Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá chép cảnh trong hồ xi măng

Nếu bạn là người yêu chuộng thú chơi cá cảnh thì thật sự không thể bỏ lỡ kỹ thuật nuôi cá chép cảnh mà Wiki Cách Làm sẽ giới thiệu ngay sau đây. Kỹ thuật này không quá phức tạp, chỉ cần bỏ chút ít thời gian mỗi ngày thì bạn có  thể sở hữu một hồ cá chép cảnh tại gia khiến ai nhìn vào cũng phải trầm trồ rồi đấy!

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá chép cảnh trong hồ xi măng

1. Chuẩn bị hồ xi măng nuôi cá

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá chép cảnh trong hồ xi măng-1

Hồ xi măng làm nơi sống cho cá chép nên được xây bằng gạch và tráng láng bằng xi măng. Nếu nhà bạn có một khoảng đất, có thể xây bể theo kiểu nửa nổi nửa chìm để tiết kiệm diện tích.

Thời gian đầu, bạn chỉ nên xây hồ nước sâu khoảng 80 cm là vừa, không nên xây sâu hơn vì như thế rất khó để nhìn thấy cá. Bước qua giai đoạn cá lớn hơn, bạn mới xây hồ sâu hơn để đủ chỗ chứa chúng.

Tiếp theo, bạn trang trí thêm hòn non bộ để làm đẹp và cũng là nơi chống nắng, ẩn náu cho cá chép sau này.

Bạn có thể dùng thêm vòi phun hút nước thả nước để giữ cho nước bể luôn mát và trong, giàu oxy. Ngoài ra, khi xây bể, bạn cần lưu ý xây luôn ống thoát nước cho thật tốt. Đem bèo và rong về thả bể cũng rất tốt cho cá chép.

2. Nguồn nước trong bể nuôi cá

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá chép cảnh trong hồ xi măng-2

– Nguồn nước dùng để nuôi cá không chỉ sạch mà còn không được chứa chất độc hại, chất sát khuẩn. Thông thường người nuôi sẽ chọn nước máy để  nuôi cá nhưng thật ra, loại nước này có chứa hàm lượng clo khá cao. Vì thế trước khi đổ nước vào hồ, bạn cần tiến hành một trong 2 cách khử clo như sau:

  • Cách thứ nhất: Bạn cứ việc đổ nước vào hồ thoải mái. Sau đó chờ thêm 24 tiếng nữa thì mới thả cá vào.
  • Cách thứ hai: Bạn dùng dung dịch có tác dụng khử clo được bán tại các cửa hàng cá kiểng để khử clo có trong hồ nuôi.
Xem Thêm  Hướng dẫn cách nuôi tép cảnh sinh sản tốt, khỏe mạnh

– Bạn cần gắn thêm hệ thống lọc nước như lọc ngoài, lọc tràn,… cùng các loại vật liệu lọc nước khác để giữ cho nước trong hồ luôn được trong veo, không vẩn đục.

– Bạn cần thay nước thường xuyên, mỗi lần thay nước, hãy dùng các dung dịch sát khuẩn như muối, xanh methynel,… để tiêu diệt mầm bệnh.

3. Nhiệt độ môi trường sống cho cá chép

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá chép cảnh trong hồ xi măng-3

– Cá chép cảnh có thể sống trong nước ngọt, ngay cả nước có độ mặn khoảng 6%o thì chúng cũng có thể sống được luôn.

– Hàm lượng oxy tối thiểu trong bể nuôi cá chép cảnh là 2,5 mg/l.

– Nhiệt độ nguồn nước trong hồ: 20-17 độ C.

Nhìn chung với những yêu cầu về nhiệt độ cũng như nguồn nước như thế này cho thấy cá chép cảnh rất thích hợp để sinh trưởng và phát triển tốt tại Việt Nam.

4. Thả cá chép vào hồ

– Để tránh trường hợp mầm bệnh lan rộng, các bạn không nên thả trực tiếp những con cá mới mua vào hồ, thay vào đó hãy thả chúng vào một bể cá nhỏ để theo dõi và tiêu diệt mầm bệnh nếu có.

– Trong trường hợp nhà bạn không có bể dưỡng cá, bể nhỏ, hãy cho thuốc phòng bệnh nấm, ký sinh trùng, bệnh hở loét,… vào hồ xi măng luôn cũng được nhé!

– Quy trình thả cá chép vào hồ :

  • Bạn ngâm bịch cá vào trong hồ nước khoảng 15 phút để cá có thể làm quen với môi trường mới.
  • Sau đó, bạn múc một gáo nước trong hồ đổ vào túi cá.
  • Tiếp theo, bạn hạ thấp chiếc túi, rồi dùng một tay mở to một đầu của chiếc túi, tay còn lại nâng đáy túi để cá bơi từ từ ra hồ.
Xem Thêm  Những bộ phim xã hội đen Hàn Quốc hay nhất

Lưu ý:

Tuyệt đối không được đổ thẳng túi cá xuống hồ vì như thế chúng sẽ bị sốc do không kịp thích nghi với môi trường mới. Nặng sẽ chết tức thì, còn nhẹ thì chúng sẽ yếu hẳn đi.

5. Thức ăn cho cá chép

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá chép cảnh trong hồ xi măng-4

Cá chép cảnh là một loài ăn tạp. Tùy theo từng giai đoạn mà yêu cầu về chế độ ăn uống của chúng sẽ có sự khác biệt rõ rệt như sau:

– Dưới 15 ngày tuổi: Bạn hãy cho chúng ăn bobo, các loài động vật phiêu sinh hoặc lòng đỏ trứng đã được luộc chín.

– Từ 15 ngày tuổi trở đi: Bạn cần cho cá chép ăn thêm nhiều loại thức ăn như: trùn chỉ, lăng quăng, động vật đáy,… Giai đoạn này bạn nhớ phải tăng cường dưỡng chất cho cá để không làm suy giảm số lượng của đàn cá.

– Từ 30 ngày tuổi trở đi: Bạn có thể cho cá chép ăn đa dạng các loại thức ăn hơn. Cụ thể là: giun, ốc, trai, ấu trùng của côn trùng,… Ngoài ra còn có phân xanh, cám, bã đậu, thóc lép và các loại thức ăn tổng hợp dạng viên, dạng sợi mà bạn có thể mua về dễ dàng từ các cửa hàng chuyên kinh doanh cá cảnh.

6. Kỹ thuật nuôi cá chép cảnh

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá chép cảnh trong hồ xi măng-5

– Cá chép cảnh là một loài vật có thân hình to. Do đó, khi nuôi cá chép trong bể xi măng, bạn không nên nuôi với mật độ quá dày mà thay vào đó nên nuôi thưa thớt để cá có không gian sống và bơi lội rộng rãi.

– Vào những ngày nắng nóng, bạn nên làm giàn che bể để giảm bớt nhiệt độ cao, phòng tránh cá chết.

– Sau mỗi lần cho cá chép ăn, bạn nhớ kiểm tra chất lượng nước để thay kịp thời và vớt những thức ăn thừa để phòng trừ cá bị nhiễm bệnh.

Xem Thêm  Làm văn: Bài thơ Việt Bắc

– Bạn cần kiểm tra chất lượng nước nuôi trong hồ có đạt chuẩn hay không, về nhiệt độ, độ pH, NH3,.. Trong đó, nồng độ pH lý tưởng luôn phải từ 7 đến 7,5.

– Tăng cường theo dõi và chú ý rong tảo xem chúng có phát triển mạnh hay không. Nếu mạnh thì bạn hãy nhanh chóng giảm bớt vì rong tảo chính là nguồn tiêu thụ oxy đang có trong nước đáng kể dẫn đến cá bị nghẹt thở.

7. Phòng và trị bệnh cho cá chép cảnh

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá chép cảnh trong hồ xi măng-6

– Muốn nuôi cá chép cảnh đúng cách, các bạn nhất định không thể xem nhẹ việc phòng và trị bệnh cho chúng. Vì chỉ cần trong hồ có một con đang mang mầm bệnh thôi cũng đủ khiến cho cả hồ bị lây  nhiễm và nguy hiểm.

– Những căn bệnh thường gặp ở loại cá chép cảnh này là: Bệnh ngứa toàn thân; Bệnh biếng ăn; Bệnh lở da rụng vẩy; Bệnh đốm trắng; Bệnh lở môi;… Đối với các loại bệnh này, các bạn có thể mua các loại thuốc đặc trị đang có bán sẵn trên thị trường.

– Trong trường hợp đã dùng thuốc mà bệnh trạng của cá vẫn không chuyển biến tích cực lên được, bạn hãy nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ thú y. Tuyệt đối không được tự ý chữa trị bằng những nguyên liệu, các bài thuốc dân gian khi chưa rõ nguồn bệnh cũng như chưa có sự cho phép của bác sĩ.

>>> Xem thêm: Cách nuôi trùn quế trong thùng xốp tại nhà

Chỉ với những thao tác trên thì bạn có thể thực hiện tốt kỹ thuật nuôi cá chép cảnh rồi đấy. Hi vọng mỗi lần nhìn đàn cá chép bơi tung tăng trong bể, mọi mệt mỏi và áp lực trong cuộc sống của bạn sẽ tiêu tan. Chúc bạn luôn hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.

Bài Liên Quan: