Cách trồng lan hài cực dễ cho người mới chơi lan

Lan hài là một loại lan sống ở vùng có khí hậu ẩm ướt, được đem về nhân giống thành công và được nhiều người chơi hoa yêu thích. Thay vì ra tiệm mua hẳn một chậu lan hài tốn kha khá tiền, hãy để Wiki Cách Làm giới thiệu cho bạn cách trồng lan hài đúng cách và rất “kinh tế” nhé!

Công tác chuẩn bị trước khi trồng lan hài

1. Chất trồng

Cách trồng lan hài cực dễ cho người mới chơi lan-1

– Chất trồng không nên có đất, chất trồng tốt nhất cho cây lan hài chính là hỗn hợp của xơ dừa vụn, sợi dớn, than gỗ vụn,…

– Đối với những loài lan hài sống được trên đá vôi, bạn hãy chuẩn bị thêm đá vôi cho chúng. Nếu không có đá vôi, có thể thay thế bằng vỏ trứng bóp vụn hoặc vỏ sò đập bể vụn ra.

2. Chọn chậu trồng (Giá thể)

– Chậu trồng lan hài phải được thiết kế có nhiều lỗ nhỏ phía dưới đáy giúp thoát nước tốt nhất.

– Đặc biệt chậu trồng cũng phải có khả năng giữ ẩm tốt.

– Để chuẩn bị giá thể trồng lan hài, bạn hãy lót một lớp than vụn dưới đáy để tăng cường khả năng thoát nước. Tiếp theo bạn đổ chất trồng cao đến nửa chậu và đặt cây vào. Cuối cùng bạn cho thêm một lớp chất trồng để phủ rễ nhưng nhớ không được phủ kín gốc cây nhé!

Xem Thêm  Sổ đỏ là gì? Sổ hồng là gì? Khác nhau như thế nào?

3. Xử lý cây giống

Cây lan hài mới mang về, bạn hãy cắt bỏ những rễ đã chết khô của chúng. Sau đó đem đi rửa sạch và ngâm vào dung dịch Atonik hoặc B1 khoảng chừng 2-3 tiếng.

Hướng dẫn cách trồng lan hài đúng cách

Cách trồng lan hài cực dễ cho người mới chơi lan-2

1. Ánh sáng

– Cũng giống như một số loại cây cảnh khác, cây lan hài cũng được trồng dưới mái che, nơi có bóng râm mát mẻ. Điển hình là mái hiên vì nơi này có ánh sáng khuếch tán.

– Độ sáng lý tưởng cho cây lan hài: 30-40%.

– Phải luôn đảm bảo mức độ chiếu sáng lý tưởng cho cây vì nếu quá sáng, lá cây bị héo, bị cháy và cả cây sẽ bị tái nhạt, còn nếu không đủ sáng, cây lan sẽ khá đậm màu.

2. Độ ẩm không khí

– Độ ẩm không khí tối ưu cho cây lan hài phát triển là khoảng 50%.

– Nếu trồng lan hài trong nhà, bạn hãy đặt chúng trên một cái dĩa. Trong cái dĩa ấy có lót một lớp sỏi, đá và được đổ một ít nước xâm xấp các viên đá, sỏi.

– Không được ngâm cả chậu lan hài vào nước.

Cách trồng lan hài cực dễ cho người mới chơi lan-3

3. Tưới nước

– Môi trường sinh sống tự nhiên của lan hài là những nơi ẩm ướt. Do đó nếu muốn trồng loại cây cảnh này thành công, các bạn phải luôn giữ ẩm cho chúng, không được để khô vào bất kì thời gian nào, kể cả mùa mưa.

– Bước vào mùa khô nóng bức, mỗi ngày bạn cần phun xịt nước nhiều lần cho cây. Nhưng khi bước sang mùa mưa hay mùa đông, mỗi ngày chỉ cần tưới 1-2 lần là ổn.

Xem Thêm  Cách bảo quản hành tăm (củ nén) được lâu

– Cả trước và sau khi tưới phân, bạn đều phải tưới đẫm cho cây lan hài.

– Vào mùa mưa, để tránh cho lan hài bị ngập úng rồi thối rễ, các bạn hãy treo cả chậu của chúng lên giàn trên cao hoặc đặt chúng lên sạp nhé!

4. Bón phân

– Bạn cần bón phân cho cây hoa lan thường xuyên.

– Phân bón cho chúng phải thật loãng và bón 2 tuần/ 1 lần vào mùa xuân và mùa hè, 4 tuần/ 1 lần vào mùa thu và mùa đông.

– Dùng phân 30-10-10 pha loãng cùng 1/4 muỗng cà phê gạt để bón cho cây lan hài mỗi tuần một lần vào mùa hè và mỗi tháng 1 lần trong mùa đông.

– Bên cạnh bón phân, mỗi tháng bạn cũng cần xả nước một lần nhằm tránh muối tồn đọng lại trong chất trồng.

Cách trồng lan hài cực dễ cho người mới chơi lan-4

5. Kỹ thuật sang chậu

– Khi nào thì sang chậu?

  • Bạn hãy sang chậu cây hoa lan khi lớn đến mức mọc tràn lan ra bên ngoài của chậu.
  • Khi chất trồng có hiện tượng mục lát, chậm thoát nước.
  • Thay chậu khi mùa hoa vừa đi qua.

– Bạn hãy bỏ hết chất trồng cũ, còn đối với những rễ cây bị hư, thối cũng đem đi bỏ luôn. Những rễ còn tốt thì giữ lại và đem đi rửa cùng với thuốc diệt nấm.

– Đối với chất trồng mới, bạn hãy tưới đẫm cho chúng ổn định. Chừng 3-5 ngày sau bạn tưới thêm một lần nữa.

– Vào mùa hè, bạn tưới phun sương lên lá để giữ ẩm, đảm bảo mức độ tăng trưởng cho chúng. Đến khi chồi mới phát triển thì bạn mới tưới định kì trở lại.

6. Kỹ thuật nhân giống

– Bạn tiến hành nhân giống khi sang chậu. Phương pháp nhân giống ở đây chính là tách chiết kết hợp.

Xem Thêm  Cách trồng lan Mokara trong chậu tại nhà

– Cách nhân giống cây hoa lan cụ thể như sau:

  • Bạn tách hoa lan thành các khóm nhỏ, mỗi khóm chừng 2-3 cây lan.
  • Trong mỗi khóm lan phải đảm bảo có một cây tơ cùng 1 cây cho hoa.
  • Cắt bỏ lá già, héo, rễ thối, hư.
  • Đổ bỏ chất trồng cũ, thay chất trồng mới vào chậu.

Cách trồng lan hài cực dễ cho người mới chơi lan-5

7. Phòng trừ sâu bệnh cho cây lan hài

Phòng trừ sâu bệnh là một khâu cực kì quan trọng, đảm bảo cách trồng lan hài của bạn đạt hiệu quả, năng suất cao và ổn định.

– Thường thì lan hài sẽ gặp một số bệnh như nhện đỏ hoặc rệp bột. Trong những trường hợp này, hãy dùng thuốc chống côn trùng loại Dimethoate để xịt 1-2 lần/ tháng.

– Nếu cây bị thối gốc, úng rễ, nhiễm nấm, bạn hãy dùng Orthocide hoặc Benomyl 1 lần/ tháng.

8. Kỹ thuật chăm sóc khi hoa lan tàn

Khi hoa lan tàn, bạn hãy cắt bỏ toàn bộ những cành hoa cũ nằm ở đỉnh cây.

Những lưu ý khi trồng cây lan hài

– Bạn không nên đặt cây tại những môi trường có các nguồn nhiệt không mấy thuận lợi cho chúng như máy điều hòa, quạt điều hòa,…

– Luôn đảm bảo cấp ẩm đầy đủ cho cây nhằm tránh tình trạng lá cây bị mềm, thân cây kém phát triển.

>>> Xem thêm: Cách trồng rau cải cúc trong thùng xốp tại nhà

Hi vọng với cách trồng lan hài cơ bản như trên sẽ giúp bạn tạo được cả một vườn lan hài xinh xắn, lôi cuốn cho riêng mình. Hãy chia sẻ những bí kíp này với người thân, bạn bè của bạn nếu có thể. Chúc bạn thành công!

Bài Liên Quan: