Hướng dẫn cách nuôi chim sâu xanh chuẩn nhất

Chim sâu xanh hay còn gọi là chim chích bông, đây là một loài chim rất quen thuộc của người nông dân Việt Nam! Bạn có thể bắt gặp chúng ở rất nhiều nơi, bất kỳ nơi đâu, đặc biệt là vào mỗi mùa lúa chín chúng thường xà xuống để bắt sâu. Cách nuôi loài chim này không hề khó, chỉ cần bạn nắm rõ một vài đặc điểm của chúng thì việc nuôi sẽ đơn giản rất nhiều. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn biết thêm về cách nuôi chim sâu xanh, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu chim sâu xanh

Hướng dẫn cách nuôi chim sâu xanh chuẩn nhất-1

1. Nguồn gốc chim sâu

Chim sâu còn có tên gọi khác là chim chích bông, là một dòng chim có kích thước nhỏ nhưng rất giỏi trong việc bắt sâu trên cái cánh đồng ruộng lúa của nông dân. Mặc khác chim sâu còn được rất nhiều người nuôi để làm chim cảnh bởi tiếng hót của chúng khá hay.

Dòng chim sâu này là một họ nhỏ thuộc bộ Sẻ. Hiện nay có khoảng 44 – 48 loài chim sâu đang sinh sống và phân bố khắp mọi nơi trên thế giới.

2. Đặc điểm chim sâu

Đặc điểm của chim xanh có kích thước khá nhỏ, tỷ lệ phần đầu – thân – đuôi rất cân đối. Khi trưởng thành chim sâu nặng từ 5 – 12 gram, chiều dài cơ thể khoảng 10 -18cm. Phần đầu tròn to và đen nhánh.

Chiếc mỏ ngắn, nhỏ nhưng rất nhọn và cứng, vì vậy việc tìm kiếm mồi của chim sâu rất nhanh nhẹn. Cùng với chiếc lưỡi dài hình ống nhọn, với chiếc lưỡi này giúp chim sâu hot hay và trong hơn.

Xem Thêm  Thứ tự xem phim của Vũ trụ điện ảnh Marvel chuẩn nhất

Bộ lông của chim sâu rất dài, chúng được phân chia thành 2 lớp. Lớp lông bên trong có đặc điểm là mềm và rất mượt. Còn lớp lông bên ngoài dài và dày, tạo nên một bộ lông rất đẹp và bóng mượt.

Điểm nổi bật của chim sâu đực và chim sâu cái thì phần màu lông trên đỉnh đầu chim đực có màu đỏ hoặc màu đen (tùy theo từng dòng và nơi sinh sống của chim sâu).

3. Đặc tính của chim sâu

Hướng dẫn cách nuôi chim sâu xanh chuẩn nhất-2

Mặc dù chim sâu có kích thước rất nhỏ nhưng chúng vô cùng nhanh nhẹn và hoạt bát. Khả năng bay nhảy của chim sâu rất linh hoạt, chỉ cần một tiếng động nhẹ chim sâu có thể nhận biết được nguy hiểm đang rình rập chúng.

Ngoài khả năng bắt sâu siêu tài cùng giọng hót trong và cao của chim sâu. Chúng còn sở hữu đôi mắt tinh anh, có thể nhìn thấy nguy hiểm dù ở rất xa. Hệ tiêu hóa của chim sâu có cấu tạo rất đặc biệt, chim sâu có thể ăn bắt kỳ loại sâu nào dù có độc hay không.

Một điều đặc biệt ở chim sâu mà những loài chim khác không làm được, đó là việc chim sâu mang song thai, vừa trống vừa mái.

4. Tập tính sinh sản của chim sâu

Thường chim sâu sinh sản quanh năm trong năm, nhất vào mùa xuân và đầu mùa hạ. Khi sinh sản, chim sâu sẽ làm tổ trên cái cành cây cao hoặc trên gác mái nhà. Tổ của chim sâu được cấu tạo từ rơm, cành cây khô nhỏ, lá cây khô,… tạo hình tổ chim hình bọng.

Mỗi lẫn sinh sản, chim sâu đẻ từ 1 – 4 trứng. Trứng chim sâu được chim mẹ và chim bố ấp trong khoảng thời gian từ 10 – 12 ngày. Sau khi ấp thành công, trứng chim sâu sẽ trở thành chim sâu non.

Chim sâu non mới nở thường chưa mở mắt được và không có lông. Vì thế chúng chỉ được di chuyển trong tổ mà chờ bố mẹ đang thức ăn tìm kiểm về mớm. Khoảng 15 ngày thì chim sâu non sẽ mọc lông đầy đủ, lúc này chim sâu non được học các kỹ năng sinh tồn từ bố mẹ và có thể rời tổ để tự tìm kiếm thức ăn.

Xem Thêm  Cách nói chuyện với bạn trai mới quen qua điện thoại mãi không chán

Phân loại chim sâu

Hướng dẫn cách nuôi chim sâu xanh chuẩn nhất-3

1. Chim sâu đầu đỏ

Tên khoa học là Dicaeum trochileum. Loài chim sâu đầu đỏ này bắt nguồn từ Indonesia, phân bố rộng rãi ở các khu rừng ngập mặn, nhiệt đới ẩm hoặc vùng cận nhiệt đới. Loài chim sâu này có màu đỏ rực nổi bật ở phần đầu và cổ cho cả chim trống và chim mái.

2. Chim sâu xanh

Đây là dòng chim phổ biến và phân bố khắp mọi miền đất nước. Chim sâu xanh được miêu tả là bạn đồng hành của người nông dân. Chúng giúp bà con bắt những loài côn trùng gây hại cho mùa màng.

Toàn bộ cơ thể của chim sâu có màu lông xanh non giống màu xanh của lúa mạ. Phần lông cánh và lông đuôi khá ứng và pha ít màu đen thể hiện sự mạnh mẽ và huyền bí của loài chim sâu xanh.

3. Chim sâu ngực đỏ

Tên khoa học Dicaeum ignipectus. Loài chim này có phần đầu màu nâu đen, ngực màu đỏ cam và có một sọc đen chính giữa ngực. Phần cánh và đuôi pha lẫn chút mày đen xanh. Loài chim sâu ngực đỏ này thường sinh sống chủ yếu ở các khu vực Nam Á và Đông Nam Á.

4. Chim sâu vàng

Tên khoa học Dicaeum aureolimbatum. Loài chim này có đặc tính khá giống với chim sâu xanh, tuy nhiên phần hông và má của chúng có mày vàng tươi rất nổi bật và đẹp. Loài chim này phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á.

Hướng dẫn cách nuôi chim sâu xanh chuẩn nhất

Hướng dẫn cách nuôi chim sâu xanh chuẩn nhất-4

1. Thức ăn

Thức ăn của chim sâu chủ yếu là sâu quy, cào cào non và trứng kiến, bên cạnh đó bạn hãy cho chim ăn thêm cám.

Lồng nuôi cần có 2 cóng thức ăn, 1 cóng đựng cám và 1 cóng đựng sâu khô, ngoài ra cần có 1 cóng đựng nước riêng nữa nhé! Mỗi ngày cho chim ăn khoảng 1/3 cóng sâu khô kết hợp cào cào non, trứng kiến.

Xem Thêm  Hình nền màu đen đẹp chất cho máy tính

2. Lồng nuôi

Lồng nuôi chim sâu xanh nên sử dụng từ vật liệu bằng tre hoặc nứa. Lồng nuôi cần phải có đủ cóng nước và cóng thức ăn và giá để chim sâu xanh đậu. Khi nuôi chim sâu xanh, bạn nên để lồng nuôi chim ở những nơi thoáng mát, có ánh nắng nhẹ chiếu vào.

Tốt nhất là để lồng chim ở cành cây trong sân vườn. Để tránh nắng mưa cũng như gió lạnh, bạn nên dùng một tấm vải nhung màu đen hoặc màu đỏ để che xung quanh lồng chim lại.

3. Chọn giống nuôi

Tùy theo mục đích nuôi chim sâu xanh thế nào mà việc lựa chọn giống nuôi hoàn toàn khác nhau. Nếu bạn nuôi chim sâu để chơi cảnh thì tốt nhất nên chọn chim sâu xanh trống. Bởi giọng hót của chúng khá mạnh mẽ và hay, trong cao.

Nếu bạn nuôi chim sâu xanh để bán và mục đích nhân giống sinh sản thì hãy chọn giống chim sâu xanh mái. Bởi thịt của chim sâu xanh mái khá nhiều mà ngọt. Khả năng sinh sản của chim sâu xanh khá nhanh.

4. Kỹ thuật nuôi chim sâu xanh

Đối với chim sâu xanh non, bạn nên tỉ mỉ chăm sóc hơn. Bởi lúc này chim còn khá yếu để sinh tồn, bạn hãy bón thức ăn và cho chúng uống nước thường xuyên.

Khi chúng lớn hơn, bạn hãy phơi nắng và tắm rửa chim sâu mỗi ngày 1 lần. Không quên vệ sinh lồng nuôi mỗi ngày nhé. Cách làm này giúp chim phát triển một cách tốt nhất, tránh bệnh tật liên quan.

Xem thêm: Cách nuôi chim quốc (cuốc) bổi đúng cách nhất

Bên trên là cách nuôi chim sâu xanh chi tiết, quý bạn hãy tham khảo và áp dụng cho bản thân trong cách nuôi và chăm sóc loài chim nhỏ nhắn nhưng tiếng hót vô cùng trong, cao. Chim sâu xanh được mọi người vi vo rằng là người bạn đồng hành của bà con nông dân. Chúng giúp họ bắt nhiều loại sâu phá hại mùa màng của nông dân. Chúc bạn thành công với cách nuôi chim sâu xanh bên trên nhé.

Bài Liên Quan: