gây ảnh hưởng đến những răng kế cận

Implant là gì? Cấu tạo, quy trình và ưu nhược điểm-8

Khi bạn cấy ghép răng Implant, các bác sĩ chỉ tiến hành thao tác chỉnh hình, hồi phục tại phần răng bị mất nên không cần phải mài răng như những phương pháp truyền thống. Do đó bạn không cần lo sợ cho những chiếc răng kế cận bị hư tổn hay cảm giác ê buốt khi bị mài răng nữa nhé!

5. Thời gian sử dụng răng cấy ghép Implant vĩnh viễn

Implant là gì? Cấu tạo, quy trình và ưu nhược điểm-9

Tuổi thọ trung bình của răng Implant có thể lên đến 20 năm và nếu bạn chăm sóc chúng khoa học, kỹ lưỡng như một chiếc răng thật thì chúng sẽ thời hạn sử dụng là vĩnh viễn nhé!

6. Cải thiện cách phát âm và giọng nói

Implant là gì? Cấu tạo, quy trình và ưu nhược điểm-10

Khi bạn bị mất răng khiến cho hai má bị hóp vào và giọng nói bị ngọng, phát âm không còn được rõ ràng như trước. Nhưng khi cấy ghép Implant xong, những chỗ trống trên xương hàm sẽ được lấp đầy sẽ giúp cho bạn dễ dàng nói chuyện và phát âm rõ ràng như cũ.

7. Implant không mắc các bệnh lý như răng thật

Implant là gì? Cấu tạo, quy trình và ưu nhược điểm-11

Một chiếc răng Implant bao gồm phần trụ làm bằng titan và phần mão được làm từ sứ nha khoa nên bạn sẽ không gặp phải những bệnh lý như răng thật mà điển hình là căn bệnh sâu răng phổ biến.

8. Vệ sinh Implant thuận tiện

Implant là gì? Cấu tạo, quy trình và ưu nhược điểm-12

Các bạn có thể vệ sinh răng Implant một cách dễ dàng mà không cần phải tháo ra gắn vào như hàm tháo lắp truyền thống. Chỉ cần các bạn chăm sóc răng một cách khoa học thì đã có thể vệ sinh thành công những cây răng Implant này rồi đấy!

Xem Thêm  Cách chọn áo sơ mi nam công sở đẹp nhất hiện nay

Nhược điểm của cấy ghép Implant

1. Cấy ghép Implant đòi hỏi trình độ bác sĩ và kĩ thuật cao

Implant là gì? Cấu tạo, quy trình và ưu nhược điểm-13

Tuy cấy ghép Implant hay còn gọi là trồng răng Implant, đây là một tiểu phẫu trong nha khoa nhưng lại đòi hỏi các bác sĩ thực hiện phải có tay nghề cao và máy móc, kĩ thuật hỗ trợ cũng phải thật tân tiến và đầy đủ. Có như thế thì tiểu phẫu cấy răng này mới thành công và không gây ra những hệ lụy không mong muốn cho bệnh nhân.

2. Chi phí cấy ghép Implant cao hơn các phương pháp truyền thống khác

Implant là gì? Cấu tạo, quy trình và ưu nhược điểm-14

Do cấy ghép răng Implant có những ưu điểm mà các phương pháp cấy ghép răng truyền thống không có như: vật liệu làm bằng titan và titanium cực kì an toàn cho cơ thể của con người, thời hạn sử dụng vĩnh viễn, đòi hỏi kỹ thuật nha khoa tân tiến,… nên tất nhiên sẽ có giá thành đắt hơn hẳn so với những giải pháp truyền thống trước đây.

3. Cần nhiều thời gian để hoàn thành

Implant là gì? Cấu tạo, quy trình và ưu nhược điểm-15

Tùy theo đặc điểm cơ địa cũng như nguyên liệu bạn chọn để cấy ghép răng Implant mà thời gian phục hồi sẽ dao động trung bình từ 2 – 3 tháng, nếu nhanh nhất thì cũng phải 2 – 3 tuần. Phải trải qua thời gian như thế thì bạn mới có được một hàm răng đẹp một cách tự nhiên nhưng đây lại là một nhược điểm của phương pháp cấy ghép răng Implant.

4. Hạn chế về đối tượng điều trị

Implant là gì? Cấu tạo, quy trình và ưu nhược điểm-16

Do tiểu phẫu cấy ghép răng Implant tác động trực tiếp lên xương hàm của bệnh nhân nên đòi hỏi bạn phải có một sức khỏe ổn định và phải từ 18 tuổi trở lên vì khi này, cơ thể của bạn mới được hoàn thiện những chức năng cần thiết. Nếu bạn là phụ nữ mang thai và đang cho con bú thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ thật kĩ để tìm ra một giải pháp điều trị phù hợp nhé!

Đến đây chắc hẳn các bạn đã không còn thắc mắc Implant là gì rồi đúng không nào! Nhìn chung đây là một phương pháp nâng cao thẩm mỹ răng miệng tân tiến nhất hiện nay. Kể từ bây giờ, bạn không còn lo ngại hay thiếu tự tin vì những chiếc răng đã bị mất đi vĩnh viễn nữa mà hãy an tâm hơn vì đã có phương pháp cấy ghép Implant tân tiến nhất này. Chúc các bạn ngày càng xinh đẹp và đừng quên theo dõi những bài viết mới từ Wiki Cách Làm nhé!

Bài Liên Quan: