Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết ở 3 miền Bắc Trung Nam

Mâm ngũ quả ngày Tết cổ truyền là một trong những nét truyền thống của người dân Việt Nam nhằm thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên và đạo lý uống nước nhớ nguồn. Đối với mỗi vùng miền khác nhau thì lại có những cách trang bày mâm ngũ quả khác nhau nhưng đều mang một ý nghĩa chung nhất.

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết ở 3 miền Bắc Trung Nam-1

Ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết

Mâm ngũ quả ngày Tết bao giờ cũng có 5 loại quả có 5 màu sắc khác nhau với mong ước sẽ đạt ngũ phúc lâm môn: Phú, quý, thọ, khang, ninh. 5 màu sắc thể hiện ý nghĩa nguồn của cải năm phương đưa về kính lên tổ tiên. Trong mâm ngũ quả thường có: nải chuối màu xanh tượng trưng Đông phương, quả hồng có màu đỏ tượng trưng Nam phương, quả lê màu trắng tượng trưng Tây phương, bưởi màu vàng tượng trưng Trung phương, và một loại quả có màu sẫm khác tượng trưng Bắc phương. Năm màu sắc này cũng tượng trưng ngũ hành trong vũ trụ là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết ở 3 miền Bắc Trung Nam-2

Con số 5 trong mâm ngũ quả còn thể hiện lịch sử tín ngưỡng dân tộc. Ví dụ, đạo Phật có ngũ giới, tức 5 điều quy định của đạo Phật. Đạo Lão với ngũ hành. Đạo Khổng là ngũ thường. Nguyên nhân chọn ngũ quả thay vì chọn các yếu tố khác bởi người xưa quan niệm hoa quả có nhiều hạt, múi, chùm. Điều này thể hiện mong ước sang năm mới sẽ sinh sôi phát triển cả trong sản xuất lẫn cuộc đời.

Hiện nay mâm ngũ quả cũng được bày biện phù hợp với tùy từng địa phương với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng. Ý nghĩa và cách bài trí mâm ngũ quả lộc lá cả

Cách bày mâm ngũ quả đặc trưng của ba miền

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết ở 3 miền Bắc Trung Nam-3

Mâm ngũ quả miền Bắc

Ở miền Bắc, trên mâm ngũ quả thường có 5 loại quả với 5 màu khác nhau, cụ thể gồm chuối/táo màu xanh; bưởi (hoặc phật thủ), cam, quýt màu vàng; hồng hoặc táo tây, ớt màu đỏ; roi, mận, đào hoặc lê màu trắng; hồng xiêm hoặc nho đen, măng cụt, mận màu đen.

Xem Thêm  Xem tử vi năm 2017 Đinh Dậu cho chòm sao Kim Ngưu

Mâm ngũ quả miền Trung

Do chịu sự giao thoa văn hóa hai miền Bắc – Nam nên mâm ngũ quả của người miền Trung bày biện đủ chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài…

Người dân quê không quá câu nệ hình thức ý nghĩa mâm ngũ quả, chủ yếu có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên. Người miền Trung do chịu sự giao thoa văn hóa 2 miền Bắc – Nam nên mâm ngũ quả vẫn bày biện đủ: chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài… Nhìn chung mâm ngũ quả bày trên ban thờ không cần nhiều về số lượng. Tất cả chỉ cần gọn gàng và sạch sẽ, vậy là đủ.

Mâm ngũ quả miền Nam

Mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối, vì loại quả này tên gọi có âm giống từ “chúi” thể hiện sự nguy khó. Quả cam cũng không được có mặt trong mâm ngũ quả ngày Tết, vì câu “quýt làm cam chịu”, hay như trái lê đồng nghĩa với “lê lết”…

Mâm ngũ quả người miền Nam thường mâm ngũ quả thường là: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, đọc chệch thành các tên “cầu vừa đủ xài” hoặc “cầu vừa đủ sung”.

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết ở 3 miền Bắc Trung Nam-4

Mâm ngũ quả ngày nay tuy không quá quan trọng chuyện số quả lẻ hay chẵn nhưng vẫn giữ nguyên các quy ước dân gian như: mâm ngũ quả chỉ bày quả, không đặt thêm hoa hoặc thực phẩm gì, số lượng trên mâm ngũ quả chỉ tính loại, không tính quả (chuối chỉ cần một nải mà không quan tâm số lượng quả).

Ý nghĩa từng loại trái cây trong mâm ngũ quả ngày Tết

– Bưởi: phúc lộc, viên mãn

– Thanh long: rồng mây hội tụ

– Dưa hấu: tốt đẹp, viên mãn, trung thực

– Đu đủ: đầy đủ, thịnh vượng

– Mãng cầu: cầu chúc mọi điều như ý

– Dứa (thơm): thơm tho, đa phúc lộc

– Hồng: hồng hào, tươi tốt, tượng trưng cho sự thành đạt

– Lựu: đa phúc, đa lộc, con đàn cháu đống

– Phật thủ: bàn tay Phật che chở phù hộ cho con người

– Chuối: tượng trưng cho bàn tay ngửa, hứng lấy may mắn, bao bọc và che chở

Xem Thêm  Cách làm bánh trung thu dẻo không cần pha nước đường

– Dừa: viên mãn

– Xoài: tiêu xài không thiếu thốn

– Quất: sung túc, lộc lá

– Đào: sự thăng tiến, danh lợi.

Bày biện mâm ngũ quả ngày Tết luôn là một nét văn hóa đặc sắc, thể hiện lời cầu chúc cho một năm mới ấm no, hạnh phúc của người dân Việt Nam. Nhằm gìn giữ bản sắc dân tộc cho bản thân và cho con cháu, cho dù sinh sống ở đâu, đã là người dân Việt Nam thì sẽ không bao giờ quên được tục lệ này trong dịp Tết nguyên đán.

Lưu ý khi bày trí mâm ngũ quả

Chọn quả chín và đẹp mắt

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết ở 3 miền Bắc Trung Nam-5

Mâm ngũ quả ngày Tết, gia đình thường chuẩn bị trước đó từ 1 hoặc 2 hôm trước và sau đó bày trí trên bàn thờ vào sáng 30 Tết. Khi mua nhiều người lựa chọn những quả chín và đẹp, nhưng khi đem về chưng trên mâm ngũ quả nó sẽ bị chín quá, nhanh héo hoặc có thể hoa quả bị thối. Chính vì vậy khi mua các bạn nên lưu ý. Chuối cần phải chọn những nải chuối xanh. Một vài loại quả khác như xoài, mãng cầu, đu đủ, hồng… nên chọn mua quả ương. Dưa hấu mang tính đấng trí nhân quân tử nên chọn những quả xanh vỏ đỏ lòng. Dù có nhiều loại hoa quả, cũng nên bày thêm quả Phật thủ là biểu tượng bàn tay Phật trên mâm ngũ quả.

Bày hoa, thực phẩm khác nhau

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết ở 3 miền Bắc Trung Nam-6

Một số loại trái cây, hoa quả phong phú, vì thế mọi người không quan trọng trên mâm ngũ quả, ngoài 5 loại quả kể trên thì mọi người thường bày thêm trên mâm ngũ quả các loại quả khác thêm phong phú và nhiều màu sắc. Tuy nhiên, lưu ý rằng mâm ngũ quả nên chỉ bày những loại quả chứ không nên bày hoa hay những thực phẩm khác trên đó, sẽ khiến cho mâm ngũ quả sẽ mất đi ý nghĩa của nó.

Bày trái cây lên mâm ngũ quả còn ướt

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết ở 3 miền Bắc Trung Nam-7

Nhiều người vội vàng nên khi các loại quả rửa xong thì cho bày lên mâm ngũ quả, đây là một việc không tốt, vì khi trái cây còn ướt khiến cho chỗ tiếp xúc giữa vỏ trái cây với đĩa đựng dễ bị đọng nước, thời gian bảo quản nhanh hỏng so với việc lau khô.

Xem Thêm  Cách làm mứt đu đủ dẻo ngon ăn ngày Tết

Khi đặt lên mâm ngũ quả các bạn nên rửa trước và chờ cho ráo nước, hoặc có thể dùng khăn để lau khô phần ngoài của trái cây. Cú ý rằng không nên phơi trái cây ngoài nắng khiến cho trái cây nhanh héo.

Không bày trái cây có gai hoặc có mùi hắc

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết ở 3 miền Bắc Trung Nam-8

Mâm ngũ quả thường có 5 loại quả tượng trưng cho Phúc (phúc đức) – Lộc (giàu có) – Thọ (tuổi thọ) – Khang (sức khỏe) – Ninh (bình an). Các yếu tố không phải loại quả nào cũng sẽ phù hợp để có thể đặt vào mâm ngũ quả ngày Tết. Một số loại quả phù hợp với những yếu tố mang ý nghĩa như trên như chuối, bưởi, quất, xoài, đu đủ.

Hoa bày trí trên bàn thờ

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết ở 3 miền Bắc Trung Nam-9

Hoa trang trí trên ban thờ có hoa cắm bình và hoa để trên đĩa. Bàn thờ ngày Tết, người ta thường duy trì cả hai loại này. Nhiều gia đình thường cắm một cành đào hoặc cành mai trong lọ sứ lớn đặt lên ban thờ ngày Tết, người ta thường dùng hoa bền màu, mùi hương thơm dễ chịu như là hoa cúc, hoa hồng, hoa huệ, hoa dơn….để bày trí vừa lâu tàn vừa hợp không khí.

Nhiều nhà có ban thờ Phật riêng, hoa cúng Phật nên chọn hoa có màu vàng và đỏ như mẫu đơn, cúc vàng, hồng đỏ… là những màu tượng trưng cho nhà Phật để ban thờ được trang trọng.

Khi chọn hoa lựa kỹ từng bông, không nên chọn những hoa đã nở to mà chọn những bông mới chớm nở. Muốn hoa được tươi lâu,  cho vào nước vài viên thuốc B1 để có dinh dưỡng nuôi hoa.

Khi bày hoa ngày Tết không nên kết hợp quá nhiều loại hoa ẽ giảm mất sự thanh tao, khiến ban thờ mất thẩm mỹ. Tránh chọn những một số các loại hoa có gai sắc có nhiều sát khí, hoặc các loại hoa có mùi gắt.

Bạn vừa xem xong cách trang trí mâm ngũ quả ngày Tết, còn cách cắm hoa lay ơn, cách cắm hoa cúc, mai, đào, hoa ly,… chưng Tết thì sao, mời bạn xem tại >> cách cắm hoa ngày tết

Bài Liên Quan: